Đề thi khảo sát chất lượng cuối năm môn Sinh học Khối 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng cuối năm môn Sinh học Khối 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_cuoi_nam_mon_sinh_hoc_khoi_10_nam.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng cuối năm môn Sinh học Khối 10 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM 2017-2018 Môn: sinh, Khối 10 Thời gian: 60 phút, không kể thời gian phát đề Ngày thi: 11/05/2018 Câu 1. (4 điểm) 1.Trình bày pha tối trong quang hợp của chu trình C3. 2.Trình bày yếu tố nhiệt độ và pH ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Câu 2. (2 điểm). 1.Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy? Nêu ý nghĩa của nguyên phân. 2. Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa kỳ sau của nguyên phân và kỳ sau 1 của giảm phân . Tại sao lại có sự khác nhau đó ? Câu 3. ( 2 điểm) Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật (môi trường D) gồm các thành phần sau: NaCl: 5g/l; (NH4 )2 PO4 : 0,2g/l; KH2 PO4 : 1g/l; MgSO4 : 0,2g/l; CaCl2: 0,1g/l. Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như sau: Môi trường nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C Môi trường D + 10g cao thịt bò, để Mọc Không mọc Không mọc trong bóng tối Môi trường D, để trong bóng tối có Không mọc Mọc Không mọc sục CO2 Môi trường D, chiếu sáng, có sục Không mọc Không Mọc Mọc CO2 1. Môi trường D thuộc loại môi trường gì? Giải thích. 2. Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn . Câu 4. (2 điểm) 1. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian của các loại tế bào sau: tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư. 2. Sản xuất nước mắm, nước tương, sữa chua, rượu là ứng dụng hoạt động gì của những vi sinh vật nào? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KÌ II NĂM 2017-2018 Môn: sinh, Khối 10 Câu 1: 2 điểm Đáp án 1. Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn 0.5 được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat. 0.5 -Chất kết hợp với CO2, đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP) . 0.5 -Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon(APG). Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. -Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (A/PG). 05 Một phần A/PG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP. Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. 2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hoá học 0.5 trong cơ thể, tăng cường hoặc kìm hãm sự sinh sản của vi sinh vật. Nhiệt độ cao thường làm biến tính các loại prôtêin, axit nuclêic. 0.5 - Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta phân chia vi sinh vật làm 4 0.5 nhóm : vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt. -Trong quá trình sống, vi sinh vật thường tiết các chất ra ngoài môi 0.5 trường làm thay đổi độ pH của môi trường. Câu 2: 3 điểm Đáp án 1. Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). 0.25 Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n. Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y hệt nhau. 0.25 Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm
  3. tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, nguyên phân cũng đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tái 0.25 sinh những mô hoặc các cơ quan bị tổn thương, ở các sinh vật sinh 0.25 sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. 2. kỳ sau của nguyên phân các NST kép tách thành các NST đơn và 0.5 phân ly về hai cực của tế bào. Kỳ sau 1 giảm phân NST kép phân ly về hai cực của tế bào . -nguyên nhân : do dây tơ của thoi phân bào bám vào 2 phía của tâm động trong nguyên phân và dây tơ dây tơ của thoi phân bào bám 0.5 vào 1 phía của tâm động trong giảm phân Câu 3: 1. Môi trường D là môi trường tổng hợp vì đã biết được thành phần và hàm 0.5 lượng các chất trong đó. Nếu HS không giải thích thì không cho điểm. 2. Chủng A sống được trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ 0.5 → kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng - Chủng B sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → kiểu dinh 0.5 dưỡng là hóa tự dưỡng. - Chủng C chỉ sống được trong điều kiện có CO2 và ánh sáng → quang tự 0.5 dưỡng Câu 4: 2 điểm Đặc điểm kì trung gian: + Tế bào hồng cầu: Không có nhân, không có khả năng phân chia nên không 0.25 có kì trung gian + Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời 0.25 + Tế bào ung thư: Kì trung gian diễn ra trong thời gian ngắn. 0.5 Sản xuất nước mắm: quá trình phân giải prôtêin động vật của vi sinh vật có 0.25 sẵn trong ruột cá. - Sản xuất nước tương: quá trình phân giải prôtêin và tinh bột thực vật của 0.2.5 nấm sợi và vi khuẩn. - Sản xuất sữa chua: quá trình lên men lactic của vi khuẩn lactic đồng hình. 0.25 - Sản xuất rượu: quá trình lên men etylic của nấm men, nấm mốc 0.25