Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

doc 4 trang thungat 2610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_12_so_gdd.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (3 điểm): Giải thích nhan đề và câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài thơ Tràng giang (Huy Cận). Câu 2 (7 điểm): Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống mà người cha dạy con qua đoạn trích bài thơ Gửi con của Bùi Nguyên Trường Kiên ? “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ đến lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao” (Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009) Câu 3 (10 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục). HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC A.YÊU CẦU CHUNG: - Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; kết cấu bài viết rõ ràng; lập luận chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, cảm xúc. Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức nghị luận và kết hợp nhiều thao tác lập luận để làm bài. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung cơ bản, định hướng, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm, và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh. Đặc biệt, cần chú ý đến tính sáng tạo của từng bài viết, miễn là sự sáng tạo đó hợp lí, có sức thuyết phục, không sai lệch tư tưởng. - Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của bài văn (20,00 – chiết đến 0,50). Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra thang điểm phù hợp, chi tiết. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu Đáp án Điểm Câu 1 Giải thích nhan đề và câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ 3,0đ sông dài” của bài thơ Tràng giang (Huy Cận). Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: - Tràng giang cùng ngữ nghĩa với Trường giang nhưng điệp vần “ang” gợi 1,0đ lên dòng sông vừa dài vừa rộng, tô đậm cảm giác về sự mênh mang, hiu hắt. - Câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”đã thâu tóm linh hồn bài thơ. + Có thể hiểu: Con người bâng khuâng nhớ nhung trước cảnh trời rộng sông dài. Cũng có thể hiểu: Trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài. 1,0đ + Cái độc đáo của câu đề từ là sự giao thoa của hai nghĩa ấy, nó vừa gợi ra bức tranh thiên nhiên vừa là bức tranh tâm trạng. 1,0đ Câu 2 Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống mà người cha dạy con qua đoạn trích bài thơ Gửi con của Bùi Nguyên Trường Kiên ? 7,0đ “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đừng quá buồn. Sẽ đến lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi dừng lại
  3. Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao Hãy ngước lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao” (Bài đăng trên Báo Nhân dân, số 38, ra ngày 20/9/2009) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý sau: - Nêu vấn đề. 0,5đ 1. Hiểu nội dung ý nghĩa đoạn thơ : - Vui – buồn là qui luật của cuộc đời. Vui quá, buồn quá dễ dẫn đến những hành vi không hay. - Thăng tiến bằng mọi giá, thủ đoạn, mất nhân cách đó là điều cực kì không nên. 2,0đ - “Lùi bước” để hiểu mình, để là con người có nhân cách, có văn hóa, trung thực là điều nên làm và cũng không nên sợ không thăng tiến. - Không nên tự cao, tự đại mà phải biết tự đánh giá và nhận ra tài năng, vị trí xã hội của mình còn thua kém nhiều trong bể học mênh mông và vị thế xã hội. 2. Người cha dạy con về lẽ sống, cách sống ở đời từ kinh nghiệm sống - Bình tâm trước những vấn đề được, mất. 2,0đ - Thăng tiến bằng chính tài năng của mình. - Luôn giữ gìn đức độ, nhân cách. 3. Nghệ thuật(*) : người cha gửi con bằng bài thơ với ngôn từ hết sức hàm súc, hình thức độc đáo chứ không không phải bằng bức thư thông 2,0đ thường. - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. 0,5đ
  4. 10đ Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Câu 3 Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục). a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để cảm nhận thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng cần nêu bật nhưng ý sau: - Nêu vấn đề. 1,0đ - Đoạn thơ tập trung vào việc khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến bằng 1,0đ bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực nên hình tượng người lính đậm chất bi tráng. Hình tượng tập thể người lính Tây Tiến: - Là những anh hùng trận mạc thể hiện ở sự vượt lên, xem thường mọi 1,5đ gian khổ, thiếu thốn. - Nhưng họ cũng là những tâm hồn lãng mạn, những trái tim khao khát 1,0đ yêu thương, đầy mơ mộng. - Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, coi cái chết nhẹ 1,0đ tựa lông hồng. 2,0đ - Sự hi sinh của người lính được diễn tả thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. - Nghệ thuật dùng từ Hán Việt, bút pháp lãng mạn 1,5đ - Đánh giá chung. 1,0đ Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt cả yêu cầu kĩ năng và kiến thức HẾT