Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 061 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa

doc 3 trang thungat 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 061 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_de_so_061_nam_hoc_2016_20.doc
  • docKTHK_HOA_phieudapan.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 061 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tủa Chùa

  1. SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG: THPT TỦA CHÙA Môn: HÓA HỌC 12 Năm :2016-2017 Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm) (Đề thi gồm 03 trang) Mã đề thi 061 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết: Na = 23, H = 1, O = 16, N = 14, Ca = 40, C = 12, Zn = 65, Cu = 64, Ag = 108, Al = 27, Mg = 24, Cl = 35,5. Câu 1: Cho 18 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đkc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 5,2. B. 6,4. C. 5,0 D. 8,5. asmt Câu 2: Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O Clorofin (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây? A. quá trình khử. B. quá trình oxi hoá. C. quá trình hô hấp. D. quá trình quang hợp. Câu 3: Để xà phòng hóa hoàn toàn 11,1 gam một este no, đơn chức cần dùng 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este là A. C5H10O2. B. C3H6O2. C. C6H12O2. D. C4H10O2. Câu 4: Cho các chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3CH2NH2. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên? A. CH3OH/HCl. B. HCl. C. Quỳ tím. D. NaOH. Câu 5: Chất không phải axit béo là A. axit panmitic. B. axit axetic. C. axit oleic. D. axit stearic. Câu 6: Dãy kim loại nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? A. Al, Hg, Cs, Sr. B. Cu, Pb, Rb, Ag. C. Fe, Zn, Li, Sn. D. K, Na, Ca, Ba. Câu 7: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là: A. Phản ứng thuận nghịch. B. Phản ứng xà phòng hóa. C. Phản ứng không thuận nghịch. D. Phản ứng cho nhận electron. Câu 8: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là A. alanin. B. valin. C. axit glutamic. D. glixin Câu 9: Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là: A. NH3, C6H5NH2, CH3NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. C. C6H5NH2, CH3NH2, NH3. D. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. Câu 10: Tinh bột thuộc loại A. monosaccarit. B. polisaccarit. C. đisaccarit. D. lipit. Câu 11: Khi thủy phân hợp chất (C 17H33COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được nhóm sản phẩm nào? A. C17H33COONa, C3H5ONa, H2O. B. C17H33COONa, C3H5OH. C. C17H33COONa, C3H5OH. D. C17H33COONa, C3H5 (OH)3. Câu 12: Phản ứng chứng minh glucozơ có nhóm chức anđehit là A. tác dụng với axit tạo sobitol. B. phản ứng lên men rượu etylic. C. phản ứng tráng gương. D. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng tạo dung dịch có màu xanh đặc trưng. Trang 1/3 - Mã đề thi 061
  2. Câu 13: Số lượng đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 14: Cho dãy các chất : CH3COOCH3, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là A. 2. B. 1. C. 3. D. 0. Câu 15: Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành A. etyl axetat. B. axyl etylat. C. axetyl etylat. D. metyl axetat. Câu 16: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → glucozơ → X → Y → etyl axetat. Các chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là: A. C2H4, CH3COOH. B. C2H5OH, CH3COOH. C. CH3COOH, CH3OH. D. CH3COOH, C2H5OH. Câu 18: Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 8,15 gam. B. 8,10 gam. C. 7,65 gam. D. 0,85 gam. Câu 19: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III)? A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch HNO3 (loãng, dư). D. Dung dịch H2SO4 (loãng). Câu 20: Glixin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào sau đây (điều kiện phản ứng coi như có đủ): A. HCl , C2H5OH , NaCl. B. HCl , Cu, C2H5OH. C. NaOH, HCl, C2H5OH. D. Na ,Br2 , C2H5OH. Câu 21: Khi ăn cơm nhai kĩ thấy cơ vị ngọt do đã xảy ra phản ứng nào sau đây: A. Phản ứng thủy phân saccarozơ tạo thành glucozơ và fructozơ B. Phản ứng tạo thành tinh bột. C. Phản ứng thủy phân xenlulozơ tạo thành glucozơ D. Phản ứng thủy phân tinh bột tạo thành glucozơ Câu 22: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H 2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 200. B. 100. C. 50. D. 150. Câu 23: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm A. –NH– trong phân tử. B. –CO– trong phân tử. C. –CO–NH– trong phân tử. D. –CH(CN)– trong phân tử. Câu 24: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH. Câu 25: Vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 26: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)? A. tơ tằm. B. tơ visco. C. bông. D. tơ nilon-6,6. Câu 27: Ngâm một lá Zn trong 200ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn A. giảm 1,51 gam. B. tăng 0,43 gam. C. giảm 0,43 gam. D. tăng 1,51gam. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 3,3 gam một este no, đơn chức X thu được 3,36 lit khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C2H4O2. B. C4H8O2. C. C3H6O2. D. C5H8O2. Câu 29: Chất thuộc loại đisaccarit là Trang 2/3 - Mã đề thi 061
  3. A. glucozơ. B. fructozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 30: Tính chất vật lí chung của kim loại là A. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. B. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. C. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. D. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. Câu 31: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol metylic. Công thức của X là A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 32: Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 33: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. este hóa. B. trùng ngưng. C. trùng hợp. D. xà phòng hóa. Câu 34: Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là A. màu da cam. B. màu đỏ. C. màu vàng. D. màu tím. Câu 35: Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch glucozơ, ancol etylic và lòng trắng trứng? A. NaOH. B. AgNO3/NH3. C. HNO3. D. Cu(OH)2. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 6,2 gam. B. 5,4 gam. C. 2,6 gam. D. 3,1 gam. Câu 37: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là A. 16,2. B. 36,0. C. 18,0. D. 9,0. Câu 38: Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng đồng vì đồng là kim loại A. có tính dẫn nhiệt tốt B. kém hoạt động, có tính khử yếu C. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng D. có tính dẻo Câu 39: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là A. CH3OH và CH3COOH. B. CH3COONa và CH3OH. C. CH3COONa và CH3COOH. D. CH3COOH và CH3ONa. Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam một kim loại X (hóa trị II) vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thấy thoát ra 3,36 lit khí (đktc). kim loại X là A. Ca. B. Al. C. Mg. D. Zn. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 061