Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải

doc 4 trang thungat 2310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Tiền Hải

  1. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018 TIỀN HẢI MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (8 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng – SGK Ngữ văn 7, tập I) Câu 2: (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Họ và tên thí sinh Số báo danh: Phòng
  2. Câu 1: (8 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết cách viết bài văn cảm thụ văn học, trình bày cảm nhận về cái hay cái đẹp của đoạn văn trích trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của tác giả Vũ Bằng. - Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc. - Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc; chữ viết chuẩn chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể: a, Nội dung trình bày: (6 điểm) Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau: - “Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn văn được trích nằm ở đầu văn bản “Mùa xuân của tôi” (0,5 điểm) - Đoạn văn mở đầu bằng câu: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.” như một sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi người là một tình cảm rất tự nhiên. (0,5 điểm) - Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là quy luật tất yếu. (2 điểm) - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. (1 điểm) - Một cách viết duyên dáng, mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được ai cấm được ai cấm được ai cấm được Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (1 điểm) - Đoạn văn thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. (0,5 điểm) - Đoạn văn cũng bồi đắp cho em tình yêu, niềm tự hào, trân trọng và gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước mình (0,5 điểm) b, Hình thức trình bày: (1 điểm) - Bài viết đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) c, Sáng tạo: (1 điểm) - Thể hiện được cảm nhận riêng, sâu sắc hoặc có ý mới mang tính phát hiện mà vẫn phù hợp.(0,5 điểm) - Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (0,5 điểm) Câu 2: (12 điểm) I. Yêu cầu chung:
  3. - HS biết kết hợp kiến thức về VB và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục rõ ràng; luận điểm đầy đủ, chính xác; - Văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu cụ thể 1. Yêu cầu về nội dung: (9 điểm) a. Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa” . - Dẫn ý kiến nhận xét. b. Thân bài: (7 điểm) Phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. * Thứ nhất, bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: (3,5 điểm) - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: (0,5 điểm) - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng. (1 điểm) - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: (1 điểm) - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ (1 điểm) * Thứ hai, tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: (3,5 điểm) - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu (0,5 điểm) - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà " (1 điểm) - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.(1 điểm) - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc. Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để
  4. chiến thắng (1 điểm) * HS lấy dẫn chứng, phân tích làm rõ luận điểm. Trong quá trình lấy dẫn chứng để phân tích, có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ, đoạn thơ khác có cùng chủ đề. c. Kết bài: (1 điểm) + Khái quát vấn đề: Bằng thể thơ năm tiếng với cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị chân thực, bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay. 2. Yêu cầu về hình thức (2 điểm) - Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học có đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lí lẽ chặt chẽ (1 điểm) - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (1 điểm) 3. Sáng tạo (1 điểm) - Có cách diễn đạt hay, sáng tạo, giàu cảm xúc. (0,5 điểm) - Có những phát hiện mới mẻ. (0,5 điểm) Lưu ý: Trân trọng những bài làm có sáng tạo, cá tính, văn viết trong sáng. . HẾT