Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trưỡng THPT Nguyễn Đáng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trưỡng THPT Nguyễn Đáng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2017_2018_truong.docx
Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2017-2018 - Trưỡng THPT Nguyễn Đáng (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH ĐỀ THI HK I NĂM HỌC 2017 - 2018 Điểm TRƯỜNG THPT NG UYỄN ĐÁNG MÔN: SINH 10 - Thời gian làm bài: 60 phút Họ, tên thí sinh: Lớp 10 Ngày / /2017 1.Hãy mô tả cấu trúc của màng sinh chất? ( 2 điểm ) -Trình bày chức năng của màng sinh chất? (1 điểm) 2. Nêu sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? ( 2 điểm ) 3.Tại sao muốn rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau ? ( 1 điểm ) 4. Trình bày cấu trúc và chức năng (vai trò) của enzim. ( 2 điểm ) 5. Một gen có khối lượng phân tử 540.000 đvC, có số nuclêôtit loại A = 2G. a. Tính tổng số nuclêôtit của gen. (1 điểm ) b. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đó. ( 1 điểm )
- ĐÁP ÁN: Câu 1. Cấu trúc của màng sinh chất: - Thành phần hóa học của màng sinh chất: Gồm hai thành phần chính là photpholipit (2 lớp) và prôtêin. Ở tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có nhiều phân tử cholestêron làm tăng tính ổn định của màng. (1 điểm) - Màng sinh chất có cấu trúc khảm – động: +Khảm: Prôtêin gồm hai loại, prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng, phân bố rãi rác (khảm) trong màng. +Động: Các phân tử prôtêin cũng như photpholipit có thể thay đổi vị trí hình thù làm cho màng có tính linh hoạt và mềm dẻo cao (động). (1 điểm) Chức năng của màng sinh chất: - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, màng có tính bán thấm. - Thu nhận thông tin cho tế bào ( nhờ các prôtêin thụ thể trên màng tế bào). - Có các dấu chuẩn là các glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào, giúp các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ của cơ thể khác. ( 1 điểm ) Câu 2. Sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: (2 điểm) Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động - Vận chuyển các chất qua màng - Vận chuyển các chất qua màng sinh chất dựa theo nguyên lý sinh chất ngược chiều gadien khuếch tán ( cùng chiều gadien nồng độ, từ nơi chất tan có nồng nồng độ ), từ nơi các chất có nồng độ thấp đến nơi chất tan có nồng độ cao đến nơi các chất có nồng độ cao. độ thấp. - Cần tiêu tốn năng lượng. - Không tiêu tốn năng lượng. - Thường cần các máy bơm đặc - Có 2 cách : chủng cho từng loại chất cần vận Khuếch tán trực tiếp qua lớp chuyển. photpholipit kép và khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. Câu 3. Muốn rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau vì: (1 điểm) Môi trường trong tế bào rau có nồng độ chất tan cao hơn (ưu trương) so với môi trường bên ngoài ( nhược trương), nên nước đi từ môi trường ngoài vào trong rau giúp rau tươi. Câu 4. Cấu trúc của enzim: - Enzim có thành phần cấu tạo cơ bản là prôtêin. - Mỗi enzim có một vùng trung tâm hoạt động, là nơi enzim liên kết với cơ chất để tạo phản ứng. - Cơ chất là chất chịu tác dụng của enzim, có cấu trúc phù hợp với enzim.( 1 điểm ) Chức năng của enzim: - Làm tăng tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào, giúp duy trì hoạt động sống. - Tế bào tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất thông qua điều khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hóa hoặc ức chế. (1 điểm) Câu 5. Bài tập a. Tổng số nuclêôtit của gen: ( 1 điểm )
- M = N.300 = 540.000 đvC N = M / 300 = 540.000 / 300 = 1800 ( Nul) b. Số nuclêôtit mỗi loại của gen đó: ( 1 điểm ) N = 2A + 2G = 2A + A = 1800 (Nul) A = N / 3 =1800 / 3 =600 (Nul) A = 2G G = A / 2 =600 / 2 = 300 (Nul)