Đề tham khảo học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8

docx 3 trang thungat 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề tham khảo học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ĐỀ KHẢO SÁT HSG NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài : 90 phút Câu1: Hãy tìm mối liên hệ giữa các từ: non, nước, suối, núi và Sơn Hà trong bài thơ “Pác Bó hùng vĩ” của Bác Hồ: Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê Nin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà. Câu2: Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có đoạn: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội Tiếng chim ca giấc ngủ tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? (Ngữ văn lớp 8 – Tập II) a/ Nếy thay từ “chết” bằng từ “tắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mặt trời gay gắt” Thì câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Có nên thay đổi không? Vì sao? b/ Tìm những câu nghi vấn có trong đoạn thơ. Những câu nghi vấn đó có tác dụng gì? Câu 3: Suy nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao qua đoạn trích sau: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay : - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! - Cụ bán rồi ? - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.Tôi hỏi cho có chuyện : - Thế nó cho bắt à ? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc - Khốn nạn Ông giáo ơi ! Nó có biết gì đâu ! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết ! Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !
  2. Tôi an ủi lão : - Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. Lão chua chát bảo : - Ông giáo nói phải ! Kiếp cho chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn [ ]Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm nhó đến ; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó Việc thứ hai : Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào : con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được ; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt : lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả Tôi bật cười bảo lão : - Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ? - Không, ông giáo ạ ! ¡n mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ? - Ðã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả.Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ? Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi : - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ? Lão cười nhạt bảo : - Ðược ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy Thế nào rồi cũng xong. Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi : - Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ? Chính con mình cũng đói. Chao ôi ! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất. Tôi biết vây, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão cứ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần ”