Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám (Có đáp án)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – NĂM HỌC 2017-2018 Môn : NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN 1: ĐỌC - HIỀU VĂN BẢN (8 điểm) Câu 1: ( 4.0 điểm ) Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi! ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con. a. Cho biết thể loại văn học và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. ( 1.0 điểm ) b. Lời nói của Cò trong bài gợi em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy đặt 1 câu với thành ngữ đó.( 1.0 điếm) c. Nêu tên hai phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài. ( 1.0 điểm) d. Trình bày ngắn gọn ( khoảng 3 đến 5 dòng) suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của con cò trong bài. ( 1.0 điểm) Câu 2: ( 4.0 điểm ) Viết 1 đoạn văn nghị luận ( 10 đến 12 câu ) nêu suy nghĩ của em về vai trò của người mè trong cuộc đời mỗi con người trong đó có dùng câu đặc biệt vả phép tu từ . PHẦN II: TỰ LUẬN ( 12.0 điểm ) Từ ngàn xưa, ý chí và nghị lực luôn là một trong những yếu tố quyết định sự thành công . Vì lẽ đó ông bà ta đã có câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim ”. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ trên. HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM: PHẦN I ( 8.0 điểm ) CÂU 1: ( 4.0 điểm ) a/ Cho biết thể loại văn học và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao. ( 1.0 điểm ) + Thể loại văn học: văn học dân gian. ( 0.5 đ ) + Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm ( 0.5 đ ) b/Lời nói của Cò trong bài gợi em nhớ đến câu thành ngữ nào? Hãy đặt 1 câu với thành ngữ đó.( 1.0 điếm) + Thành ngữ: gợi: Chết vinh hơn sống nhục ; Chết đứng hơn sống quỳ . HS chỉ cần chọn 1 thành ngữ rồi đặt câu hoàn chỉnh :( 1.0 đ ) Chỉ có thành ngữ : ( 0.5 đ ) Không có thành ngữ trong câu: ( 0.25 đ ) Đầu câu không viêt hoa hoặc cuối câu không có dấu chấm câu : ( - 0.25 đ ) c/ Nêu tên hai phép tu từ mà tác giả vận dụng trong bài. ( 1.0 điểm) + HS nêu được đúng tên hai phép tu từ : nhân hóa (0.5 đ ) ẩn dụ ( 0.5 đ ) d/ Trình bày ngắn gọn ( khoảng 3 đến 5 dòng) suy nghĩ của em về cuộc sống và thái độ sống của con cò trong bài. ( 1.0 điểm) Gợi : + Cuộc sống của cò vất vã, gian nan + Biết giữ gìn phẩm chất. + Khâm phuc. Tùy mức độ trình bày, gv cho điểm. Câu 2: ( 4.0 điểm ) Viết 1 đoạn văn nghị luận (10-12 câu )nêu suy nghĩ về vai trò của Mẹ trong cuộc đời con người trong đó có dùng câu đặc biệt và phép tu từ. Gợi ý nội dung: Xác đinh được vai trò quan trọng nhất là mẹ đã sinh thành ra ta. - Thấy được: Sự vất vả , khó nhọc của mẹ bảo boc ta khi ta còn trong bụng mẹ. + Sự lo lắng, bồn chồn ở mẹ khi chăm sóc ta lúc còn nhỏ nhất là những lúc ta bênh + Niềm vui của mẹ khi ta lớn lên từng ngày, ngoan ngoãn, chăm chỉ hoc tập
  3. -Nhận ra: +Phải yêu quý, kính trọng mẹ bằng việc làm thiết thực +Mong muốn đươc sống mãi trong vòng tay mẹ. Gợi ý chấm +Viết được đoạn văn theo yêu cầu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc , lời văn giàu cảm xúc, có xác định yếu tố tiếng Việt theo yêu cầu: ( 4.0 đ ) +Không đúng chủ đề ( - 2.0đ) +Không có yếu tố tiếng Việt ( - 1.0 đ / 1 yếu tố.) +Không xác định yếu tố tiếng Việt ( - 0,5 đ / 1yếu tố.) PHẦN 2: TẬP LÀM VĂN (12 điểm) GỢI Ý DÀN Ý. I/Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống. - Trich dẫn câu tục ngữ. II/Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ " Sắt " là kim loại cứng, khó uốn. “ Kim” vật bé nhỏ, thiêt yế trong đời sống “ Nên” kết quả thành đạt tốt.  