Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp Tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp Tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_12_n.docx
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp Tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH LỚP 12 Năm học 2018- 2019 MÔN: Ngữ Văn Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 02 câu, 01 trang) PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (8,0 điểm) Cuộc sống là một đường chạy marathon dài vô tận, nếu ta không cố gắng thì sẽ mãi bị bỏ lại phía sau và không bao giờ tới đích. Cuộc sống là một đường chạy vượt rào, nếu ta không cố gắng ta sẽ không thể vượt qua bất kì rào cản nào. Cuộc sống là một đường chạy nước rút, nếu ta không cố gắng ta chỉ là người chạy cuối cùng. Cuộc sống là một đường chạy tiếp sức, biết giúp đỡ nhau chúng ta sẽ chiến thắng. (Nguồn: Vậy cuộc sống của bạn là đường chạy nào? PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12,0 điểm) Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình. Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy! Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành”. (Chế Lan Viên, Ta gửi cho mình, Ngữ Văn 10- tập 2) Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ? Bằng những hiểu biết về thơ ca, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN NGỮ VĂN PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (8,0 điểm) A. Yêu cầu chung: - Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng, đạo lí). Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thức tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày sạch, đẹp, khoa học. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, theo quan điểm riêng miễn là hợp lí, thuyết phục, thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán. Sau đây là một vài định hướng: 1. Giải thích (2,0 điểm) - Đường chạy marathon dài vô tận: Đường chạy dài, đòi hỏi con người phải trường sức, giữ sức, bền bỉ, không bỏ cuộc, cố gắng về tới đích. - Đường chạy vượt rào: Trên đường chạy có những rào chắn, đòi hỏi sức bật để vượt qua. Có vượt qua được những rào cản mới về được đến đích. - Đường chạy nước rút: Đoạn chạy cuối trên một đường đua, là lúc phải dốc sức vươn lên và về đích sớm nhất có thể, nếu không cố gắng dốc sức thì sẽ bị tụt lại sau và trở thành người về đích cuối cùng. - Đường chạy tiếp sức: Có những con đường dài một mình không đủ sức vượt qua nổi, nên mỗi người sẽ đảm nhiệm vị trí từng đoạn, tiếp nối, tiếp sức cho nhau để nhanh chóng về đích giành được chiến thắng. => Đoạn văn sử dụng cách nói hình ảnh, có ý nghĩa biểu tượng để nói về những con đường đời với tính chất, yêu cầu và những đọi hỏi khác nhau, song có một điểm chung là con người luôn phải cố gắng nỗ lực hết sức, bằng khả năng của bản thân và liên kết với mọi người, để chúng ta đến được với một cái đích, một mục tiêu nào đó đặt ra. 2. Phân tích, chứng minh (4,0 điểm) - Đoạn văn gợi cho ta những liên tưởng và suy nghĩ sâu sắc về đường đời, đem đến cho ta bài học quý giá: dù ở bất kì chặng đường đời nào, ta cũng phải cố gắng, nỗ lực vươn lên, vượt qua, liên kết sức mạnh với mọi người để đạy được đích và thành công. - Đường đời của chúng ta không chỉ là một trong bốn con đường đó mà phải là sự tổng hợp linh hoạt của cả bốn con đường. - Dù ở chặng đường nào của cuộc đời, chúng ta cũng phải thể hiện sự cố gắng, nỗ lực, sự chung sức và tinh thần đoàn kết (Trong quá trình phân tích, chứng minh, học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, hoặc trải nghiệm của bản thân để minh họa). 3. Bình luận, mở rộng vấn đề (1,0 điểm)
