Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_201.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực kü n¨ng c¶m nhËn vµ viÕt v¨n, tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức ®Ò thi tự luận. - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài thi tự luận trong thời gian 120 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận.
- KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017 – 2018 Mức độ Vận dụng Cộng Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn bản - Hiểu được ý nghĩa của những chi Qua việc hiểu được ý nghĩa tiết đặc sắc trong văn bản cụ thể. của chi tiết, vận dụng những điều đã học, đã biết để làm sáng tỏ nhận định. Số câu Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 20% 2. Tập làm - Nhận biết yêu - Hiểu, viết đúng thể loại văn nghị - Biết vận dụng những kiến - Nghị luận chặt chẽ, văn cầu của đề bài: luận. (Sử dụng đúng phương pháp và thức đã học về đặc điểm nội thuyết phục. Dẫn Nghị luận các chi tiết biểu những yêu cầu về thể loại). Hiểu rõ dung, hình thức của thể chứng tiêu biểu, lí lẽ hiện lòng yêu vấn đề nghị luận: Biểu hiện của tinh loại văn nghị luận để tạo lập sắc bén. Hành văn nước trong từng thần yêu nước trong từng hoàn cảnh một văn bản hoàn chỉnh. Bài trong sáng, lôi cuốn, văn bản cụ thể lịch sử khác nhau của đất nước. Tuân viết có đủ dẫn chứng, lí lẽ. thuyết phục người thủ theo đúng yêu cầu về bố cục ba Phân tích và làm sáng tỏ đọc, người nghe phần của một bài tập làm văn. luận điểm. Số câu Số câu: 1,0 Số câu: 1,0 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 Điểm: 8,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉlệ: 80% TS câu Số câu: 0,5 Số câu: 1,5 Số câu: 2,0 TSđiểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 4,0 Số điểm: 2,0 Điểm: 10 Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 40% Tlệ: 100% Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20%
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. (Ngữ văn 7, Tập 2 tr. 61) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Câu 2. (8,0 điểm) Có nhận định cho rằng: Một trong những chủ đề nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) là thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc. Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai bài thơ “Sông núi nước Nam” - Lý Thường Kiệt (?) và “Phò giá về kinh” - Trần Quang Khải. Hết
- PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 (Gồm 03 trang) Câu Ý Nội dung Thang (điểm) điểm HS có thể trình bày theo nhiều cách, song phải nêu được các nội dung cơ bản sau: - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có: + gây cho ta những tình cảm ta không có nghĩa là khơi gợi trong ta Câu 1 những gì ta chưa có, chưa biết (dẫn chứng) 0,5 (2,0 đ) + luyện những tình cảm ta có sẵn: Bồi dưỡng cho ta những tình cảm ta sẵn có để ta hoàn thiện mình hơn, sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn 0,5 (dẫn chứng: lòng yêu thương con người, yêu gia đình, yêu đất nước, yêu thiên nhiên, yêu lao động ). - Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần: Cuộc đời vốn đầy rẫy 0,75 những viển vông, phù phiếm, nhỏ nhặt, chật hẹp tầm thường, ích kỉ nhưng khi đến với văn chương, trái tim người ta biết rung cảm, biết lánh xa cái xấu, đón nhận cái đẹp để thấy cuộc sống muôn màu ý vị hơn, đẹp đẽ hơn. Từ đó, trái tim, tâm hồn được mở rộng ra, đón nhận cuộc sống, (dẫn chứng) => Câu văn đem lại cho người đọc hiểu