Đề thi Hóa học Lớp 12 - Mã đề 101 - Kỳ thi giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quáng Xương 1

docx 4 trang thungat 5200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Hóa học Lớp 12 - Mã đề 101 - Kỳ thi giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quáng Xương 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoa_hoc_lop_12_ma_de_101_ky_thi_giao_luu_kien_thuc_th.docx

Nội dung text: Đề thi Hóa học Lớp 12 - Mã đề 101 - Kỳ thi giao lưu kiến thức thi THPT Quốc gia lần 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quáng Xương 1

  1. TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1 GIAO LƯU KIẾN THỨC THI THPT QUỐC GIA MÃ ĐỀ 101 LẦN 2 - NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: Hóa học (Đề gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh . SBD Phòng Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là A. Fe2O3. B. Fe(OH)2. C. Fe(OH)3. D. FeO. Câu 2: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường? A. Etilen.B. Axetilen. C. Buta-1,3-đien.D. Metan. Câu 3: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. Al 2O3.B. ZnSO 4.C. Al(OH) 3.D. NaHCO 3. Câu 4: Anilin có công thức là A. C6H5-NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 5: Khi xà phòng hóa tristearin trong NaOH thu được glixerol và A. C 15H31COONa.B. C 17H33COONa. C. C17H35COOH. D. C17H35COONa. Câu 6: M là kim loại thuộc nhóm IA thì oxit của nó có công thức là A. M2O. B. MO. C. MO2. D. M2O3. Câu 7: Sắt tác dụng với hóa chất nào sau đây, thu được sản phẩm là hợp chất sắt (III)? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch H 2SO4 loãng. C. Khí clo. D. Bột lưu huỳnh. Câu 8: Cho 6 gam Ca tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc), giá trị của V là A. 2,24.B. 3,36. C. 1,68.D. 5,6. Câu 9: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO 3)2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe. D. Fe2O3. Câu 10: Dãy kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tăng dần tính khử? A. Fe, Mg, Al. B. Al, Mg, Fe. C. Fe, Al, Mg. D. Mg, Al, Fe. Câu 11: Để làm mềm nước cứng tạm thời ta không thể dùng: A. Dung dịch NaOH. B. Đun nóng. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch Ca(OH)2. Câu 12: Dung dịch NaOH không tác dụng được với dung dịch nào sau đây? A. H2SO4. B. FeCl3. C. HCl. D. K2SO4. Câu 13: Cho khí CO dư đi qua 3,2 gam Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng Fe thu được là A. 1,12 gam.B. 2,24 gam.C. 0,56 gam.D. 2,88 gam. Câu 14: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch A. muối ăn.B. giấm ăn. C. kiềm. D. ancol. Câu 15: Từ cây mía hoặc củ cải đường sản xuất được loại cacbohiđat nào sau đây? A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. Trang 1 mã đề 101
  2. Câu 16: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), HCl (2), KNO3 (3). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là A. (2), (3), (1).B. (1), (2), (3).C. (3), (2), (1).D. (1), (3), (2). Câu 17: Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn, khi nhào bột đó với nước tạo thành một loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh, do đó thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương Công thức của thạch cao nung là A. CaO. B. CaSO 4. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.H2O. Câu 18: Cho 8,9 gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là A. 12,9 gam.B. 11,2 gam. C. 11,1 gam. D. 12,1 gam. Câu 19: Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trọng, được sử dụng làm kính lúp, thấu kính, kính chống đạn, Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=CH-COO-CH3.B. CH 2=C(CH3)-COO-CH3. C. CH3-COO-CH=CH2. D. CH2=CH-CN. Câu 20: Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng 2-3, một số người bị viêm loét dạ dày, tá tràng do lượng HCl trong dịch vị tiết ra nhiều quá nên pH< 2. Để chữa bệnh này người ta thường dùng thuốc muối trước bữa ăn. Thành phần chính của thuốc muối là A. Na2CO3.B. NaCl.C. NaHCO 3.D. NaOH. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. D. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ đa chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Câu 22: Dãy nào sau đây chỉ gồm các tơ tổng hợp? A. tơ nilon-6; tơ visco; tơ olon.B. tơ nilon-6,6; tơ tằm; tơ axetat. C. tơ nilon-6; tơ olon; tơ nilon- 6,6.D. tơ lapsan; tơ tằm; tơ visco. Câu 23: X là một amino axit. Khi cho 0,02 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,25 M và thu được 3,67 gam muối khan. Công thức của X là A. (NH2)2C5H9-COOH. B. NH2-C6H12-COOH. C. (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH. D. NH2-C3H5(COOH)2. Câu 24: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ; saccarozơ, xenlulozơ. Những chất khi bị oxi hóa hoàn toàn thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là A. glucozơ và xenlulozơ. B. saccarozơ và fructozơ. C. saccarozơ và xenlulozơ. D. glucozơ và fructozơ. Câu 25: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60°C- 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là A. glixerol. B. ancol etylic. C. axit axetic. D. anđehit axetic. Câu 26: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit? A. CH3-COO-CH2-CH=CH2. B. CH3-COO-C(CH3)=CH2. C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D. CH3-COO-CH=CH-CH3. Câu 27: Dẫn 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30. B. 40. C. 25. D. 20. Câu 28: Cho 12,9 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1 M thu được 3,36 lít H2 (đktc). Giá trị của V là A. 500.B. 250. C. 300. D. 150. Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai? A. NaOH là chất rắn màu trắng, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước. B. Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu. C. Phèn chua được dùng để làm trong nước đục. Trang 2 mã đề 101