- - Cuộc sống con người không phải lúc nào cũng là những đường chạy, những cuộc đua, những cái đích hữu hạn, hữu hình mà cuộc sống là dòng chảy bất tận, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng bền bỉ của chúng ta suốt mọi hành trình. - Phê phán những con người: không nỗ lực cố gắng trên hành trình cuộc sống; những người luôn dựa dẫm, ỷ lại vào người khác 4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Nhận thức đúng đắn về hành trình cuộc sống, điều kiện, sức mạnh để đến đích cuộc sống. - Xác định ý thức và hành động để mỗi chặng đường đời đều gặt hái nhiều thành công, để cuộc sống có ý nghĩa PHẦN II: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (12,0 điểm) A.Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề; biết vận dụng kiến thức lí luận về tác giả, tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, viết văn có cảm xúc, không mắc lỗi về cách dùng từ, chính tả, ngữ pháp; vận dụng các thao tác lập luận một cách hợp lí, hiệu quả. B. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những quan điểm trái chiều song cần có căn cứ thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1.Giải thích: - “Mình là ta Lại là ta đấy”: Trong quá trình sáng tạo và tiếp nhận, nhà thơ và bạn đọc luôn có sự đồng cảm. Khi đó, tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người. - “Ta gửi tro mình dựng lại nên thành”: Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng, đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” lại có thể “nên thành”. => Ý thơ của Chế Lan Viên khẳng định mối quan hệ giữa nhà văn- người đọc trong quá trình sáng tác văn chương và tác động của tác phẩm trong tâm trí người đọc. 2. Chứng minh: a. Quá trình sáng tác thơ ca và sự tiếp nhận của độc giả: - Thơ ca là sản phẩm sáng tạo từ bàn tay khối óc của người nghệ sĩ, bắt nguồn từ cuộc sống; bộc lộ thái độ tình cảm; chứa đựng cách nhìn nhận, suy nghĩ đánh giá của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Mỗi thi sĩ trong sáng tác của mình luôn có những đóng góp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. - Người đọc qua các sáng tác thơ ca, có những cách đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về mỗi tác phẩm của nghệ sĩ. b. Tác động của thơ ca đối với con người và cuộc đời: - Mỗi sáng tác của từng thi sĩ đều có tác động, ảnh hưởng riêng đến độc giả.
- - Nhưng nhìn chung các tác phẩm thơ đều cho người đọc hiểu vấn đề cuộc sống được nhìn nhận qua cảm xúc của thi sĩ; đều hướng chúng ta đến cái đẹp của tình đời, tình người, cái đẹp của lĩnh vực nghệ thuật. - Thơ ca còn giáo dục chúng ta những bài học nhân sinh cao đẹp (Trong quá trình chứng minh, học sinh có thể đưa dẫn chứng cụ thể về thời kì, khuynh hướng trào lưu văn học hoặc tác giả văn học, tác phẩm văn học. Dẫn chứng được chọn lựa có sự phân tích sâu sắc, tránh hiện tượng liệt kê dẫn chứng. Học sinh cần nêu rõ quan điểm và chứng minh cho ý kiến của mình bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục). 3. Bàn luận: - Người sáng tác luôn luôn trăn trở trước con người, cuộc đời rồi đàm luận với người đọc về những vấn đề mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc. - Người đọc lí giải, cắt nghĩa vẻ đẹp của tác phẩm bằng sự hiểu biết của mình. Từ đó, người đọc lí giải bằng nhiều cách, trên nhiều phương diện, có khi tìm ra nét nghĩa mới, ý nghĩa tích cực nằm ngoài dụng ý của nhà văn. - Sức sống lâu bền của tác phẩm chính là sự trường tồn qua thời gian và qua nhiều thế hệ bạn đọc. 4. Đánh giá: - Nhận định của Chế Lan Viên như một tuyên ngôn nghệ thuật khẳng định vai trò của thơ ca nói riêng, văn học nói chung: làm đẹp cho cuộc đời, con người và khơi dậy sức sáng tạo của người nghệ sĩ cũng như của bạn đọc. - Nhận định đặt ra yêu cầu với người sáng tác phải tạo ra được nét riêng, độc đáo trong quá trình sáng tác bằng cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận mới mẻ; yêu cầu với bạn đọc là phải tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình, trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn. C Thang điểm: - Điểm 120: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10,0- 11,0: Đáp ứng tôt các yêu cầu, có thể mắc vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8,0-9,0: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, mắc một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 6,0-7,0: Đáp ứng ½ yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt. - Điểm 4,0-5,0: Đáp ứng ½ yêu cầu mắc lỗi về chính tả, diễn đạt. - Điểm 1,0-3,0: Bài sơ sài, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 0,0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Hết
- PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: V-01-HSG12DT-18-TR24.DOC MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 4 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ XÁC NHẬN CỦA BGH PHẢN BIỆN CỦA ( Họ tên, chữ ký) TRƯỜNG ( Họ tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ tên, chữ ký)
- MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI TUYỂN SINH CHUYÊN LỚP 10 THPT Năm học 2018- 2019 MÔN: Ngữ Văn Thời gian: 150 phút (Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) PHẦN I : ĐỌC HIỂU (2,5 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Phía sau bức tranh vẽ cảnh “sum họp” gia đình Câu chuyện về bức tranh vẽ chủ đề gia đình của cậu bé học tiểu học được một nhà tâm lý chia sẻ tại buổi chuyên đề về mối quan hệ cha mẹ và con cái ngày nay. Cậu bé vẽ cảnh sinh hoạt của gia đình khi đi du lịch, cả nhà đang ngồi ở bãi biển. Trong bức tranh có đầy đủ các thành viên, ở đó ông bố chăm chú với chiếc điện thoại, người mẹ còn đang cúi đầu xuống Ipad Còn cậu bé cầm quả bóng bay trên tay với sự lơ đãng, vô hồn. Có lẽ nếu như không có quả bóng, lúc này cậu sẽ chẳng biết phải làm gì. Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình. (Nguồn: Hoài Nam, dan tri.com.vn) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Nội dung chính của văn bản? Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình. Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị qua văn bản? PHẦN II: LÀM VĂN (7,5 điểm) Câu 1( 2,5 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của mái ấm gia đình trong cuộc sống con người? Câu 2( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2015, trang 56) “Mai về miền Nam, thương trào nước mắt. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
- Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Viếng lăng Bác- Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2015, trang 59) Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN: NGỮ VĂN Câu Đáp án Điểm PhầnI- 1- Phương thức biểu đạt nghị luận/ phương thức nghị luận 0,5 Đọc 2- Nội dung chính của đoạn văn: Sự lẻ loi, cô độc của các thành viên gia 0,5 hiểu đình ngay khi ở cạnh người thân của mình trong chuyến du lịch, 3- Tác giả cho rằng: “Gia đình cùng nhau đi du lịch nhưng dường như ai 05 cũng lẻ loi, cô độc - ngay bên cạnh những người thân của mình” vì: + Đi du lịch nhưng mỗi người trong gia đình đều có niềm vui riêng của mình, không ai dành thời gian bên người thân (ông bố chăm chú với chiếc điện thoại, người mẹ còn đang cúi đầu xuống Ipad ). + Đặc biệt là cậu bé phải vô hồn chơi với quả bóng. 4- Thông điệp có ý nghĩa quan trọng nhất: (học sinh có thể rút ra một trong 1,0 các thông điệp sau) - Con người sống phải biết gần gũi, chia sẻ với những người xung quanh - Không nên thờ ơ, vô cảm với mọi người đặc biệt là người thân trong gia đình - Hãy làm gì đó để mái ấm gia đình là nơi con người cảm thấy gần gũi nhau và tìm được sự bình yên Phần 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 II- - HS biết cách làm bài nghị luận xã hội vận dụng tổng hợp các thao tác lập Làm luận : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận . văn - Bố cục bài làm rõ ràng, hệ thống lập luận chặt chẽ, hành văn mạch lạc cảm Câu 1 xúc, có sáng tạo (2,5đ) 