Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 195 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang thungat 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 195 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_12_ma_de_195_so_gddt_vinh_ph.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 195 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC ĐỀ THI HỌC KÌ I TRUNG TÂM GDNN-GDTX BÌNH XUYÊN MÔN LỊCH SỬ12 Thời gian làm bài: 45 phút. (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 195 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Lớp 12A . Câu 1: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” Câu văn trên trích trong văn bản nào? A. Tuyên ngôn độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. D. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. Câu 2: Tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta biểu hiện ở điểm nào? A. Đường lối kháng chiến của Đảng ta. B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta. C. Quyết tâm kháng chiến của Đảng ta. D. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta. Câu 3: Số lượng thành viên của tổ chức Liên hợp quốc ngày càng đông nói lên điều gì? A. Liên hợp quốc là một tổ chức đóng góp to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. B. Liên hợp quốc là một tổ chức có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế. C. Liên hợp quốc góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tến, văn hóa. D. Liên hợp quốc ngày càng trở thành một tổ chức đáng tin cậy có vị trí cao trên trường quốc tế. Câu 4: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của nước ta là A. Liên khu V. B. Bắc Sơn – Võ Nhai. C. Cao Bằng. D. Thanh – Nghệ – Tĩnh. Câu 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội nước nào sẽ vào nước ta theo quyết định của Đồng minh? A. Quân Anh, quân Pháp. B. Quân Pháp, quân Trung Hoa Dân quốc. C. Quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh. D. Quân Anh, quân Mĩ. Câu 6: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là A. Tác phẩm "Đường Kách Mệnh". B. Báo Người cùng khổ. C. Báo Thanh niên. D. Bản án chế độ Thực dân Pháp. Câu 7: Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu? A. Miền Trung. B. Trong cả nước. C. Miền Nam. D. Miền Bắc. Câu 8: Mục tiêu chiến lược của ta khi quyết định mở Chiến dịch Biên giới 1950 là nhằm A. để đánh bại kế hoạch Rơ-ve. B. tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước. C. khai thông đường biên giới biên giới Việt - Trung. D. tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng. Câu 9: Ý nào sau đây không nằm trong phương hướng chiến lược Đông –Xuân 1953-1954 được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra? A. Buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ. B. Do địch phải phân tán lực lượng mà tạo điều kiện tiêu diệt thêm sinh lực địch. C. Nhanh chóng đánh bại quân Pháp kết thúc chiến tranh. D. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu để tiêu diệt địch, giải phóng đất đai. Câu 10: Tài liệu được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội Nghị Véc-xai (6/1919) là A. báo “Đời sống công nhân”. B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. C. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. D. báo “Người cùng khổ”. Trang 1/3 - Mã đề thi 195
  2. Câu 11: Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã A. bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm. B. được thực dân Pháp dung dưỡng. C. bị thực dân Pháp bóc lột nặng nề nhất. D. được thực dân Pháp sử dụng làm tay sai đắc lực cho chúng. Câu 12: Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đề ra thời kì (1936-1939) là căn cứ vào A. tình hình thế giới và châu Á. B. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới. C. tình hình cụ thể của Việt Nam. D. chính sách của chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ban hành. Câu 13: Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1945 là A. lật đổ chế độ phản động ở thuộc địa, cải thiện dân sinh. B. đánh đuổi đế quốc xâm lươc giành độc lập dân tộc. C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày. D. đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do, dân chủ. Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam có những giai cấp nào? A. Nông dân, địa chủ, công nhân, tiểu tư sản. B. Nông dân, địa chủ. C. Nông dân, địa chủ, tư sản, tiếu tư sản. D. Nông dân, địa chủ, công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Câu 15: Tình hình tài chính của nước ta sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám như thế nào? A. Ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng. B. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Pháp và Nhật. C. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối. D. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng. Câu 16: Hành lang Đông -Tây mà Pháp thiết lập theo nội dung kế hoạch Rơ ve bao gồm A. Hải Phòng, Hà Nội, Sơn La, Thái Nguyên. B. Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên. C. Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Lai Châu. D. Hải Phòng, Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La. Câu 17: Biện pháp chủ yếu nhằm tăng ngân sách Đông Dương của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. tăng thuế. B. tăng cường trồng cao su. C. ban hành nhiều loại thuế mới. D. đẩy mạnh khai mỏ. Câu 18: Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Tăng thêm lòng tin của nhân dân. B. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, thúc đẩy kháng chiến tiến lên. C. Nêu cao vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến của Đảng và giai cấp công nhân. D. Làm cho nhân dân thế giới hiểu về cách mạng Việt Nam. Câu 19: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập vào A. 6/1925 ở Hương Cảng (TQ). B. 6/1925 ở Quảng Châu (TQ). C. 5/1925 ở Quảng Châu (TQ). D. 7/1925 ở Quảng Châu (TQ). Câu 20: Lý do chủ yếu nhất Pháp đề ra kế hoạch Nava? A. Sau 8 năm chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, có nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính. B. Vì phong trào phản đối chiến tranh của Pháp ở Đông Dương lên cao. C. Vì sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương. D. Vì Nava được Mĩ chấp nhận. Câu 21: Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương thời kì (1936-1939) là chống A. bọn đế quốc nói chung. B. đế quốc, phong kiến. Trang 2/3 - Mã đề thi 195
  3. C. bọn thực dân Pháp phản động và tay sai ở Đông Dương. D. Chủ nghĩa phát xít. Câu 22: Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì? A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. B. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. C. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình. D. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc. Câu 23: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì? A. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. B. Thay đổi 1 cách cơ bản các nhân tố sản xuất. C. Tạo ra 1 khối lượng hàng hóa đồ sộ. D. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ. Câu 24: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930- 1931 là? A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. B. “Tự do dân chủ” và “cơm áo hòa bình”. C. “Giải phóng dân tộc” và “tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian”. D. “Chống đế quốc” và “Chống phát xít, chống chiến tranh”. Câu 25: Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là A. Xây dựng các cơ sở trong và ngoài nước. B. Viết sách báo tuyên truyền cách mạng. C. Các ý A, C đúng. D. Các hội viên nghe Nguyễn Ái Quốc giảng lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 26: Quyết định của Đảng và Chính phủ ta trước hành động bội ước của thực dân Pháp cuối năm 1946 là A. tiếp tục nhân nhượng, hòa hoãn với Pháp. B. đề nghị chính phủ Pháp thương lượng, đàm phán. C. kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp. D. phát động toàn quốc kháng chiến. Câu 27: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch dành cho A. Vệ Quốc Quân. B. Việt Nam giải phóng quân. C. Trung đoàn Thủ Đô. D. Đội Cứu quốc quân. Câu 28: Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946-1954), nguyên nhân nào quyết định nhất? A. Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo. B. Có tinh thần đoàn kết, chiến đấu. C. Có hậu phương vững chắc. D. Toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân ta đoàn kết một lòng. Câu 29: Trong lịch sử thế giới hiện đại, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra chủ yếu ở khu vực nào? A. Châu Á, châu Âu và Mĩ la-tinh. B. Châu Á, châu Phi và châu Âu. C. Châu Á, châu Phi và Mĩ la-tinh. D. Trên tất cả các lục địa, khu vực. Câu 30: Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào? A. Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc. B. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. C. Đấu tranh giữa các nước đế quốc. D. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 195