sâu sắc về ý nghĩa to lớn của 0,25 văn chương đối với đời sống con người MB Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận hợp lí. 0,5 HS nghị luận làm nổi bật các ý sau: 1. Giải thích khái niệm: - Tinh thần yêu nước là cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, nội dung của nó được biểu hiện rất phong phú: + Khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy là ý thức tự 0,25 cường, tự tôn dân tộc, khẳng định chân lý độc lập, chủ quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ. Là lòng căm thù, ý chí quyết chiến, quyết thắng Câu 2 kẻ thù, bảo vệ chủ quyền đất nước (8,0 đ) + Khi đất nước bình yên thì tinh thần yêu nước ấy là khát vọng xây 0,25 dựng đất nước hòa bình, nhân dân ấm no hạnh phúc
- TB 2. Lần lượt chứng minh tinh thần yêu nước của ông cha ta qua các bài thơ * Bài thơ “Sông núi nước Nam” Tinh thần yêu nước của ông cha ta trong bài thơ trước hết thể hiện ở 0,25 vị thế của bài thơ, đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt - Hai câu thơ đầu: + Khẳng định nước Nam là của nhân dân nước Nam, có đế (vua), có quốc chủ ngang hàng với hoàng đế (con Trời) của Trung Hoa có 1,0 độc lập, chủ quyền, không phải phụ thuộc bất kỳ nước nào. Đó là ý thức tự lực, tự cường của ông cha ta trong cuộc chống Tống xâm lược + Chân lý về chủ quyền đất nước được khẳng định rõ ràng ở sách trời, một chân lý bất di bất dịch là niềm tin vững chắc không gì có thể lay 0,5 chuyển được - Hai câu sau: + Giọng điệu mạnh mẽ, hàm ý răn đe, thể hiện ngọn lửa yêu nước và lòng căm thù giặc dữ sâu sắc của ông cha ta 0,5 + Kẻ xâm phạm làm trái đạo trời, lòng dân thì tự chuốc lấy thất bại. Lời cảnh báo cũng là ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết giữ vững 0,5 nền độc lập chủ quyền của dân tộc => Bài thơ là lời thề sắt đá, là tinh thần yêu nước quật khởi, tinh thần 0,2 5 bất khả xâm phạm, là lá cờ đầu của truyền thống văn học yêu nước dân tộc, * Bài thơ “Phò giá về kinh” Bài thơ ca ngợi hào khí oanh liệt của quân và dân triều đại nhà Trần đồng thời khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình 0, 5 muôn thuở của đất nước. - Hai câu thơ đầu khái quát chiến công lừng lẫy, lớn lao, hiển hách 1,0 của ông cha: Thông tin thật ngắn gọn, diễn tả dồn nén thế chủ động vũ bão đầy áp đảo, uy lực của quân đội nhà Trần ở hai trận đánh lớn gắn với hai địa danh Chương Dương, Hàm Tử - Hai câu cuối lại sâu lắng, thâm trầm: + Đất nước đã sạch bóng quân thù, nền thái bình đang mở ra trước 1,0 mắt, nhưng không có nghĩa đất nước được bình yên, an hưởng thái bình muôn thuở thái bình rồi phải tu trí lực, gắng sức tu dưỡng tài trí, sức lực để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh trên mọi mặt.
- Có như vậy, non nước ấy mới bền vững thịnh trị muôn đời. + Nhà thơ nhắc nhở mọi người không nên “ngủ quên” trong chiến 0,25 thắng mà luôn cảnh giác và có tầm nhìn xa trông rộng để Non nước ấy ngàn thu. 0,25 => Bài thơ toát lên tinh thần yêu nước của Trần Quang Khải cũng là của dân tộc Đại Việt. Ông là một tấm gương về lòng yên nước tận tụy, tuyệt đối, đầy tinh thần trách nhiệm đối với đất nước. Thơ ông là tiêu biểu của dòng văn học yêu nước đời Trần. 0,5 3. Đánh giá và nêu cảm nghĩ của bản thân: Hai bài thơ mang thông điệp về lòng yêu nước của ông cha ta xưa và cũng là những tiêu biểu của văn học yêu nước trung đại. KB Kết bài hợp lí (có liên hệ, mở rộng) 0,5 đ Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. HẾT