Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Triệu Sơn 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Triệu Sơn 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_11_nam.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Triệu Sơn 2 (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017 (Đề thi gồm 20 câu, 02trang, MÔN: SINH HỌC 11 mỗi câu 1,0 điểm) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. Vẽ sơ đồ cấu trúc màng sinh chất và cho biết chức năng màng sinh chất. Câu 2. Trong tế bào 2n của người chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. a) Cho biết số cặp nuclêôtit có trong mỗi tế bào ở các giai đoạn sau : - Pha G1 - Pha G2 - Kỳ sau của nguyên phân - Kỳ sau của giảm phân II. b) Quá trình nào xảy ra ở cơ thể người, có sự tham gia của 2 tế bào cùng 1 lúc, mỗi tế bào có 46 crômatit? Câu 3. Nêu điểm khác nhau giữa axit nucleic có trong riboxom, ti thể và trong nhân tế bào. Câu 4. Có 5 tế bào sinh dưỡng của một loài động vật cùng nguyên phân một số lần bằng nhau. Môi trường nội bào đã cung cấp tương đương 1330 nhiễm sắc thể đơn. Trong các tế bào con được tạo thành thì số nhiễm sắc thể được cấu thành hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường là 1140. Xác định bộ NST của loài và số lần nguyên phân của các tế bào. Câu 5. a) Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau hay không? Vì sao? b) Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Câu 6. Nuôi cấy 5.105 tế bào E.coli trong môi trường chứa glucozơ và muối amonium. Sau 300 phút nuôi cấy, ở giai đoạn pha log số lượng E.coli đạt 35.106 tế bào. Thời gian thế hệ là 40 phút. Xác định thời gian phát triển của chủng vi khuẩn này ở pha lag (theo phút). Câu 7. a) Tại sao nói: Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây? b) Nêu đặc điểm của sự thoát hơi nước qua tầng cutin của lá? Câu 8. So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp ở thực vật (vị trí xảy ra, điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm và vai trò). Câu 9. Ở người trưởng thành, trung bình mỗi chu kì tim kéo dài 0,8s. Trong đó thời gian tâm nhĩ co là 0,1s; thời gian tâm thất co là 0,3s; thời gian thời gian giãn chung là 0,4s. Xác định số chu kì tim của người trưởng thành trong 1 giờ và thời gian nghỉ của tâm nhĩ, tâm thất và của cả quả tim (theo phút). 1
- Câu 10. Cho các loài động vật sau: gà, voi, chó, người. Loài nào có nhịp tim nhanh nhất, loài nào có nhịp tim chậm nhất? Tại sao. Câu 11. Cảm ứng là gì? Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật. Câu 12. Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào? Câu 13. Khái niệm hoocmôn thực vật. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật? Câu 14. Tuổi dậy thì có những đặc điểm gì và do tác động của những loại hoocmon nào? Câu 15. Gà và cá đều đẻ trứng; thú và một số loài bò sát đẻ con. Hãy phân biệt các hình thức đẻ trứng và đẻ con này. Câu 16. Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền? Câu 17. Ở 1 loài thực vật 2n, do đột biến đã tạo cơ thể có kiểu gen Aaaa a) Xác định dạng đột biến và giải thích cơ chế hình thành? b) Để gây đột biến dạng nêu trên, cần sử dụng loại hóa chất nào? Và tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào? Câu 18. Một hỗn hợp gồm 3 loại nucleotit U : A : G với tỉ lệ tương ứng là 3 : 4 : 2. Từ hỗn hợp này, người ta tổng hợp một phân tử mARN. Giả sử các nucleotit kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên. Tính xác suất gặp các bộ ba chứa 2A được dùng để mã hóa các axit amin. Câu 19. Có 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường. Xác định số loại tinh trùng ít nhất và nhiều nhất có thể được tạo ra? Giải thích. Câu 20. F1 thu được 100% (A-B-). a) Xác định kiểu gen có thể có của P b) Kiểu hình tương ứng với kiểu gen trên được chi phối bởi quy luật di truyền nào? So sánh các quy luật di truyền đó. Hết 2
- TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2016-2017 (HDC gồm 04 trang: 3,4,5,6) MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 150 phút HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm - Sơ đồ cấu trúc màng sinh chất 0,5 Prôtêin bám màng Lớp Lipit 1 Côlestêrol Prôtein xuyên màng - Chức năng màng sinh chất: + Bao bọc và bảo vệ tế bào + Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách chọn lọc 0,5 + Màng sinh chất có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào + Màng sinh chất có cac “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào của cơ thể khác . 9 a) - Pha G1 có 6.10 cặp nuclêôtit 0,5 9 - Pha G2 có 12.10 cặp nuclêôtit - Kỳ sau của nguyên phân có 12.109 cặp nuclêôtit 2 - Kỳ sau của giảm phân II có 109 cặp nuclêôtit b) - Quá trình giảm phân II - Tạo 4 tế bào 0,5 - Mỗi tế bào có 3.109 cặp nuclêôtit Điểm khác nhau: 1,0 rARN ADN ti thể ADN nhân 3 Mạch đơn Mạch kép Mạch kép Dạng cuộn xoắn Dạng vòng Dạng thẳng Đơn phân: A,U,G,X Đơn phân: A,T,G,X Đơn phân: A,T,G,X Gọi x là số lần nguyên phân, 2n là bộ NST của loài (x, n €N*) 1,0 5.(2 x 1).2n 1330 Ta có: ==> 2n = 24 ; x = 3. 4 x 5.(2 2).2n 1140 Vậy: Bộ NST của loài là 2n = 38 ; Số lần nguyên phân của các tế bào là 3. a) - Bình đựng nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối vì có hiện tượng khử amin từ các axit amin 0,5 do quá dư thừa nitơ và thiếu cacbon - Bình đựng nước đường sẽ có mùi chua vì vi sinh vật thiếu nitơ và dư thừa cacbon nên chúng 5 lên men tạo axit. b) Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây gệnh vì trong sữa chua, vi khuẩn lactic đã tạo môi trường axit (pH thấp) ức chế hầu hểt các loại vi khuẩn kí sinh gây bệnh (những vi khuẩn 0,5 này thường sống trong điều kiện pH trung tính) - Gọi x là số lần nhân đôi của các tế bào E.coli, ta có: 1,0 35.106 = 5.105.2x > x ≈ 6 6 - Thời gian ở pha log : 6 x 40 = 240 ==> Thời gian ở pha lag: 300 - 240 = 60 (phút) a) * Là tai họa, vì: 99% lượng nước cây hút vào được thải ra ngoài qua lá, 0,75 7 điều này không dễ dàng gì nhất là đối với những cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước. 3
- * Là tất yếu, vì: + Thoát hơi nước là động lực trên của quá trình hút nước . + Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá + Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán từ không khí vào trong lá đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường. + Thoát hơi nước còn làm cô đặc dung dịch khoáng từ rễ lên, giúp hợp chất hữu cơ dễ được tổng hợp tại lá. b) Đặc điểm con đường thoát hơi nước qua tầng cu tin trên bề mặt lá: - Vận tốc nhỏ 0,25 - Không được điều chỉnh So sánh pha sáng và pha tối của quang hợp: 1,0 * Giống nhau: + Xảy ra ở lục lạp + Gồm các phản ứng oxi hóa khử * Khác nhau: Đặc điểm Pha sáng Pha tối 8 Vị trí xảy ra Màng tilacoit Chất nền Stroma Điều kiện Cần ánh sáng Không cần ánh sáng Nguyên liệu Nước, NADP, ADP CO2, ATP, NADPH Sản phẩm NADPH, ATP, O2 Chất hữu cơ, H2O, ADP, NADP Vai trò Chuyển hóa năng lượng ánh Chuyển năng lượng trong NADPH, sáng thành hóa năng ATP thành hóa năng trong glucozơ, các chất hữu cơ khác 60.60 - Số chu kì tim trong 1 giờ: 4500 0,8 60.60 - Thời gian tâm nhĩ được nghỉ = .0,7 3150giây(52,5phút) 0,8 9 60.60 - Thời gian tâm thất được nghỉ = .0,5 2250giây(37,5phút) 1,0 0,8 60.60 - Thời gian giãn chung = .0,4 1800giây(30 phút). 