Đề thi chọb học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Bảo Lộc (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 2410
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọb học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Bảo Lộc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cho_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọb học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Bảo Lộc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT BẢO LỘC KỲ THI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi có 01 trang) Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (8 điểm) Ngày thi: 6/9/2014 Hãy lắng nghe những lời đối thoại về quan điểm sống sau đây: - Xuân Diệu : Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Cho nên : Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm (Vội vàng) Mau với chứ, vội vàng lên với chứ ! Em, em ơi, tình non đã già rồi. (Giục giã) - Nguyễn Ngọc Thuần : “Trong nhịp sống ồn ào, vội vã hôm nay, đôi khi ta cũng cần dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ mong, một chút bình yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi” . (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) - Còn bạn? Hãy thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề trên bằng một bài văn ngắn. Câu 2: (12 điểm) Giá trị nhân đạo trong hai tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. HẾT Họ tên thí sinh Giám thị 1: Ký tên Số báo danh Giám thị 2: Ký tên Trang 1/1
  2. TRƯỜNG THPT BẢO LỘC KỲ THI CHỌN HS GIỎI LỚP 12 NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 6/9/2014 ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM I. Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt. - Có những cách viết sáng tạo, độc đáo. 2. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể viết theo những cách khác nhau miễn là thuyết phục trên cơ sở lập trường tư tưởng sau: cần linh hoạt, ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống, tùy thời điểm và điều kiện mà “sống nhanh” hay “sống chậm” miễn là sống có ích, có ý nghĩa, kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. 3. Biểu điểm - Điểm 7-8 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt. - Điểm 5-6 : đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả. - Điểm 3-4 : đáp ứng được một phần các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1-2: không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 0: không làm bài. * Lưu ý: Trang 1/1
  3. Thí sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý nghĩa vấn đề miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm. - Điểm 0: Hiểu sai đề, diễn đạt kém hoặc hầu như không làm được bài. II. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học, biết kết hợp nhiều thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận để giải quyết vấn đề. - Bố cục rõ ràng, các luận điểm có sức thuyết phục; có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Biết vận dụng kiến thức lí luận Văn học kết hợp với kiến thức về tác giả, tác phẩm để giải quyết một vấn đề lí luận văn học: Cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm văn học và “màu sắc riêng biệt” trong cảm hứng nhân đạo thể hiện sự sáng tạo của nhà văn. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, biết vận dụng kiến thức lí luận, kĩ năng đánh giá để làm sáng tỏ vấn đề song cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1. Giải thích - HS nêu được cách hiểu của mình về cảm hứng nhân đạo: Đó là tình cảm hướng tới con người, bảo vệ quyền làm người của con người. Những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo: + Căm phẫn và tố cáo các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. Trang 1/1
  4. + Thông cảm sâu sắc với những số phận bị vùi dập, khốn khổ. + Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người. + Nói lên ước mơ, khát vọng về quyền sống của con người. 2.2. Bình luận - Điểm giống nhau trong cảm hứng nhân đạo của hai tác phẩm: đều nói về số phận bi thảm của những kiếp người trong xã hội cũ mà tiêu biểu là Chí Phèo, chị em Liên. - “Những sắc thái riêng biệt” trong cảm hứng nhân đạo của hai tác giả qua “Chí Phèo” và “Hai đứa trẻ” + Cùng nói về nỗi khốn khổ, tủi nhục của người dân trước cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng mỗi nhà văn có một cách thể hiện riêng. Nói cách khác, cảm hứng nhân đạo của họ hướng tới những khía cạnh khác nhau của sự khốn cùng, khốn khổ của những kiếp người. + Với “Chí Phèo”: . Nam Cao tập trung hướng tới bi kịch không được làm người, bị tước đoạt mọi quyền sống, quyền được làm người lương thiện. Con người không chỉ khốn khổ vì đói rét mà còn cô đơn, tủi nhục vì không được coi là người, Chí Phèo chỉ là con quỉ dữ của làng Vũ Đại. . Hãy cứu lấy nhân cách và phẩm giá của con người, đó là thông điệp đồng thời là tiếng nói tố cáo, sự thông cảm và cũng là tiếng nói khát khao, ước vọng tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. + Với “Hai đứa trẻ”: Trang 1/1
  5. . Thạch Lam tập trung thể hiện tấm lòng thương xót, cảm thông với những con người nhỏ bé, dường như bị lãng quên trong một phố huyện nghèo nàn, xơ xác, một cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ, nhàm chán và vô nghĩa. Con người chỉ là những cái bóng vật vờ, uể oải, leo lét như những đốm sáng yếu ớt trong màn đêm ở một phố huyện nghèo. Ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu đêm chợt thoáng qua rồi vụt tắt càng làm tăng thêm sự buồn chán, cô đơn của con người và sự u tối, nghèo nàn của phố huyện. . Cảm hứng nhân đạo của Thạch Lam là sự trân trọng con người và những khát vọng rất bình thường của họ, xót thương những kiếp người bé nhỏ nơi phố huyện nghèo. - Từ những sắc thái khác nhau trong cảm hứng nhân đạo của hai tác phẩm, HS rút ra và khẳng định bài học về sự độc đáo, không lặp lại, có phong cách riêng trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. 3. Biểu điểm - Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, cảm thụ sâu sắc, có ý tưởng độc đáo, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, giải quyết vấn đề chưa trọn vẹn nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, không xoáy được trọng tâm, chưa biết chọn lọc và phân tích tốt dẫn chứng, diễn đạt còn lủng củng. Trang 1/1
  6. - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Hiểu sai lạc đề, viết không rõ nội dung hoặc để giấy trắng. * Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống nhất chung về biểu điểm cụ thể. - Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của học sinh và những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự. HẾT Trang 1/1