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, theo quan điểm riêng miễn là hợp lí, thuyết phục, thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán. Sau đây là một vài định hướng: *Giới thiệu vấn đề nghị luận: 0,25 *Giải thích vấn đề nghị luận: 0,25 Định nghĩa gia đình là gì? Gia đình là một nhóm người được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống *Phân tích, chứng minh: 1,25 – Gia đình là cái nôi yêu thương, là nơi bạn được sinh ra và lớn lên bởi vòng tay cha mẹ. – Vai trò của gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn nó là cái nôi đầu đời của một đứa trẻ. Một đứa trẻ sinh ra chịu sự ảnh hưởng của gia đình rất lớn – Cùng với nhà trường, gia đình có vai trò tích cực trong việc dạy dỗ tạo ra nguồn lực cho xã hội trong tương lai. – Gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là nền tảng trực tiếp hình
- thành nhân cách của con trẻ. (Trong quá trình phân tích, chứng minh, học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, hoặc trải nghiệm của bản thân để minh họa). *Mở rộng vấn đề: – Hiện nay xã hội ngày càng có những sai lầm trong khái niệm về gia đình, nhiều người phụ nữ không muốn lập gia đình, không muốn kết hôn mà vẫn muốn sinh con và làm mẹ độc thân tự nuôi con trưởng thành. – Nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên tạo thói quen xấu cho con cái khi chính họ không bao giờ làm gương bởi cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào. – Bên cạnh đó, có nhiều gia đình đang quá bao bọc con cái tạo cho con cái thói quen ỷ lại vào cha mẹ. * Bài học, liên hệ với bản thân: – Bản thân con cái trong gia đình cần biết yêu thương cha mẹ, chia sẻ những khó khăn với cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt. Con cái nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà tùy theo sức của mình. – Cần chăm chỉ học hành vâng lời cha mẹ, thầy cô tạo niềm vui cho cha mẹ, không nên để cha mẹ buồn phiền vì mình *Đánh giá lại vấn đề 0,25 Câu 2 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 (5,0đ) Biết cách làm bài nghị luận văn học so sánh hai đoạn thơ; bố cục rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, cú pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày, sau đây là một vài định hướng: a. Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Giới thiệu hai tác phẩm, hai tác giả “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải và 0.5 “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. - Giới thiệu hai đoạn thơ. b. Giải quyết vấn đề nghị luận: * Cảm nhận về hai đoạn thơ: - Cảm nhận đoạn thơ “Ta làm bạc.”: Đoạn thơ với việc sử dụng điệp từ (một, dù ); điệp ngữ (ta làm , dù là ); sử dụng các hình ảnh thơ giàu giá trị gợi tả, gợi cảm (con chim, cành hoa, hòa ca, nốt trầm, tuổi hai mươi, tóc bạc ); giọng điệu thiết tha, nồng nàn cảm xúc đã thể hiện được khát vọng 1,5 cao đẹp của nhà thơ muốn được dâng hiến cho cuộc đời, đóng góp cho quê hương, đất nước - Cảm nhận đoạn thơ “Mai về này.”: Với điệp ngừ (muốn làm ); những hình ảnh giàu giá trị gợi tả, gợi cảm (thương trào nước mắt, con chim hót quanh lăng, đóa hoa tỏa hương, cây tre trung hiếu); giọng điệu trang trọng, cảm động, lưu luyến đoạn thơ là niềm xúc động thành kính sâu sắc của nhà thơ khi phải rời xa lăng Bác và ao ước muốn được ở mãi bên Bác * So sánh hai đoạn thơ: 1,0
