Đề ôn thi môn Vật lý Lớp 12 - Học kỳ II (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 6670
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi môn Vật lý Lớp 12 - Học kỳ II (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_mon_vat_ly_lop_12_hoc_ky_ii_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề ôn thi môn Vật lý Lớp 12 - Học kỳ II (Có đáp án)

  1. HỌ TÊN HỌC SINH: Lớp: Số TT: A.ĐỀ KIỂM TRA I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng nào sau đây? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Hiện tượng tự cảm. C. Hiện tượng cộng hưởng điện. D. Hiện tượng từ hóa. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Điện trường tĩnh là điện trường có các đường sức điện xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. B. Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức điện là các đường cong kín. C. Từ trường tĩnh là từ trường do nam châm vĩnh cửu đứng yên sinh ra. D. Từ trường xoáy là từ trường có các đường sức từ là các đường cong kín. Câu 3: Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li? A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn. Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về ánh sáng đơn sắc. A. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng có màu sắc xác định trong mọi môi trường. B. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng có tần số xác định trong mọi môi trường. C. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng không bị tán sắc. D. Ánh sáng đơn sắc ℓà ánh sáng có bước sóng xác định trong mọi môi trường. Câu 5: Trong hiện tượng giao thoa với khe Y-âng, khoảng cách giữa hai nguồn ℓà a, khoảng cách từ hai nguồn đến màn ℓà D, x ℓà khoảng cách từ O đến vân sáng ở M. Hiệu đường đi được xác định bằng công thức nào trong các công thức sau: ax ax 2ax aD A. d2 - d1 = . B. d2 - d1 = . C. d2 - d1 = . D. d2 - d1 = . D 2D D x Câu 6 Quang phổ ℓiên tục được ứng dụng để: A. đo cường độ ánh sáng. B. xác định thành phần cấu tạo của các vật. C. đo áp suất. D. đo nhiệt độ. Câu 7: Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây? A. Bức xạ nhìn thấy. B. Tia tử ngoại. C. Tia X. D. Tia hồng ngoại. Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải của tia X? A. Tính đâm xuyên mạnh. B. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm. C. Iôn hóa không khí. D. Gây ra hiện tượng quang điện. Câu 9. Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện  0, công thoát A, hằng số Planck h và vận tốc ánh sáng c là hA A c hc A.  0 = B.  0 = C.  0 = D.  0 = . c hc hA A Câu 10. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
  2. A. bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng B. giải phóng êlectron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng C. giải phóng êlectron khỏi một chất bằng cách bắn phá iôn vào chất đó D. giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn khi chiếu sáng thích hợp vào chất bán dẫn đó. Câu 11 . Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây ? A. Ánh sáng đỏ B. Ánh sáng lục C. Ánh sáng lam D. Ánh sáng chàm. Câu 12. Nguyên tử Hiđrô đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng cơ bản thì hấp thụ một photon có năng lượng ε = EN – EK. Khi đó nguyên tử sẽ: A. Chuyển thẳng từ K lên N. B. chuyển dần từ K lên L rồi lên N. C. không chuyển lên trạng thái nào cả. D. chuyển dần từ K lên L, từ L lên M, từ M lên N. Câu 13. Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây ? A. Độ đơn sắc cao B. Độ định hướng cao C. Cường độ lớn D. Công suất lớn. 235 Câu 14 : Trong nguyên tử đồng vị phóng xạ 92U có: A. 92 electron và tổng số proton và electron là 235 B. 92 proton và tổng số proton và electron là 235 C. 92 proton và tổng số proton và nơtron là 235 D. 92 proton và tổng số nơtron là 235 Câu 15 Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân A. có thể âm hoặc dương. B. càng lớn, thì càng kém bền vững. C. càng nhỏ, thì càng bền vững. D. càng lớn, thì càng bền vững. Câu 16. Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào đúng với nội dung của định luật phóng xạ? (với m0 là khối lượng của chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t,  là hằng số phóng xạ). 1 A. m m.e t . B. m m .e t . C. m m. et . D. m m .e t . 0 0 0 2 0 Câu 17 . Năng lượng của phôtôn là 2,8.10 -19J. Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34J.s ; vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s. Bước sóng của ánh sáng này là A. 0,45 mB. 0,58 mC. 0,66 mD. 0,71 m.   Câu 18. Trong nguyên tử hiđrô mức năng lượng ứng với quỹ đạo dừng thứ n được cho bởi: 13,6 En = - eV . Năng lượng ứng với vạch phổ H là: n2  A. 2,55 eV B. 13,6 eV C. 3,4 eV D. 1,9 eV. 23 -1 238 Câu 19: Biết số Avôgađrô là 6,02.10 mol , khối lượng mol của hạt nhân urani 92U là 238gam / 238 mol. Số nơtron trong 119 gam urani 92U là : 25 25 A. 2,2.10 25 hạt B.1,2.10 hạt C 8,8.10 hạt D. 4,4.10 25 hạt . 4 7 Câu 20. Hạt nhân hêli (2 He) có năng lượng liên kết là 28,4MeV; hạt nhân liti (3 Li) có năng lượng 2 liên kết là 39,2MeV; hạt nhân đơtêri (1 D) có năng lượng liên kết là 2,24MeV. Hãy sắp theo thứ tự tăng dần về tính bền vững của chúng: A. liti, hêli, đơtêri. B. đơtêri, hêli, liti. C. hêli, liti, đơtêri. D. đơtêri, liti, hêli.
