Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017

doc 5 trang thungat 2430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017

  1. MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS Năm học: 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 04 câu, 01 trang) Phần I: Đọc - hiểu (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Câu 2: Thế nào là tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên? Phần II: Tạo lập văn bản. (14.0 điểm) Câu 1: (8.0 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho ông họa sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau: Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. (Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) Phân tích để làm rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn. Câu 2: (6.0 điểm) Trong bài “Một khúc ca” nhà thơ Tố Hữu có viết: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” Em hiểu ý thơ trên như thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? .Hết .
  2. MÃ KÍ HIỆU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS Năm học: 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Phần I: Đọc – hiểu (6.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ: - Điệp ngữ “Buồn trông” được nhắc lại 4 lần. (0.25 điểm). - Tác dụng của điệp ngữ: + Nhấn mạnh, biểu cảm cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. (0.5 điểm). + Điệp ngữ này kết hợp với những hình ảnh đứng sau nó diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng tiến, chồng chất, mãnh liệt. (0.5 điểm). + Các điệp ngữ kết hợp với các từ láy: Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm tạo nên nhịp điệu ào ạt của cơn sóng lòng khi trầm buồn, khi dữ dội, xô nỗi buồn đến tuyệt vọng (0.5 điểm). Đánh giá khái quát: Phép tu từ điệp ngữ nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật và tạo nhịp điệu cho câu thơ. (0.25 điểm). Câu 2 (4.0 điểm): * HS nêu được thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là: Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng con người. Cảnh chỉ là phương tiện để miêu tả tâm trạng. 0.5 điểm). * HS phân tích được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ trên (3.5 điểm). Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết một đoạn văn phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn thơ. Tổ chức, sắp xếp các ý một cách hợp lí, chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận. Yêu cầu về kiến thức: HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Khẳng định đây là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, có thể nói là tuyệt bút của Nguyễn Du. - Cảnh được nhìn qua tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều. - Hình ảnh thiên nhiên biểu đạt nội tâm - Mỗi điệp ngữ “Buồn trông” diễn tả một khung cảnh, một nỗi buồn, một cảnh ngộ khác nhau: Nỗi nhớ, sự cô đơn, thân phận trôi nổi, phiêu bạt góc bể chân trời, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu kinh sợ, không biết số phận rồi sẽ ra sao. Tám câu thơ vừa là cảnh thực, vừa là tâm cảnh. Khi người ta rơi vào cảnh ngộ khổ đau, bế tắc, đôi mắt thường hướng ra xa, ngóng vọng một cái gì đó mơ hồ, xa xăm. Nỗi khổ đau vỡ ra trong nhiều hình ảnh trôi dạt, chao đảo, có khi tuyệt vọng. Đây chính là tình cảnh, tâm trạng của Kiều, nàng đang lâm vào tình cảnh mong manh, yếu đuối, sợ hãi, cô độc và tuyệt vọng trước cảnh ngộ. Biểu điểm - Điểm 3-3.5: Hiểu đề, đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 2 - 2.75: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
  3. - Điểm 1- 1,75: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Điểm 0.25 - 0.75: Cách nhìn nhận và triển khai vấn đề còn lúng túng, nội dung còn sơ sài. - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai về nội dung. Phần II: Tạo lập văn bản (14.0 điểm). Câu 1: (8.0 điểm): Nghị luận văn học. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, có nhiều sáng tạo trong bài viết, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt . 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. * Phân tích những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh trong truyện ngắn a. Những điều anh suy nghĩ: - Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. - Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. - Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào với mong ước để cây su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công việc khí tượng. Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc. * Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh: - Với ông họa sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định sẽ quay trở lại nơi này để hoàn thành bức vẽ chân dung anh (lấy dẫn chứng phân tích). - Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình và trên tất cả là những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay bằng một ấn tượng hàm ơn khó tả. (Lấy dẫn chứng phân tích).
  4. Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông họa sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp, cách sống đẹp. * Mở rộng nâng cao: - Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi gắm qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ. * Khái quát lại vấn đề, nhận thức bản thân. Biểu điểm: Điểm 8.0: Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, bài viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả. Điểm 6.0 – 7.75: Hiểu đề, đáp ứng tốt yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. Điểm 4.0 – 5.75: Hiểu đề, đáp ứng 2/3 yêu cầu của đề, mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Điểm 2.0 – 3.75: Đáp ứng 1/3 yêu cầu của đề, mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. Điểm 0.25 – 1.75: Bài làm thiếu ý, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Điểm 0: Không làm bài hoặc làm lạc đề. Câu 2 (6.0 điểm): Nghị luận xã hội. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm kiểu bài nghị luận xã hội đúng yêu cầu đề ra, bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phong phú toàn diện, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Câu thơ của Tố Hữu là một quan niệm sống đẹp của con người Việt Nam thời đại mới, sống có lý tưởng, có niềm tin vào Đảng, Bác. Đặt quan niệm “sống là cho” tác giả muốn nhấn mạnh, đề cao điều chủ yếu của con người là sống cống hiến cho mọi người, cho quê hương, đất nước. * Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề nghị luận. *Suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên hiện nay: - Giải thích vấn đề cần nghị luận: + “Lí tưởng sống” là gì? Đó là mục đích sống cao đẹp, biết vươn tới những ước mơ chân chính, biết hướng hành động tới những điều tốt đẹp, biết sống vì hạnh phúc của mọi người, đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân. - Bàn luận: Một số biểu hiện của lí tưởng sống ở từng giai đoạn khác nhau của lịch sử: + Xã hội phong kiến: lí tưởng sống của người quân tử, nam nhi là lập thân, lập công danh, trị nước cứu đời. + Trong kháng chiến chống pháp và chống Mĩ: lí tưởng của người thanh niên Việt Nam là sống, chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Vì sao phải có lí tưởng sống?
  5. + Vì con người luôn muốn sống hạnh phúc, có những hạnh phúc bình dị như ăn ngon, mặc đẹp, vợ hiền, con ngoan, bạn tốt có những hạnh phúc cao sang hơn như công danh thành đạt, giàu có Dù ở mức độ nào, những ước muốn ấy cũng khiến con người phải luôn cố gắng, mưu cầu mới có được. + Lí tưởng là lẽ sống của cuộc đời. Lí tưởng cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao, hành động mới phi thường. Lí tưởng cao cả, đẹp đẽ là điều kiện để con người sống có ý nghĩa và sống xứng đáng. - Thanh niên hiện nay cần phải sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp: + Cần phải xác định lí tưởng sống đúng đắn: Sống để xây dựng quê hương, đất nước. + Phải biết ước mơ và hành động. + Có kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị. + Phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vận dụng những điều đã học vào thực tế. - Phê phán những ai sống không có lí tưởng, sống buông thả, sống dựa dẫm người khác - Bài học nhận thức và hành động: Biết đặt ra lí tưởng và con đường phấn đấu trong cuộc sống, luôn không ngừng học tập và lao động để trở thành người có ích cho xã hội. Biểu điểm: Điểm 6.0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Điểm 4 - 5.75: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 2 - 3.75: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả. Điểm 0.25 - 1.75: Cách nhìn nhận và triển khai vấn đề còn lúng túng. Nội dung sơ sài. Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về nội dung. * Lưu ý: Trên đây là những gợi ý và định hướng chung, giám khảo cần vận dụng linh hoạt dựa trên thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài có cảm nhận sâu sắc, có cảm xúc và sáng tạo trong cách viết. Hết