- - Điểm giống nhau: + Cả hai đoạn thơ đều là cảm xúc chân thành, sâu lắng của hai thi nhân trước thiên nhiên, cuộc đời và con người; đều là những ước nguyện được cống hiến + Đều sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giọng điệu xúc động, tha thiết; sử dụng thành công các biện pháp tu từ - Điểm khác nhau: + Đoạn thơ của Thanh Hải là khát vọng cống hiến- được góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc, thì đoạn thơ của Viễn Phương lại là ước mong được ở bên Bác- gửi mình trong tiếng chim, đóa hoa, cây tre + Đoạn thơ của Thanh Hải giọng điệu nồng nàn, da diết thì giọng điệu của Viễn Phương qua đoạn thơ lại là sự lưu luyến và xúc động thành kính. * Lí giải sự khác biệt của hai đoạn thơ: - Thanh Hải sáng tác “Mùa xuân nho nhỏ” không bao lâu trước khi nhà thơ 1,0 qua đời, thể hiện niềm yêu mến tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. - Viễn Phương sáng tác “Viếng lăng Bác” nhân dịp ông ra thăm miền Bắc sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi và nhà thơ có dịp vào lăng viếng Bác. *Đánh giá vấn đề nghị luận: 0,5 - Cả hai đoạn thơ với ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh gợi tả, gợi cảm; với việc vận dụng thành công các biện pháp tu từ đã thể hiện được tình cảm tha thiết của hai tác giả với quê hương, đất nước và con người. - Hai đoạn trích đem lại vẻ đẹp cho hai bài thơ nói riêng, cho thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung; đồng thời thể hiện được tài năng của hai tác giả Hết
- PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: V-01-TS10C-16-TR24.DOC MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 3 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ XÁC NHẬN CỦA BGH ( Họ tên, chữ ký) PHẢN BIỆN ( Họ tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ tên, chữ ký)
- MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH LỚP 12 Năm học 2018- 2019 MÔN: Ngữ Văn Thời gian: 180 phút (Đề thi gồm 02 câu, 01 trang) I.ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bé Hải An hiến giác mạc đã để lại món quà vô giá cho cuộc đời Chia sẻ với báo Lao Động, ông Nguyễn Hoàng Phúc cho biết, bé Hải An là trường hợp rất đặc biệt, mới 7 tuổi 3 tháng nhưng không may bị bệnh nặng. Trong lúc đồng hành cùng con trị bệnh, mẹ của Hải An đã nói chuyện với con gái về việc hiến mô tạng cho y học. Dù nhỏ tuổi nhưng có lẽ, Hải An đã thấm đẫm hình ảnh điều trị của các bạn nhỏ, đồng cảm với mẹ, đồng ý hiến mô tạng “Mặc dù người mẹ có tâm nguyện trái tim con được đập trong lồng ngực của bạn nhỏ nào đó, tuy nhiên, vì điều kiện không phù hợp, nên sau khi con qua đời đã hiến tặng giác mạc. Chúng tôi đã kiểm tra các thông tin, thủ tục, phối hợp với Ngân hàng Mắt Trung ương, đến tận nhà tiếp nhận hai giác mạc của bé. Khi nhìn hình ảnh người mẹ ôm con vào lòng, nói: “Con hãy tặng giác mạc lại cho hai người bạn, mẹ tự hào về con!”, cảm xúc thật đặc biệt. Một hình ảnh trọn vẹn của tình mẫu tử, tình yêu thương " - Ông Phúc kể. Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép mô tạng nói: Hải An ra đi chắc chắn là nỗi tiếc thương nhưng xen vào đó là sự tự hào rất lớn của gia đình, xã hội. Con đã làm được một điều phi thường, con đã sống một cuộc đời trọn vẹn, ra đi một cách bình an. Khi ra đi, Hải An đã kịp để lại món quà vô giá cho cuộc đời. Câu chuyện của Hải An nói với chúng ta rằng, ai cũng có thể làm được những điều tử tế, ngay cả khi chúng ta đã ra đi. Chúng ta có thể hiện hữu trong cuộc đời lần thứ hai Chúng tôi mong muốn hình ảnh Hải An sẽ sống mãi, lan tỏa trong cộng đồng, đem đến nguồn cảm hứng, niềm vui, sự tự hào to lớn cho cộng đồng Nếu việc này được nhân lên, được lan tỏa sẽ góp phần tạo ra một dòng chảy văn hóa mới - dòng chảy văn hóa tận hiến. Như một dòng chảy văn hóa tốt đẹp cho người dân Việt, trên nền tảng đạo lý uống nước nhớ nguồn, bầu ơi thương lấy bí cùng. Ghi nhận của Cường Ngô (báo Lao Động 24- 2- 2018) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Tại sao tác giả ghi nhận lại: Hải An ra đi chắc chắn là nỗi tiếc thương nhưng xen vào đó là sự tự hào rất lớn của gia đình, xã hội. Câu 3: Theo anh/ chị tại sao người viết ghi nhận việc làm của bé Hải An là một món quà vô giá? Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Nếu việc này được nhân lên, được lan tỏa sẽ góp phần tạo ra một dòng chảy văn hóa mới - dòng chảy văn hóa tận hiến.