  3. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì Fe chỉ bị ăn mòn hóa học. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm glucozơ, axit axetic, anđehit fomic và etylen glicol. Sau phản ứng thu được 21,28 lít khí CO2 (đktc) và 20,7 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp X là A. 63,67%. B. 42,91%. C. 41,61%. D. 47,75%. Câu 31: Nung nóng 11,12 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe, Mg ngoài không khí một thời gian thu được 15,12 gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch chứa 0,56 mol HCl thu được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào Y thu được 81,98 gam kết tủa và khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Số mol Fe2+ có trong Y là A. 0,05.B. 0,07.C. 0,06. D. 0,08. Câu 32: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 17,472 lít CO2 (đktc) và 11,52 gam nước. Mặt khác, m gam X phản ứng với dung dịch KOH dư thì thu được 0,26 mol hỗn hợp ancol. Biết X không tham gia phản ứng tráng gương. Giá trị của V là A. 21,952. B. 21,056. C. 20,384. D. 19,6. Câu 33: Cho sơ đồ phản ứng: emzim 1 Glucozo  2X1 2CO2 H 2 X1 X2  X3 H2O H 3 Y C7H12O4 2H2O X1 X2 X4 t0 xt 4 X1 O2  X4 H2O Biết các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Cho các phát biểu sau: (a) Có ba công thức cấu tạo của Y thỏa mãn sơ đồ trên. (b) X1 và X4 có nhiệt độ sôi bằng nhau vì có khối lượng mol phân tử bằng nhau. (c) X1 là thành phần chính của nước rửa tay khô để phòng chống dịch Covid-19. (d) X3 là hợp chất đa chức. (e) X4 có vị chua của me. (f) X2 có khối lượng mol phân tử bằng 90. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Nhiệt phân Na2CO3 ở nhiệt độ cao. (c) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (d) Cho từ từ dung dịch chứa 1,1a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol Na2CO3. (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl rồi đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất khí là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (b) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (c) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin. (d) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, rồi đun nóng dung dịch thu được, thấy xuất hiện màu xanh tím. (e) Thủy tinh hữu cơ có thành phần chính là metyl metacrylat. (f) Chất béo là thành phần chính của dầu thực vật, mỡ động vật. Số nhận xét đúng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 36: Hỗn hợp X gồm alanin; axit glutamic và axit metacrylic có cùng tỷ lệ mol. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy a mol X và b mol Y thì tổng số mol khí oxi cần dùng là 2,85 mol, thu được H2O; 0,2 mol N2 và 2,1 mol CO2. Mặt khác, khi cho hỗn hợp Z (chứa a mol X và b mol Y) tác Trang 3 mã đề 101
  4. dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 50,0.B. 62,8. C. 44,1. D. 42,8. Câu 37: Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau: Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên. Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng. Cho các nhận định sau: (a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào ống nghiệm thấy quỳ tím chuyển màu xanh. (b) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy ống nghiệm. (c) Ở bước 2 thì anilin tan dần. (d) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt. (e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì thu được kết quả tương tự. Số nhận định đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 38: Cho C17H35COOH tác dụng với C3H5(OH)3 có mặt H2SO4 đặc xúc tác, thu được hỗn hợp X gồm: (C17H35COO)3C3H5, (C17H35COO)2C3H5(OH), C17H35COOC3H5(OH)2, C17H35COOH và C3H5(OH)3 (trong đó C17H35COOH chiếm 20% số mol). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 48,96 gam muối và 14,638%m gam glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị gần nhất của V là A. 98. B. 96. C. 101. D. 99. Câu 39: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4 với tỉ lệ mol tương ứng là 8: 2: 1 tan hết trong dịch dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 2 muối và 2,6544 lít hỗn hợp khí Z gồm CO2 và SO2 (đktc, không còn sản phẩm khử khác). Biết dung dịch Y phản ứng được tối đa 0,2m gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn khí Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là A. 11,82. B. 12,18. C. 13,82. D. 18,12. Câu 40: Cho ba este no, mạch hở X, Y và Z (MX < MY < MZ). Hỗn hợp E chứa X, Y và Z phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol T và hỗn hợp F chứa hai muối (P, Q) có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 3 (MP < MQ). Cho toàn bộ T vào bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng 12,0 gam và thu được 4,48 lít H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ F, thu được Na2CO3, CO2 và 6,3 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong một phân tử Y là A. 14 B. 17. C. 22. D. 20. HẾT Lưu ý - Kết quả được đăng tải trên trang Web: quangxuong1.edu.vn vào ngày 25/03/2021 - Lịch giao lưu lần 3 ngày 18/04/2021 Trang 4 mã đề 101