0,8 - Loài có nhịp tim nhanh nhất: gà 1,0 - Loài có nhịp tim chậm nhất: voi 10 - Giải thích: Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn Nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều Bù lại lượng nhiệt đã mất các quá trình chuyển hóa vận chuyển tăng lên Tim đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể. * Cảm ứng: là phản ứng của sinh vật đối với kích thích. * Cảm ứng ở động vật khác cảm ứng ở thực vật: Tiêu chí Ở thực vật Ở động vật Bộ phận thu nhận Hoa, lá, thân, rễ, Các giác quan, các tế bào thụ cảm kích thích Phương thức truyền Không có Xung thần kinh thông tin Bộ phận phân tích, Không có. Cơ thể trả lời kích - Ở động vật chưa có hệ thần kinh: 11 tổng hợp kích thích thích một cách trực tiếp không có, cơ thể trả lời kích thích trực tiếp 1,0 - Ở động vật có hệ thần kinh: bộ phận phân tích, tổng hợp kích thích là hệ thần kinh Bộ phận trả lời kích Rễ, thân, lá, hoa, Các cơ quan đáp ứng thích Đặc điểm Phản ứng chậm, khó nhận thấy, Phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, phản ứng kém đa dạng phản ứng đa dạng 4
- Biểu hiện hình thức Hướng động, ứng động - Ở ĐV chưa có hệ thần kinh: cảm ứng hướng động hoặc co rút chất nguyên sinh - Ở ĐV có hệ thần kinh: phản xạ trả lời kích thích của môi trường Ý nghĩa - Giúp cây sinh trưởng và hướng - Giúp động vật phản ứng lại các tới tác nhân môi trường thuận biến đổi của môi trường để thích lợi, hoặc thích ứng với tác động nghi, tồn tại và phát triển. của môi trường để tồn tại và phát triển. - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài tích điện dương. - Nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ chủ yếu là do 3 yếu tố sau: 1,0 12 + Nồng độ ion K+ bên trong cao hơn bên ngoài màng tế bào + Tính thấm chọn lọc của màng tế bào đối với các ion: cổng K+ mở còn cổng Na+ đóng + Bơm Na-K vận chuyển K+ từ phía ngoài trả vào bên trong màng giúp duy trì nồng độ K+ bên trong luôn cao hơn bên ngoài màng tế bào. Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. Đặc điểm chung: 1,0 13 – Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. Được vận chuyển trong cây theo mạch gỗ và mạch rây. – Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. – Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. - Tuổi dậy thì: là một giai đoạn phát triển ở người, trong đó trẻ em đã phát triển thành người lớn có khả năng sinh sản. - Những đặc điểm của tuổi dậy thì: + Về mặt thời gian: trung bình tuổi dậy thì đối với nữ khoảng 12 - 14 tuổi, đối với nam từ 14 - 16 tuổi. 1,0 14 + Về sự phát triển cơ quan sinh sản: đang dần hoàn thiện + Về các đặc tính sinh dục phụ: giọng nói, thể hình, tính cách, tâm lí có xu hướng chuyển biến theo đặc trưng của giới tính. - Tuổi dậy thì là do tác động của các loại hoocmon sinh dục: + Nam giới: GnRH, FSH, LH, Testosteron, + Nữ giới: GnRH, FSH, LH, Ơstrogen, Progesteron, * Gà và cá đều đẻ trứng, nhưng có sự khác nhau: - Gà: trứng sau khi được thụ tinh trong mới đẻ ra ngoài. Ngoại lệ có thể có những quả trứng chưa 0,5 được thụ tinh cũng đẻ ra ngoài (trứng thiếu trống). Vì vậy trứng gà đẻ ra ngoài đa số là hợp tử (2n), một số là trứng chưa thụ tinh (n) - Cá: trứng đẻ ra đểu chưa được thụ tinh (n). Chúng sẽ gặp tinh trùng và thụ tinh ngoài môi trường nước. * Thú và một số loài bò sát đẻ con, nhưng có sự khác nhau: 15 - Thú: + Trứng sau khi thụ tinh thành hợp tử, phát