Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_phong_gd.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Thụy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Bà Huyện Thanh Quan Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016 Em hãy đọc kỹ bài thơ trên và trả lời các câu sau: 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? 2. Tìm các từ láy trong bài thơ. 3. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì ? 4. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm mà em đã được học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một. II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm) Nêu cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em. HẾT Họ và tên học sinh: ; Số báo danh:
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA THÁI THỤY HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 7 I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm Câu Nội dung Điểm Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ? 1 - Bài thơ được sáng tác theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật 0,5 Tìm các từ láy trong bài thơ 2 - Chỉ ra được các từ láy trong bài thơ: lom khom, lác đác, quốc quốc, 0,5 gia gia (Tìm đúng 2 từ trở lên có thể cho điểm tối đa) Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì ? 1.5 Học sinh cần trả lời được 2 ý sau: - Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, thấp thoáng sự sống con 0,5 3 người nhưng còn hoang sơ - Thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của 1,0 tác giả. Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm đã 0,5 được học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn 7, tập một: - Văn bản Bánh trôi nước; 4 - Văn bản Sau phút chia ly; - Văn bản Qua đèo Ngang; - Văn bản Bạn đến chơi nhà. (Kể tên được 3 trong 4 văn bản trên có thể cho điểm tối đa) II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm Ý Nội dung Điểm Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em 6,0 * Yêu cầu chung: - Về nội dung, đề bài yêu cầu trình bày cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em. Phạm vi kiến thức cần cho bài văn là những hiểu biết, cảm nhận của học sinh về ngày Tết cổ truyền ở quê đã được trải qua, kết hợp với sự tìm hiểu về phong tục ngày Tết của các miền quê khác. Bài văn cần cho thấy những cảm nhận, tình cảm, suy nghĩ chân thành, tốt đẹp về ngày Tết cổ truyền của quê hương. - Vê hình thức, đề bài yêu cầu viết bài văn biểu cảm, để bài văn thêm sinh động, học sinh cần kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài viết của mình. - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần chú ý cách vận dụng lý thuyết
  3. kết hợp với kiến thức thực tế của học sinh, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. Những bài văn sao chép lại các bài văn mẫu trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác không cho điểm cao. 1 Mở bài: 1,0 - Giới thiệu khái quát về tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với ngày 0,5 Tết cổ truyền ở quê hương (có thể là niềm háo hức mong đợi đến Tết mỗi dịp đông qua, xuân về, là những ấn tượng sâu sắc, không thể quên về những cái Tết đã được trải qua ) - Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo, hấp dẫn của học sinh. 0,5 2 Thân bài: 5,0 Trình bày cụ thể về những cảm nhận, tình cảm, cảm xúc của bản thân về ngày Tết cổ truyền ở quê hương. * Cảm nghĩ về không khí chuẩn bị đón Tết cổ truyền 1,0 + Tiết trời sang xuân: thời tiết, cảnh sắc đất trời + Không khí chuẩn bị rộn ràng, hối hả của mọi người * Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền của quê hương: 4,0 + Tết đoàn viên là dịp để sum họp gia đình, để mỗi người con trở về 1,0 quê hương sau những ngày tháng xa quê, được sum vầy đông đủ quanh mâm cơm gia đình, ấm ấp nghĩa tình. + Tết trở thành lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Tết mang những 1,0 nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất đặc trưng của dân tộc Việt Nam - Tục thờ mâm ngũ quả, gói bánh chưng xanh. - Nghi lễ cúng giao thừa - Phong tục mừng tuổi, xông nhà, hái lộc, mua muối, khai bút, xin chữ - Tết cũng là dịp diễn ra nhiều trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống (Trong nội dung này, học sinh có thể có sự liên hệ so sánh với phong tục ngày Tết cổ truyền ở các địa phương, các vùng quê, các dân tộc khác nhau để có thêm những cảm nhận sâu sắc) + Tết là biểu trưng cho sự khởi đầu mới với niềm vui và những điều 1,0 may mắn. + Tết mang đến niềm vui, sự háo hức, phấn khởi cho bản thân em: khi 1,0 được bố mẹ mua quần áo mới, được người lớn mừng tuổi, được đi thăm người thân (Trên đây là những gợi ý, học sinh có thể nêu gộp các ý; GV cần vận dụng linh hoạt trong quá trình chấm bài làm của học sinh) Kết bài : 1,0 3 - Bày tỏ cảm xúc, tình cảm với ngày Tết cổ truyền 0,5 - Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn, phát huy các giá trị 0,5 văn hóa truyền thống của dân tộc
  4. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN Điểm 7: Vận dụng tốt kiến thức đã học và kiến thức thực tế để làm bài văn biểu cảm, trình bày đủ các ý cơ bản như trên, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn ; diễn đạt trôi chảy, lô gic; trình bày sạch sẽ, rõ ràng; chữ viết đúng chính tả, bài viết có sự liên hệ so sánh, giàu cảm xúc. Điểm 5 - 6: Biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn biểu cảm, trình bày tương đối đủ các ý cơ bản như trên, có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn, trình bày và diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. Điểm 3 - 4: Vận dụng kiến thức để làm bài văn biểu cảm chưa tốt, nhiều đoạn lạc sang kể, tả lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng kiến thức để làm bài văn biểu cảm nhiều đoạn lạc sang kể, tả lan man, lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức trình bày, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. - Tôn trọng sự sáng tạo trong quá trình làm bài của học sinh, không yêu cầu học sinh nhất thiết phải theo đúng trình tự như Hướng dẫn chấm bài kiểm tra trên đây - Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 điểm.