Đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)

doc 6 trang thungat 2110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.doc

Nội dung text: Đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nghĩa Bình (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGHĨA ĐỀ THI GIỮA KÌ I MÔN VĂN 8 BÌNH NĂM HỌC 2018 -2019 (Thời gian 90 phút) 1. Mục tiêu 1.1 Kiến thức Kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh về từ vựng, đọc hiểu văn bản, văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và bộc lộ cảm xúc. 1.2. Kĩ năng Rèn kĩ năng làm một bài kiểm tra tổng hợp ba phân môn. 1.3. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực phân tích, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổng hợp 2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan và tự luận 20% trắc nghiệm + 80% tự luận A.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Thời gian làm bài: 90 phút) Nội dung Số Nhận Thông VD thấp VD cao Tổng câu biết hiểu Tiếng Việt TN:8 2 câu 4 câu 2 câu 2 đ = 20 % TL: 0 Đọc hiểu TN:0 1 câu 1 câu 1 câu 3,5đ = 35% văn bản TL:3 Tập làm TN:0 văn TL:1 1 câu 4,5 đ = 45% Tổng TN:8 1,5đ=15% 2,5đ=25% 5đ = 50% 1,đ=10% 10đ = 100% TL:4
  2. B. BẢNG MÔ TẢ CHI TIẾT. Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao Tiếng việt - Nhận biết - Hiểu được - Vận dụng Số câu: 8 được khái khái niệm, đặc những kiến đã niệm cơ bản. điểm, chức học phát hiện Số điểm: năng của khái kiến thức mới 2 niệm. và sửa lỗi Tỷ lệ:20% Đọchiểu - Nhận biết về Hiểu được tác Vận dụng Số câu: 3 văn bản tác giả, tác dụng của từ kiến thức phẩm, nội vựng trong văn đã học vào Số điểm: dung đoạn bản văn học. việc tạo lập 3,5 văn, văn bản. một đoạn Tỷ văn, văn lệ:35% bản mới Tậplàm văn -Nhận biết về -Hiểu được tác -Biết cách tạo Số câu: 1 thể loại văn dụng của các lập văn bản tự Số điểm bản yếu tố miêu tả sự có yếu tố :4,5 Tự sự và biểu cảm miêu tả và biểu Tỷ trong văn bản cảm lệ:45% tự sự Tổng số Số câu: 3 Số câu: 5 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: câu 12 S Tổng số Số điểm: 1,5 Số điểm: 2,5 Số điểm: 5 ố điểm: 1 Số điểm: điểm 10 Tỷ lệ Tỷ lệ: 15% Tỷ lệ: 25% Tỷ lệ: 50% Tỷ lệ: 10% Tỷ lệ: 100%
  3. C.ĐỀ BÀI I.Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất sau mỗi câu hỏi . 1.Thế nào là trường từ vựng? a.Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau ; b.Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc ; c.Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa ; d.Là tập hợp những từ có nghĩa giống nhau ; 2.Từ nào không phải là từ tượng hình? a.Lom khom b.Xao xác c.Chất ngất d.Xộc xệch 3.Từ “thì” trong câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi”thuộc loại từ nào? a.Quan hệ từ b.Trợ từ c.Thán từ d.Tình thái từ 4.Từ “cơ mà’ trong câu văn: “Trưa nay các em được về nhà cơ mà.”thuộc loại từ nào? a.Thán từ b. Tình thái từ c.Trợ từ d.Phó từ 5.Từ nào sau đây không phải từ láy? a.Chầm chậm b.Thơm tho c.Còm cõi d.Máu mủ 6.Hai câu thơ “ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Mở miệng cười tan cuộc oán thù” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a.So sánh b.Nhân hóa c.Nói quá d. Điệp ngữ 7.Từ nào là từ Hán Việt ? a.Ruộng đất b.Nhà cửa c.Của cải d.Gia tài 8.Từ nào sau đây viết không đúng chính tả? a.Roi song b.Sắp sửa c.Xầm sập d.Sầm sập II. Tự luận (8 điểm) Câu 1(3,5 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” 1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn.
  4. 2. Hãy chỉ rõ những từ láy tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn và phân tích tác dụng của chúng? 3. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Câu 2 (4,5 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I Năm học : 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn lớp 8 I.Trắc nghiệm 1c,2b,3b,4b,5d,6c,7d,8c II.Tự luận Câu 1: (3,5 điểm) 1 ) - Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (1đ) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0.5đ) 2) Xác định từ láy tượng hình, từ tượng thanh. (0.5đ) - Từ tượng hình: móm mém - Từ tượng thanh: hu hu Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0.5đ) 3) Học sinh cần cảm nhận được các ý sau. (1đ) - Đoạn văn kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm đã tái hiện thành công tâm trạng đau khổ, dằn vặt, ăn năn, hối hận của Lão Hạc sau khi bán chó - Động từ “ép” kết hợp với các từ tượng hình “co rúm”, “ngoẹo” “móm mém”và từ tượng thanh “hu hu” khắc họa nổi bật hình ảnh lão nông dân già nua, khắc khổ, giường như sức tàn lực kiệt vẫn cố dồn chắt lấy những giọt nước mắt cuối cùng để khóc thương con chó vàng tội nghiệp. Người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân hậu, lương thiện của Lão Hạc. - Đoạn văn cho thấy tài năng miêu tả tâm lí nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, điệu bộ của Nam Cao. Câu 2: (4,5điểm) a. Về hình thức: (0,5 điểm) + HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Nhập vai Xiu để kể lại ( Xưng tôi ngôi thứ 1) + Bài viết có bố cục ba phần chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm.
  5. b. Về nội dung: (4điểm) 1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi - người kể chuyện (chú ý học sinh nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại. 2. Thân bài: * Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi. - Xiu giới thiệu được hoàn cảnh sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ) - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào.(chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời) - Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết). - Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra. - Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn - Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác ( chú ý các chi tiết miêu tả và biểu cảm trong phần này) 3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ. * - Điểm 3,5 – 4 : Làm tốt theo yêu cầu. Sử dụng tốt các yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Điểm 2,5 – 3: Làm tốt theo yêu cầu trên. Sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm còn hạn chế - Điểm 1,5 – 2: Nắm được cốt truyện trên, kể được nội dung chính câu chuyện. Sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm ít.mờ nhạt - Điểm 0,5 – 1 :Kể được nội dung chính câu chuyện. Không sử dụng được yếu tố miêu tả và biểu cảm - Điểm 0 : Không làm hoặc làm sai * Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh cho điểm hợp lí