triển trong tử cung của mẹ thành thai. + Thai liên hệ với cơ thể mẹ qua nhau thai để lấy chất dinh dưỡng, ôxi; đồng thời thải các chất thải qua đó. + Sau khi đẻ ra, con non tiếp tục được bú sữa mẹ và được chăm sóc một thời gian 0,5 - Bò sát: + Trứng sau khi được thụ tinh thành hợp tử, phát triển trong ống dẫn trứng thành phôi + Phôi phát triển nhờ chất dự trữ có trong noãn hoàng, không trao đổi chất trực tiếp với cơ thể mẹ qua nhau thai + Sau khi đẻ ra, con non không được mẹ chăm sóc như ở thú. - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo ra hợp tử phát triển thành cá thể con - SS hữu tính tạo ra các cá thể con đa dạng về đặc điểm di truyền vì: 1,0 16 + Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân + Có sự trao đổi chéo của các NST kép trong kì đầu giảm phân I + Có sự tổ hợp tự do của các giao tử khác nhau trong quá trình thụ tinh ==> Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở đời con. 5
- * Lệch bội thể 4 nhiễm (2n + 2) Cơ chế : - Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 1 cặp NST nào đó không phân li : 2 lgt: gtử mang 2 NST ( n + 1) và gtử khuyết nhiễm ( n – 1) - Thụ tinh: gtử (n + 1) của cặp NST nầy x gtử ( n + 1) của cặp NST khác * Tứ bội (4n) 1,0 Cơ chế : NST nhân đôi, nhưng thoi vô sắc không hình thành bộ NST tăng gấp đôi. 17 - Nguyên phân: Hợp tử 2n thể 4n - Giảm phân: tạo giao tử 2n, giao tử 2n x giao tử 2n hợp tử 4n Giai đoạn tác động: - Thường xử lý cônsixin vào pha G2 của chu kì tế bào vì sự tổng hợp các vi ống để hình thành thoi vô sắc xảy ra ở pha G2 - Mà NST đã nhân đôi => Xử lý cônsixin lúc nầy sẽ ức chế sự hình thành thoi phân bào mạnh tạo thể đa bội với hiệu quả cao. - Tỉ lệ các loại nu trong hỗn hợp: U = 3/9 ; A = 4/9 ; G = 2/9 - Do bộ ba UAA là bộ ba kết thúc không mã hoá axit amin nên xác suất gặp các bộ ba chứa 2A 18 được dùng để mã hoá aa là: 1,0 3 4 2 4 64 2 ( ) 2 + 3. .( ) 2 = 9 9 9 9 243 - Từ một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường cho 2 loại giao tử - Từ một cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường cho 23 = 8 loại giao tử 1,0 19 ==> Từ 5 tế bào sinh tinh kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường cho ít nhất 2 loại giao tử và nhiềun nhất 8 loại giao tử. a) Kiểu gen có thể có của P (13 phép lai) AABB X AABB ; AABB X AABb; AABB X AAbb ; 0,5 AABB X AaBB ; AABB X AaBb ; AABb X AaBB; AABB X Aabb ; AAbb X AaBB ; AABB X aaBB ; AABB X aaBb ; AABb X aaBB ; AABB X aabb ; AAbb X aaBB b) Chi phối bởi quy luật: phân li độc lập, tương tác gen không alen. Giống nhau: - 2 cặp gen không alen nằm trên 2 cặp NST khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do. - F1: AaBb → 4 loại giao tử, tỉ lệ = 2 F2 cho : 16 tổ hợp giao tử và 9 kiểu gen tỉ lệ (1:2:1) - Lai thuận nghịch kết quả không thay đổi - Phổ biến - Tạo biến dị tổ hợp Khác nhau: 20 Phân li độc lập Tương tác gen - Mỗi gen quy định 1 tính trạng - 2 gen không alen quy định 1 tính trạng nằm trên 2 - F2 cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1 NST khác nhau hoặc trên cùng 1 NST. - F2 cho từ 2 đến 4 kiểu hình tùy dạng tương tác: + Bổ trợ: 9:6:1, 9:7, 9:3:3:1 0,5 + Át chế: 12:3:1, 13:3, 9: 3:4 + Cộng gộp: 15:1 - F1 lai phân tích: cho 4 kiểu gen và 4 - Lai phân tích: cho 4 kiểu gen tỉ lệ 1:1:1:1, kiểu kiểu hình đều có tỉ lệ 1:1:1:1 hình tùy dạng tương tác: + 2 kiểu hình 3:1 + 3 kiểu hình 1:2:1 + 4 kiểu hình 1:1:1:1 - Biến dị tổ hợp: là do sự tổ hợp lại - Biến dị tổ hợp: tạo kiểu hình mới không có ở bố những tính trạng đã có ở bố mẹ. mẹ Tổng 20,0đ Hết 6