đem công sức ra mài sắt nhiều ngày, nhiều giờ bằng bàn tay khéo léo, sự bền bỉ tự lực của người thợ thì sẽ tạo ra chiếc kim nhỏ bé, xinh xắn-một vật dụng thiết yếu trong đời sống của mỗi gia đình. Suy rộng ra, câu tục ngữ chứa đựng bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc mài săt, nhân dân ta khuyên chúng ta về đức tính kiên trì, nhẫn nại: Trong cuộc sống nếu biết kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. * Nêu lí lẽ dẫn chứng 1/- Kiên trì là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. - Không có kiên trì thì không làm được gì. - Trong cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn, con người luôn phải đương đầu với khó khăn thử thách. Nếu nản lòng, thoái chí sẽ thất bại VD: Khi đứng trước bài toán khó nếu không tìm tòi nghiên cứu cách giải hay thì không thể học tốt, đứng trước bài văn dài mà ngại thì không thể viết văn hay
  4. - Muốn học tập tốt hoặc thành đat trong công việc thì mỗi chúng ta đều trải qua quá trình rèn luyện kiên trì. - Một học sinh phải trải qua thời gian ngồi trên ghế nhà trường suốt mười mấy năm mới có đủ tri thức bước vào cuộc sống. -Một vĩ nhân cũng phải không ngừng học hỏi mới thành tài. - Một công nhân bình thường cũng phải rèn mình trong khó khăn, lao động chăm chỉ thì mới có tay nghề cao làm ra những sản phẩm tốt 2/ Những người có đức tính kiên trì đều thành công: + Trần Minh khố chuối + Tấm gương Bác Hồ 3/ Kiên trì giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được. + Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay chiến thắng tật nguyền, + Nhà bác học Lương Đình Của miệt mài trong phòng thí nghiệm, dãi nắng dầm mưa trên đồng ruộng mấy chục năm để lai tạo cho đất nước nhiều giống lúa tốt - Trong thơ văn Xưa nay đều có những câu thơ văn tương tự: "Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên" > Phê phán: - Những kẻ ngại khó, ngại khổ: nhiều bạn nản lòng trước bài toán khó, bài văn dài. Không thiếu những bạn có quyết tâm ban đầu nhưng khi khó khăn thì bỏ cuộc. III/Kết bài: - Nêu nhân xét chung: Tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và sâu sắc, đúc kết bao kinh nghiệm quý báu của nhân dân và nêu ra nhiều bài học ứng xử có giá trị thực tiễn lâu bền. -Khẳng định giá trị của câu tục ngữ . - Rút ra bài học cho bản thân cần rèn luyện như thế nào để có lòng kiên trì
  5. C-Biểu điểm: * 11 - 12 điểm: Nắm vững yêu cầu đề bài, đáp ứng tốt yêu cầu về nội dung và phương pháp, lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục , diễn đạt mạch lạc, cảm xúc. Chữ rõ, lỗi chính tả không đáng kể * 9 - 10 điểm: Nắm rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng khá tốt yêu cầu về nội dung và phương pháp, lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt tốt. *7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng,còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ chưa rõ. *5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng,còn nhiều lỗi diễn đạt, chính tả. *3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, xa đề.Nhiều lỗi chính tả, chữ cẩu thả. *1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp,diễn đạt trùng lặp, lủng củng. -0 điểm: Để giấy trắng.