Đề tham khảo kì thi THPT năm 2019 môn Lịch sử Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

doc 7 trang thungat 2830
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo kì thi THPT năm 2019 môn Lịch sử Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_ki_thi_thpt_nam_2019_mon_lich_su_lop_12_de_3_co.doc

Nội dung text: Đề tham khảo kì thi THPT năm 2019 môn Lịch sử Lớp 12 - Đề 3 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI THPTQG NĂM 2019 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 3 MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: MÔN LỊCH SỬ Câu 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là A. quốc gia độc lập, chủ quyền nhưng phụ thuộc vào nhà Thanh. B. quốc gia phong kiến nửa thuộc địa. C. quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền. D. quốc gia bị một số nước phương Tây chia xẻ. Câu 2. M.Ganđi đã kêu gọi nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp nào trong những năm 1918 – 1922? A. Bạo lực. B. Hòa bình kết hợp bạo lực. C. Hòa bình, không sử dụng bạo lực. D. Đấu tranh chính trị đòi quyền dân chủ. Câu 3. Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất để lập nên các đồn điền trồng lúa, cà phê, là chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp. B. Công nghiệp chế biến. C. Nông nghiệp trồng lúa D. Nông nghiệp Câu 4. Phương pháp đấu tranh mà Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939 đề ra là: A. bí mật, bất hợp pháp. B. hợp pháp. C. nửa hợp pháp. D. hợp pháp và nửa hợp pháp. Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào? A. Công nghiệp C. Tài chính ngân hàng B. Nông nghiệp D. Thương nghiệp Câu 6. Năm 1969, nước Mĩ đã đạt được những thành tựu khoa học - kĩ thuật là A. Đưa con người lên thám hiểm mặt trăng B. Phát minh và chế tạo máy tính điện tử đầu tiên C. Phóng thành công tàu vũ trụ, đưa con người lên thám hiểm không gian vũ trụ D. Công bố "bản đồ gen người", mở ra một chương mới trong khoa học và y học.
  2. Câu 7. Loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965 là A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”. B. Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". C. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ”. D. Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”. Câu 8. Khi quân Pháp vừa tiến công Việt Bắc trong thu - đông 1947, Đảng ta đã ra quyết định nào A. Toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp B. Sắm vũ khí, đuổi thù chung. C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp. D. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Câu 9. Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở đâu? A. Miền Bắc Việt Nam B. Trên toàn Đông Dương. C. Miền Nam Việt Nam. D. Chiến trường Việt Nam. Câu 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào? A. Có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước. B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. C. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. D. Có vai trò chủ chốt để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 11. Đường lối đổi mới được Đảng ta đề ra từ khi nào? A. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV (12-1976) B. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12-1986) C. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (3-1982) D. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (6-1991) Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Hình thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. B. Hình thành trật tự “hai cực” Ianta. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. D. Hệ thống tư bản chủ nghĩa suy yếu. Câu 13. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt đầu tiên của A. Liên minh công – nông và mặt trận dân tộc thống nhất. B. Mặt trận dân tộc thống nhất C. Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945). D. Quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) Câu 14. Khu vực nào được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta? A. Châu Á, Châu Phi. B. Châu Á, châu Âu. C. Châu Âu, châu Mĩ D. Toàn thế giới Câu 15. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đa tác động trực tiếp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
  3. A. Chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 B. Các thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 C. Chiến thắng Điện Biên Phủ. D. Các thắng lợi trên chiến trường Lào cuối năm 1953 – đầu năm 1954. Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu khiến nền kinh tế các nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái trong những năm 1973 – 1991 là gì? A. Chịu tác động từ khủng hoảng của nước Mĩ và B. Bị bao vây bởi hệ thống XHCN lớn mạnh trên thế giới. C. Các nước Tây Âu mất hết thuộc địa ở châu A, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh D. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới bắt đầu từ năm 1973. Câu 17. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới vì A. Mĩ đóng vai trò quyết định thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh. B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. C. Mĩ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. D. Mĩ đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Câu 18. Sắp xếp the các tác phẩm hoặc sự kiện liên quan đến hoạt động của Nguyễn Ái Quốc theo trình tự thời gian: 1. Đường Kách mệnh; 2. Bản án chế độ thực dân Pháp; 3. Bản Yêu sách của nhân dân AnNam;4. Sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. A. 3, 4, 2, 1. B. 2, 3, 1, 4. C. 3, 2, 1, 4. D. 4, 1, 3, 2. Câu 19. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là A. giai cấp tư sản dân tộc B. tầng lớp tiểu tư sản trí thức. C. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. D. giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản. Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ những khó khăn cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945? A. Nạn đói, nạn dốt, hạn hán và lũ lụt. B. Sự chống phá của bọn phản cách mạng Việt Quốc, Việt Cách. C. Quân Pháp quay trở lại xâm lược Nam Bộ. D.Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, thù trong giặc ngoài. Câu 21. Sự kiện trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp là A. Pháp tiến công lực lượng ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. B. Pháp khiêu khích, tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn. C. Pháp đưa quân vào kiểm soát thủ đô Hà Nội. D. Pháp gủi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để chúng giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Câu 22. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) đã có quyết định quan trọng gì? A. Cần sự dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm. B. Tiếp tục đấu tranh chính trị đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.
