Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Mã đề 605 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

doc 4 trang thungat 1830
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Mã đề 605 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tap_huan_thi_thpt_quoc_gia_nam_2017_mon_lich_su_ma_de_605.doc

Nội dung text: Đề tập huấn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử - Mã đề 605 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài:50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề 605 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kí Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) với Pháp chứng tỏ A. sự thoả hiệp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. sự suy yếu của lực lượng cách mạng. C. sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao. D. sự đúng đắn và kịp thời của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Câu 2: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1945 – 1954), thắng lợi trong chiến dịch nào giúp quân dân Việt Nam giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ? A. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 3: Đánh giá nào là đúng đắn nhất khi nhận định về vai trò của giai cấp công nhân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam? A. Là lực lượng cách mạng đông đảo, nắm vai trò lãnh đạo của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. B. Là lực lượng xã hội tiên tiến, đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, là một động lực và có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng. C. Là lực lượng có trình độ cao nhất, có kỉ luật cao, có khả năng lãnh đạo cách mạng. D. Là lực lượng có tinh thần cách mạng triệt để, có sức lôi cuốn nông dân, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ và có khả năng lãnh đạo cách mạng. Câu 4: Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946? A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn. B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại. C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội). Câu 5: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có điểm gì mới so với phong trào dân tộc dân chủ 1930 – 1931? A. Giai cấp công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh mạnh mẽ. B. Là cuộc diễn tập chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. C. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương cụ thể cho hoàn cảnh mới. D. Kết hợp hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp với bí mật bất hợp pháp. Câu 6: Cho dữ kiện lịch sử sau: 1) Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản. 2) Thành lập Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp. 3) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Thượng Hải. 4) Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva. Cách sắp xếp dữ kiện trên theo đúng trình tự thời gian là A. 2,3,1,4. B. 3,2,4,1. C. 1,4,2,3. D. 4,1,3,2. Câu 7: Trong những năm 60 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế Nhật Bản có sự phát triển như thế nào? A. Phát triển nhanh chóng. B. Phát triển nhảy vọt. C. Phát triển mạnh mẽ D. Phát triển “thần kì”. Câu 8: Chỉ thị của Đảng ta được đưa ra trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là A. “Toàn dân kháng chiến”. B. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. C. “Kháng chiến kiến quốc”. D. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu 9: Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc” là thực hiện chủ trương A. tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. B. tập trung vào xây dựng chính quyền mới. Trang 1/4 - Mã đề 605
  2. C. tranh thủ thời gian hòa bình để xây dựng đất nước. D. tập trung lực lượng để đối phó với nội phản trong nước. Câu 10: Thách thức lớn nhất của Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì? A. Sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đầu tư. B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới. C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. D. Sự chênh lệch về trình độ. Câu 11: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là A. thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam. B. góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới, thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển. C. đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho phong trào cách mạng về sau. D. cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Câu 12: Sự kiện nào được xem là khởi đầu chính sách chống Liên Xô của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Học thuyết Truman ra đời. B. Thành lập khối NATO. C. Thành lập khối ANZUS. D. Kế hoạch Mác xan ra đời. Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam? A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”. D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Câu 14: Địa danh nào được chọn làm thủ đô khu giải phóng Việt Bắc? A. Tân Trào (Tuyên Quang). B. Pác Bó (Cao Bằng). C. Chiêm Hóa (Tuyên Quang). D. Hòa An (Cao Bằng). Câu 15: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Các nước phương Tây. B. Mĩ, Anh và Liên Xô. C. Các nước Đông Âu. D. Anh và Pháp. Câu 16: Bước sang giai đoạn 1951 – 1953, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp có chuyển biến như thế nào? A. Chuyển sang thế phòng ngự, bị động trên chiến trường chính Bắc Bộ. B. Tiếp tục giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. C. Liên tiếp thất bại trên các mặt trận. D. Được đẩy mạnh nhờ sự giúp đỡ của Mĩ. Câu 17: Chủ trương cải cách - mở cửa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được khởi đầu tại A. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (9 - 1976). B. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (12/1978). C. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987). D. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XII (9/1982). Câu 18: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương (1945 – 1954), nội dung nào sau đây không nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi? A. Thành lập vành đai trắng bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ. B. Ra sức phát triển nguỵ quân để xây dựng quân đội quốc gia. C. Tiến hành chiến tranh tổng lực. D. Thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La). Câu 19: Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954), thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava nhằm mục đích gì? A. Kết thúc chiến tranh trong danh dự. B. Chuyển bại thành thắng. C. Xoay chuyển cục diện chiến trường ở Đông Dương. D. Tạo thế và lực cho đấu tranh ngoại giao. Câu 20: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế trong thời kì Chiến tranh lạnh là A. đối lập gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. B. tránh xung đột trực tiếp quân sự giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. C. đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa tất cả các quốc gia. Trang 2/4 - Mã đề 605
  3. Câu 21: Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, nhân dân Việt Nam đã buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng ra những địa bàn nào? A. Điện Biên Phủ, Thàkhẹt, Plâyku, Luôngphabang. B. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang. C. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Sầm Nưa. D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luông Phabang. Câu 22: Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức. B. tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập. C. thực hiện chủ trương “vô sản hóa”. D. ra báo Thanh niên, cử hội viên đi học ở Trung Quốc và Liên Xô. Câu 23: Đặc điểm nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì? A. Xây dựng được lực lượng chính trị đông đảo, hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú. B. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng Cộng sản được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân. C. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao. D. Quy mô rộng lớn, hình thức phong phú, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Câu 24: Khẩu hiệu nào do Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu lên trong chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Tiêu diệt hết quân địch ở Điện Biên Phủ. B. Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. C. Điện Biên Phủ thành mồ chôn giặc Pháp. D. Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch. Câu 25: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. các tập đoàn, tổ hợp quân sự có trình độ tập trung tư bản cao, có sức cạnh tranh lớn. B. lợi dụng chiến tranh để làm giàu. C. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú; lao động đông, trình độ cao. D. áp dụng hiệu quả thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Câu 26: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang A. thế đối đầu, dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh. B. thế đối đầu, đẩy mạnh chiến tranh mở rộng lãnh thổ. C. thế liên minh, hợp tác phân chia thế giới. D. thế phòng thủ, ra sức lôi kéo các nước đồng minh về phía mình. Câu 27: Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức quần chúng nhân dân mít tinh nhằm “biểu dương” lực lượng, đưa yêu sách đòi quyền tự do dân sinh dân chủ. Đó là hoạt động của phong trào hoặc cuộc đấu tranh nào? A. Cuộc Mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động tại khu Đấu Xảo (1 – 5 – 1938) B. Phong trào “đón rước” Gôđa và Brêviê (1937). C. Cuộc vận động bầu cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì (1938). D. Phong trào Đông Dương Đại hội (6 – 1936). Câu 28: “Người Việt Nam ta giữ vững trong tim lời thề Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam” Những câu hát trên của nhạc sĩ Xuân Oanh nói về sự kiện nào? A. Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. B. Giải phóng thu đô. C. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Câu 29: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) trong hoàn cảnh nào? A. Pháp là nước bại trận, bị tổn thất nặng nề. B. Pháp là nước bại trận, phải đền bù chiến phí. C. Pháp là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí. D. Pháp là nước thắng trận, bị tổn thất nặng nề. Trang 3/4 - Mã đề 605
  4. Câu 30: Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam thời kì 1919 – 1925 so với các giai đoạn trước là gì? A. Các cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tự phát, chưa thể hiện ý thức chính trị, ý thức giai cấp. B. Chưa có sự liên lạc với nông dân đấu tranh. C. Mang tính chất tự phát, nặng về mục tiêu kinh tế. D. Hình thức bãi công phổ biến, quy mô lớn, thời gian dài hơn. Câu 31: Đáp án nào sau đây là đúng nhất về những tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc? A. WB, INTERPOL, UNFA, ARF. B. WHO, IAEA, UEFA, WB. C. UNESCO, IMF, WHO, UNICEF. D. WTO, FAO, UNICEF, TPP. Câu 32: Mục đích của đế quốc Mĩ khi kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” (12/1950) là gì? A. Xóa bỏ chính phủ bù nhìn Bảo Đại. B. Giúp đỡ Pháp thực hiện kế hoạch Bôlae, tiến hành chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”. C. Viện trợ quân sự để thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve. D. Viện trợ quân sự, kinh tế, tài chính cho Pháp, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. Câu 33: Điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế trung bình hoặc phát triển. B. Từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN. C. Từ các nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập. D. Từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng. Câu 34: Một trong những nguyên nhân khác biệt dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản so với Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. lao động có trình độ kĩ thuật cao. B. chi phí quốc phòng thấp C. sự lãnh đạo, điều tiết hiệu quả của Nhà nước. D. tận dụng tốt điều kiện khách quan thuận lợi. Câu 35: Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì để giải quyết nạn “mù chữ” sau Cách mạng tháng Tám 1945? A. Thành lập Nha Bình dân học vụ. B. Xây dựng nhiều trường học. C. Xoá bỏ văn hoá thực dân nô dịch phản động. D. Thực hiện cải cách giáo dục. Câu 36: Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau khi giải quyết xong “vấn đề A. Biển Đông”. B. Campuchia”. C. nhân quyền”. D. Việt Nam”. Câu 37: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là A. báo Người cùng khổ B. báo Búa liềm. C. báo Thanh niên. D. báo Sự thật Câu 38: Thuận lợi nào là cơ bản nhất đối với cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Phong trào cách mạng thế giới phát triển sau chiến tranh. B. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. C. Cách mạng có Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. D. Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ. Câu 39: Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo là A. xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân và tiểu tư sản. B. xác định vai trò lãnh đạo của cách mạng Đông Dương là Đảng Cộng sản Việt Nam. C. xác định hai nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến. D. xác định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm cách mạng ruộng đất. Câu 40: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp rất hạn chế phát triển công nghiệp nặng? A. Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp. B. Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc. C. Để cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp. D. Do phải đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 605