  3. Câu 21. Một mạch dao động LC gồm cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 0,4 mH và tụ có điện dung C = 4 pF. Chu kì dao động riêng của mạch dao động là: A. 2,512 ns. B. 2,512 ps. C. 25,12 μs. D.0,2513 μs. Câu 22: Chiết suất tỉ đối của kim cương đối với nước là 1,8; chiết suất tuyệt đối của nước đối với 4 ánh sáng màu lục là ; bước sóng của ánh sáng màu lục trong chân không là 0,5700 m. Bước 3 sóng của ánh sáng màu lục trong kim cương là A. 0,2375 m. B. 0,3167 m. C. 0,4275 m.D. 0,7600 m. Câu 23: Thực hiện giao thoa ánh sáng qua khe Y-âng với a = 2mm, D =1m, nguồn S phát ra ánh sáng có bước sóng  = 0,5μm. Bề rộng giao thoa trên màn qua sát ℓà 2cm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối thứ 7 ở hai bên vân sáng trung tâm ℓà bao nhiêu? A. 2,875mm. B. 12,5mm. C. 2,6mm. D. 11.5mm. Câu 24: Biết khối lượng của hạt nhân U238 là 238,00028u, khối lượng của prôtôn và nơtron là 2 238 mP=1.007276U; mn = 1,008665u; 1u = 931 MeV/ c . Năng lượng liên kết của Urani 92 U là bao nhiêu? A. 1400,47 MeV B. 1740,04 MeV C.1800,74 MeV D. 1874 MeV Câu 25: Chiếu sáng hai khe Yâng bằng hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng  1 = 0,6μm và  2 = 0,5μm. Biết a = 2mm, D = 2m. M và N ℓà hai điểm trên màn đối xứng qua vân sáng trung tâm với MN = 15mm. Số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm có được từ M đến N ℓà A. n = 5. B. n = 25. C. n = 4. D. n = 20. Câu 26. Một tấm kim ℓoại có giới hạn quang điện 0 = 0,6 μm, được chiếu sáng bởi bức xạ đơn sắc có bước sóng  = 0,5 μm. Hãy xác định vận tốc cực đại của e quang điện. A. 3,82.105m/s B. 4,57.105 m/s C. 5,73.104m/s D. Hiện tượng quang điện không xảy ra. Câu 27: Khi elêctrôn ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi 2 En 13,6 / n (eV), với n N *. Một đám khí hiđrô hấp thụ năng lượng chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao nhất là E3 (ứng với quỹ đạo M). Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra là A. 27/8. B. 32/5. C. 32/27. D. 32/3. 27 30 Câu 28 Cho phản ứng hạt nhân 13Al 15 P n , khối lượng của các hạt nhân là m α = 4,0015u, mAl 2 = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931Mev/c . Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu? A. Toả ra 4,275152MeV. B. Thu vào 2,67197MeV. C. Toả ra 4,275152.10-13J. D. Thu vào 2,67197.10-13J. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3. điểm) Bài 1: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 880pF và cuộn cảm L = 20μH. Bước sóng điện từ mà mạch thu được là bao nhiêu mét? Bài 2 . Một bức xạ điện từ có bước sóng  = 0,2.10-6m. Tính năng lượng của photon bức xạ đó. ( Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34J.s ; vận tốc của ánh sáng trong chân không là c = 3.108m/s.)
  4. Bài 3 Cho bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất 0,53.10-10 m. Bán kính quỹ đạo Bo thứ năm bằng bao nhiêu? Bài 4 Một lượng chất phóng xạ sau 12 năm thì còn lại 1/16 khối lượng ban đầu của nó. Chu kì bán rã của chất đó là bao nhiêu? Bài 5 : Trong thí nghiệm Y-âng, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45μm, khoảng cách giữa hai khe ℓà a = 0,45mm. Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe đến màn ℓà bao nhiêu? 60 Bài 6 :Hạt nhân 27 Co có khối lượng là 59,919u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối 60 lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân 27 Co là B. ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN: Bài 1:  2 c L.C 250(m) . hc Bài 2  9,9375.10 19 (J ) .  2 9 Bài 3: r r0.n 1,325.10 (m) . m 1 1 1 t t 12 Bài 4: Ta có = = n. T = = 3 năm . n 4 m0 2 16 2 T n 4 D Bài 5 x k.5. D 0.5(m) . 5 a Bài 6 : m 27mp 33mn mCo 0.5625u