- Như một dòng chảy văn hóa tốt đẹp cho người dân Việt, trên nền tảng đạo lý uống nước nhớ nguồn, bầu ơi thương lấy bí cùng.” Không? Vì sao? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1: Từ nội dung văn bản đọc- hiểu về hành động của bé Hải An và gia đình đã hiến tặng giác mạc sau khi bé qua đời, gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc sống? Câu 2: Bàn về tác phẩm nghệ thuật, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Giá trị nghệ thuật là rất quan trọng. Bởi vì không có giá trị nghệ thuật thì không thể có tác phẩm nghệ thuật được. Nó là con số không”. Qua các tác phẩm văn xuôi đã học trong chương trình, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN NGỮ VĂN PHẦN I. Đọc- hiểu (6,0 điểm) Câu 1 ( điểm): Phương thức biểu đạt chính tự sự/ Phương thức tự sự. Câu 2 (điểm): Tác giả ghi nhận lại: “Hải An ra đi chắc chắn là nỗi tiếc thương nhưng xen vào đó là sự tự hào rất lớn của gia đình, xã hội.” vì: - Hải An ra đi khi còn quá nhỏ để lại sự xót thương, mất mát lớn cho gia đinh, người thân và xã hội. - Nhưng hành động cô bé hiến tặng lại giác mạc để cứu người chính là hành động cao cả, rất đáng tự hào và trân trọng. Câu 3 (điểm): Việc làm của bé Hải An là một món quà vô giá bởi vì: - Hải An mất đi nhưng một phần cơ thể bé vẫn còn tồn tại đem lại ánh sáng cho người còn sống giúp họ nhìn lại, cảm nhận lại được thế giới xung quanh, giúp họ tìm lại được niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc đời. - Việc làm đó khơi dậy ý thức tinh thần tương thân, tương ái; ý thức về sự tận hiến trong toàn xã hội. Câu 4 (điểm): Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể tự do trình bày quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần. Tuy nhiên yêu cầu cách lí giải phải thuyết phục, hợp lí không đi ngược lại những chuẩn mực đạo đức. Sau đây là gợi ý theo hướng đồng tình: -Cuộc sống rất cần những con người phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người, biết tận hiến, đóng góp sức mình để xây dựng và phát triển xã hội. -Khi cho đi, khi biết đóng góp, cống hiến, cuộc đời mỗi người sẽ trở nên có ý nghĩa hơn. - Hãy bằng những việc làm dù nhỏ nhất để giúp đỡ mọi người, tận hiến cho cuộc đời. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (điểm): 1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức (điểm): - Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng, đạo lí). Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thức tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày sạch, đẹp, khoa học. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận (điểm): Đoạn văn giúp người đọc rút ra bài học về cách sống, quan điểm sống. 3. Triển khai vấn đề nghị luận (điểm):
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, theo quan điểm riêng miễn là hợp lí, thuyết phục, thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán. Sau đây là một vài định hướng: *Nội dung đoạn văn phần đọc- hiểu là thái độ xót thương, cảm động, tự hào yêu mến của gia đình và toàn xã hội dành cho Hải An- một cô bé ra đi quá sớm khi mới chỉ 7 tuổi vì căn bệnh hiểm nghèo. Đồng thời đoạn văn còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về món quà vô giá mà cô bé để lại, đó là ánh sáng của đôi mắt- ánh sáng của tình thương, của sự tận hiến rất cần trong cuộc sống này. *Bài học: -Chúng ta phải biết vượt qua nỗi đau của bản thân để làm những việc có ích; -Hãy mở rộng vòng tay, tấm lòng giúp đỡ mọi người bằng những việc làm dù nhỏ bé nhất; -Hãy luôn ý thức về sự tận hiến trong cuộc đời để sống có ý nghĩa; -Phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, chỉ biết hưởng thụ Lưu ý: Trong quá trình lập luận, học sinh cần lấy dẫn chứng thực tế và liên hệ với cách sống mà bản thân mình lựa chọn 4. Sáng tạo (điểm): Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Câu 2 (,0 điểm) A.Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề; biết vận dụng kiến thức lí luận về tác giả, tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề. - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, viết văn có cảm xúc, không mắc lỗi về cách dùng từ, chính tả, ngữ pháp; vận dụng các thao tác lập luận một cách hợp lí, hiệu quả. B. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những quan điểm trái chiều song cần có căn cứ thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý: 1.Giải thích: - Giá trị nghệ thuật: Chất lượng, phẩm chất nghệ thuật kết tinh trong tác phẩm của tài năng sáng tạo ở người nghệ sĩ đã thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế mang đến những giá trị tư tưởng khơi gợi xúc cảm thẩm mĩ ở người đọc. - Tác phẩm nghệ thuật: Là công trình nghệ thuật do nghệ sĩ tạo nên để thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ về cuộc sống con người. Nó là một chỉnh thể thống nhất giữa hình thức nghệ thuật và nội dung thẩm mĩ. - Rất quan trọng: Là vai trò không thể thiếu, ảnh hưởng đến sự tồn tại của sáng tác. => Ý kiến khẳng định: chất lượng nghệ thuật đóng một vai trò không thể thiếu. Nó quyết định sự tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. 2. Chứng minh: *Giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi: -Nghệ thuật tạo tình huống: (Sau đây là gợi ý một số tác phẩm)
- + “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân: Tạo tình huống về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật Quản Ngục và Huấn Cao. Hai người tuy ở địa vị xã hội trái ngược nhau, nhưng lại có điểm gặp gỡ chung: yêu cái đẹp và trọng tài năng + “Vợ nhặt”- Kim Lân: Anh Tràng, một người nghèo khổ, xấu xí tưởng như ế vợ, lại được một cô gái theo không về làm vợ trong nạn đói quay quắt đe dọa mạng sống + “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu: tình huống khám phá, nhận thức của Phùng và Đẩu. Qua câu chuyện về gia đình người hàng chài, nhà văn cho người đọc thấy cuộc sống này luôn tồn tại những nghịch lí, mâu thuẫn -Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (Sau đây là gợi ý một số tác phẩm) + “Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân: Nhân vật trong tác phẩm mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn. Nhân vật Huấn Cao vừa tài hoa, vừa anh hùng. Nhân vật Quản Ngục được nhà văn đánh giá là “thanh âm trong trẻo trong bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn xô bồ”. + “Vợ nhặt”- Kim Lân: Nhân vật mang đậm cái nhìn hiện thực khi được nhà văn đặt trong bối cảnh nạn đói. Anh Tràng và cô vợ nhặt dù bị cái đói dồn đẩy đến bước đường cùng nhưng vẫn ngời sáng những vẻ đẹp phẩm chất. Bà cụ Tứ lại được nhà văn thể hiện ở diễn biến tâm trạng + “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu: Nhà văn đạt nhân vật trong bối cảnh cuộc sống đời thường những năm đổi mới sau chiến tranh. Nhân vật được nhìn một cách đa diện, đa chiều -Kết cấu tác phẩm, lựa chọn các chi tiết và sự việc tiêu biểu, giọng điệu và ngôn ngữ *Nghệ thuật của tác phẩm thể hiện sự tài hoa, phong cách sang tác độc đáo, riêng biệt của các nhà văn. (Trong quá trình chứng minh, học sinh có thể đưa dẫn chứng khác cụ thể về thời kì, khuynh hướng trào lưu văn học hoặc tác giả văn học, tác phẩm văn học. Dẫn chứng được chọn lựa có sự phân tích sâu sắc, tránh hiện tượng liệt kê dẫn chứng. Học sinh cần nêu rõ quan điểm và chứng minh cho ý kiến của mình bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục). 3. Đánh giá: - Nhận định của Phạm Văn Đồng là ý kiến đúng đắn vì nó xuất phát từ sự hiểu biết về đặc trưng bản chất của nghệ thuật. - Cần có cách hiểu đúng về vấn đề này: ý kiến khẳng định vai trò quan trọng của nghệ thuật chứ không tuyệt đối hóa vai trò ấy. Nghệ thuật phải chứa đựng và biểu hiện nội dung có chất lượng cao thì nghệ thuật mới có giá trị. - Nhận định đặt ra yêu cầu với người sáng tác phải tạo ra được nét riêng, độc đáo trong quá trình sáng tác bằng cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận mới mẻ; yêu cầu với bạn đọc là phải tiếp nhận tác phẩm bằng toàn bộ thế giới tinh thần của mình, trên tinh thần đối thoại, đồng sáng tạo với nhà văn. C Thang điểm: - Điểm 120: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 10,0- 11,0: Đáp ứng tôt các yêu cầu, có thể mắc vài lỗi nhỏ không đáng kể. - Điểm 8,0-9,0: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, mắc một vài lỗi nhỏ trong diễn đạt. - Điểm 6,0-7,0: Đáp ứng ½ yêu cầu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- - Điểm 4,0-5,0: Đáp ứng ½ yêu cầu mắc lỗi về chính tả, diễn đạt. - Điểm 1,0-3,0: Bài sơ sài, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại. - Điểm 0,0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. Hết PHẦN KÝ XÁC NHẬN: TÊN FILE ĐỀ THI: V-01-HSG12DT-18-TR24.DOC MÃ ĐỀ THI: TỔNG SỐ TRANG ( ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 4 TRANG NGƯỜI RA ĐỀ THI NGƯỜI THẨM ĐỊNH VÀ XÁC NHẬN CỦA BGH PHẢN BIỆN CỦA ( Họ tên, chữ ký) TRƯỜNG ( Họ tên, chữ ký, đóng dấu) (Họ tên, chữ ký)