  4. C. Đấu tranh chính trị đòi Mĩ – Diệm thi hàn Hiệp định Giơnevơ. D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang để giành chính quyền. Câu 23. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian của quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước: 1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước; 2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước; 3. Quốc hội khóa VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội; 4. Hội nghiệp Hiệp thương chính trị được tổ chứctại Sài Gòn. A. 1, 3, 2, 4. B. 2, 3, 4, 1. C. 2, 4, 1, 3. D. 3, 4, 2, 1. Câu 24. Tính chất của phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm cuối thể kỉ XIX là gì? A. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. B. Phong trào nông dân tự phát. C. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản. D. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. Câu 25. Kinh tế Việt Nam đã chuyển biến như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp? A. Xuất hiện nhiều đồn điền tròng lúa, cà phê và cao su do tư bản Pháp làm chủ. B. Kinh tế Việt Nam ít có sự chuyển biến và hầu như không bị lệ thuộc vào tư bản Pháp. C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt nam. D. Xuất hiện một số thành thị và khu công nghiệp hoạt động sầm uất. Câu 26. Điểm mới cơ bản trong phong trào cách mạng thế giới những năm 2 của thế kỉ XX là gì? A. Đảng Cộng sản ra đời và hoạt động ở nhiều nước. B. Chính đảng tư sản lãnh đạo cách mạng ở các nước. C. Phương pháp đấu tranh cách mạng ở các nước thay đổi. D. Khẩu hiệu “đoàn kết vô sản quốc tế” được thực hiện. Câu 27. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu là gì? A. Nền kinh tế XHCN chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần sở hữu. B. Đảng Cộng sản ở các nước Đông Âu phải chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước, thực hiện đa nguyên chính trị. C. Các thế lực chống CNXH ở các nước Đông Âu thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử tự do. D. Chế độ XHCN đã bị sụp đổ ở tất cả cả các nước Đông Âu, kết thúc sự tồn tại của hệ thống XHCN thế giới. Câu 28. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành được độc lập đến nay là gì? A. Trung lập, không can thiệp vào các sự việc bên ngoài. B. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. C. Quan hệ chặt chẽ với Mĩ và các nước lớn, các nước đối tác. D. Ủng hộ các nước XHCN và phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Câu 29. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới sau hàng loạt
  5. các sự kiện, ngoại trừ A. Sự ra đời “học thuyết Trunman”, khởi đầu Chiến tranh lạnh. B. Mĩ viện trợ cho các nước Tâu Âu thông qua “kế hoạc Mácsan”; lôi kéo các nước này thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). C. Các nước Tây Âu thành lập “Khối thị trường chung châu Âu”. D. Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế và Tổ chức Hiệp ước Vácsava. Câu 30. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX? A. Chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929) B. Chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt nam. C. Tuyên truyền sâu rộng lí thuận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản vào Việt Nam. D. Trực tiếp lãnh đạo một số phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Câu 31. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trongnhững năm 1930 – 1931? A. Chia ruộng đất cho dân cày. B. Bãi bỏ thuế thân. C. Xóa nợ cho người nghèo. D. Cải cách ruộng đất. Câu 32. Điểm mới của Hội nghị tháng 5 – 1941 so với Hội nghị tháng 11 – 1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc. B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. Câu 33. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên (năm 1946) ở Việt Nam? A. Củng cố khối đoàn kết toàn dân. B. Góp phần bảo vệ độc lập dân tộc. C. Thực hiện liên minh công – nông. D. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Câu 34. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam là gì? A. Đưa nhân dân lên làm chủ nhiều thôn, xã ở miền Nam. B. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam. C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. D. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 35. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mà đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là do A. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kĩ thuật,
  6. phương tiện chiến tranh của Mĩ. B. được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), quân số đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh phá hoại ra cả miền Bắc. C. được tiến hành bằng lực lược quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ. D. thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực. Câu 36. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của Việt nam trong ASEAN hiện nay? A. Việt Nam là một thành viên đáng tin cậy, có trách nhiệm và tích cực trong ASEAN. B. Góp phần tích cực trong việc thúc đẩy kết nạp các nước còn lại trong khu vực vào Hiệp hội, hình thành một khối ASEAN thống nhất, quy tụ 10 quốc gia ở Đông Nam Á. C. Đảm nhiệm vai trò Chủ tích ASEAN từ năm 2010 đến nay. D. Đóng vai trò tích cực trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015. Câu 37. Cách xác định lực lượng cách mạng như trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) có tác dụng A. phát huy cao độ khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, tập hợp được lực lượng, cô lập cao độ kẻ thù. B. phân hóa, làm suy yếu kẻ thù của dân tộc. C. lôi kéo được đông đảo lực lượng tham gia cách mạng. D. tập hợp giai cấp công nhân đoàn kết với nông dân. Câu 38. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phân giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.” Nội dung trên được trích trong văn kiện hội nghị nào? A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939). C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1940). D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941). Câu 39. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21-7-1954) là gì? A. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. Đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. D. Không vi phạm chủ quyền quốc gia. Câu 40. Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN. B. Thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. C. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ. D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam.
  7. ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ 117 1. C 2. C 3. D 4. A 5. C 6. A 7. B 8. C 9. B 10. C 11. B 12. B 13. C 14. B 15. C 16. D 17. C 18. A 19. D 20. D 21. D 22. A 23. C 24. A 25. C 26. A 27. D 28. B 29. C 30. A 31. D 32. C 33. D 34. D 35. B 36. C 37. A 38. D 39. D 40. A