Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_201.doc
  • docVăn 7.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Trực Ninh (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm). Đọc bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” 1. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên. (1,0 điểm) 2. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm) 3. Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài ca dao? (1,0 điểm) 4. Em thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em trong 5- 6 câu văn. (1,0 điểm) Câu 2 (6,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”) Câu 3 (10,0 điểm) Một nhà văn Pháp đã nói: “Đọc một câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”. Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: . Họ, tên chữ ký GT2:
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7 Thang điểm 20 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1(4 điểm) 1.(1,0 điểm) - Nội dung chính của bài ca dao: Bài ca dao là lời than thân của một người con gái 0,5đ tự hào về vẻ đẹp của mình nhưng lại băn khoăn, lo lắng cho số phận không biết sẽ trôi dạt về đâu. 0,5đ - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 2.Bp tu từ: 1,0 đ - Biện pháp so sánh: 0,25đ Hình ảnh so sánh: So sánh “ Thân em như tấm lụa đào” 0,25đ - Tác dụng: + Hình ảnh so sánh “ thân em” như “tấm lụa đào” gợi lên hình ảnh cô gái có vẻ 0,25đ đẹp trẻ trung, duyên dáng, mềm mại. + Biện pháp so sánh còn gợi lên số phận phụ thuộc, bấp bênh may rủi của người 0,25đ phụ nữ. 3. Giọng điệu: - Giọng điệu trong bài ca dao là giọng điệu ngậm ngùi, than vãn. 0,5đ - Giọng điệu trong bài ca dao là lời than thân của người con gái, biết mình đẹp, 0,5đ nhưng lại rất băn khoăn lo lắng về một tương lai bấp bênh “biết vào tay ai” khi họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình. Bài ca dao như một tiếng thở dài buông xuôi, cam chịu , ngậm ngùi. 4. Bài viết đúng dung lượng số câu , súc tích, không sai chính tả, lỗi ngữ pháp; 0,25đ đúng chủ đề. * Bài viết của học sinh có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: 0,75 đ - Ngày nay người phụ nữ được đối xử bình đẳng, được tôn vinh, trân trọng - Người phụ nữ ngày nay có vai trò quan trọng trong xã hội, có thái độ tự tin, có tinh thần vươn lên làm chủ cuộc đời - Tuy vậy , vẫn còn có hiện tượng người phụ nữ bị đối xử bất công, bị bạo lực gia đình Câu 2(6 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: + Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh 3 phần mở-thân-kết, đúng kiểu bài nghị luận. 0,5đ 2. Yêu cầu về kiến thức: a) Giải thích câu nói: 1,5 đ + “ Giông tố” ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội. 0,5đ + “Cúi đầu”: đầu hàng những khó khăn, thử thách 0,5đ + Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu 0,5đ trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan. B . Khẳng định, chứng minh vấn đề: 3,0 đ Có thể triển khai các ý: + Khẳng định : Câu nói trên là hoàn toàn đúng. 0,25đ + Câu nói là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời kháng chiến chống Mĩ. Họ sống thật đẹp và hào hùng. 0,25đ
  3. + Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục ( Dẫn 1,0đ chứng cụ thể) + Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người (Dẫn chững cụ thể). + Nếu con người gục ngã trước giông tố, con người sẽ thất bại và không thể trưởng 1,0đ thành (dẫn chứng) 0,5 c) Bài học nhận thức: 1,0 đ - Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh để đương đầu và vượt qua thử thách. 0,5đ - Phê phán những người nản chí, nản lòng 0,25đ - Bài học rút ra cho bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống bản thân phải luôn có 0,25đ ý thức phấn đấu vươn lên. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống. Lưu ý: Học sinh có thể làm nhiều cách và triển khai ý có thể khác đáp án nhưng vẫn phải đảm bảo đúng ý nghĩa mà câu nói hướng đến. Nếu bài viết không đưa ra được hệ thống dẫn chứng thuyết phục, cụ thể thì chỉ cho tối đa ½ số điểm của mỗi ý chứng minh. Cho điểm tối đa hs lấy d/c chứng minh sau khi nêu tất cả các lập luận. Câu 3 (10,0 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học - Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng. - Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy. 2. Yêu cầu về kiến thức: 0,5đ *Mở bài - Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. - Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. *Thân bài a) Giải thích : 1,5 đ - Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, 1,0đ nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người) - Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong – con người tinh thần của nhà thơ. - Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến , ta gặp một con người luôn đề cao và trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc 0,5đ sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh. b) Chứng minh vấn đề: 6,0 đ 1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ: - Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn (Phân tích câu 1) - Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa 4,0đ vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo) - Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)
  4. 2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng quê : - Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần. - Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra 1,0đ - Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn , 3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa: - Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý Cả miếng trầu cũng không có. 1,0đ - Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh, thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường Bài thơ thể hiện tài năng của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn . c)Đánh giá : 1,5 đ 1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết 0,75đ 2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến: một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam. 3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận: - Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước cuộc đời. - Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên 0,75đ vẻ đẹp, giá trị tác phẩm. - Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình. * Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề. 0,5đ - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ. * Lưu ý : - Giám khảo linh hoạt cho điểm các phần bài, trân trọng những bài viết sáng tạo, trong sáng, có bố cục rõ ràng mạch lạc. - Với những bài làm sai quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng dấu câu; hoặc chữ viết quá cẩu thả trừ 0,25 - 0,5 điểm trên toàn bài. - Để điểm lẻ ở mức 0,25 điểm