Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-20118 - Trường THPT Châu Thành I
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-20118 - Trường THPT Châu Thành I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2017_20118_truon.doc
Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2017-20118 - Trường THPT Châu Thành I
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI HỌC KI II LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : Ngữ văn – Chương trình chuẩn Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) . Mục tiêu đề kiểm tra: - Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10, sau khi học sinh kết thúc tuần 33. - Mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị luận văn học về tác phẩm thơ - Hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể: + Ôn lại các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các phương thức biểu đạt, các phép tu từ đã học + Ôn kiến thức tiếng việt trong bài phép điệp và phép đối, những yêu cầu về việc sử dụng tiếng việt để có thể nêu tác dụng và phát hiện, sửa lỗi trong văn bản + Ôn lại kĩ năng nghị luận bài thơ đoạn thơ và vận dụng thao tác Chú ý các thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận + Xem lại những bài làm văn số 6 để tránh lỗi diễn đạt, lập luận còn vướng mắc. Chú ý ưu điểm , nhược điểm để rút kinh nghiệm. II. Hình thức đề kiểm tra: Hình thức trắc nghiệm kết hợp với tự luận. III. Thiết lập ma trận: MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Tổng thấp dụng cao số Năng lực I. Đọc hiểu - Phương thức - Nêu được nội - Tác gia biểu đạt dung chính của Nguyễn Du - Biện pháp tu đoạn văn. - Tình cảnh lẻ từ - Hiệu quả nghệ loi của người - Lỗi trong diễn thuật của phép tu từ chinh phụ đạt - Những yêu - sửa câu cầu sử dụng - Tác dụng của biện Tiếng Việt pháp tu từ: Phép - Định nghĩa - Nêu định điệp phép điệp, nhận nghĩa và tìm biết và tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ trông câu thơ Số câu 5 ( 8ý) Số điểm 3,0 1,5 0,5 5,0 Tỉ lệ 15% 10% 5% 50% II. Làm văn - Đảm bảo bố - Hiểu được yêu - Từ hiểu - Liên hệ cục bài văn cầu của đề: trình biết về thực tế, - Giới thiệu khái bày cảm nhận về tài đoạn trích rút ra bài
- quát tác giả, tác sử dụng ngôn ngữ Trao duyên học từ phẩm và tấm lòng nhân và kĩ năng vấn đề đạo của Nguyễn Du đọc hiểu được nghị qua đoạn trích thơ, trình luận bày cảm nhận về tài và tình Nguyễn Du theo yêu cầu của đề Số câu 1 Số điểm 1,0 1,0 2,0 1,0 5,0 Tỉ lệ 10% 10% 20% 10% 50% Tổng chung Số câu 6 Số điểm 4,0 2,5 2,5 1,0 10,0 Tỉ lệ 40% 25% 25% 10% 100% IV. Biên soạn đề kiểm tra (Đề kiểm tra gồm có 02 trang)
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI HỌC KI II LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN : Ngữ văn – Chương trình chuẩn Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Tổ tiên Nguyễn Du vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội ) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền ( nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm sinh năm 1708 mất 1775 và mẹ là Trần Thị Tần 1740- 1778, quê Bắc Ninh.” (Theo sách Ngữ văn 10, tập hai, trang 92) - Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? - Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 2 (1,0 điểm): Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: Có được quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn. Câu 3 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. (Chinh phụ ngâm – bản diễn Nôm Đoàn Thị Điểm) Câu 4 (2,0 điểm): Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ dầu dầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh ” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) II. PHẦN LÀM VĂN (5,0 điểm): Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại.
- “ Cậy em, em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim, Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sóng gió bất kì, Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Ngày xuân em hãy còn dài, Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ, vật này của chung.” (Trích Trao duyên, theo Sách Ngữ văn 10, tập hai - NXB Giáo dục) – HẾT –
- V. Hướng dẫn chấm (Gồm có 02 trang) 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM PHẦN ĐỌC HIỂU Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Nguyễn Du sinh năm 1,0 1765 tại Thăng Long . quê Bắc Ninh.” Ý 1 Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt thuyết minh 0,5 Ý 2 Nội dung chính của văn bản: Đoạn trích viết về thân thế và quê quán 0,5 nhà thơ Nguyễn Du. Câu 2 Xác định lỗi trong câu sau và sửa lại cho đúng: “Có được quyển 1,0 sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn”. Ý 1 - Câu sai về ngữ pháp (Hoặc: Lỗi trong câu là lỗi ngữ pháp) 0,5 Ý 2 Có thể chọn một trong các phương án sau: 0,5 - Bỏ cụm từ: “đã làm cho” Có được quyển sách hay, Nam càng say mê đọc sách hơn. Hoặc bỏ cụm từ “Có được” Quyển sách hay đã làm cho Nam càng say mê đọc sách hơn. Câu 3 Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong những câu 1,0 thơ sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó: Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. Ý 1 -Biện pháp tu từ chính được sử dụng là so sánh: “Khắc giờ” như niên 0,5 / “Mối sầu” tựa “miền biển xa” Ý 2 -Hiệu quả nghệ thuât: Hình tượng thời gian và không gian dài rộng, kì 0,5 vĩ (như niên/ tựa biển xa) đã cụ thể hóa nỗi nhớ nhung, sầu muộn của người chinh phụ: một khắc giờ trôi qua trong thương nhớ dài như cả năm chầy, nỗi sầu thì mênh mông như biển cả. Câu 4 Nêu khái niệm phép điệp? Chỉ ra và nêu tác dụng của phép 2.0 điệp trong đoạn thơ sau: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh ” Học sinh nêu khái niệm phép điệp: Là phép tu từ điệp lại một yếu tố 1,0 âm, vần, từ, cụm từ, câu nhằm nhấn mạnh ý, tăng sức gơị hình gợi cảm cho diễn đạt. Học sinh chỉ ra phép điệp trong đoạn thơ điệp từ “ buồn trông”. 0.5 Tác dụng nhấn mạnh tâm trạng buồn, cô đơn của Thúy Kiều khi ở lầu 0.5 xanh.
- PHẦN LÀM VĂN Anh/chị hãy phân tích những câu thơ sau trong đoạn trích Trao 5,0 duyên (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Từ việc phân tích đoạn thơ anh/chị hãy liên hệ với chữ “hiếu” thời hiện đại. a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 * Thân bài: - Phân tích đoạn thơ: + Hai câu thơ mở đầu: “Cậy em, em có chịu lời 0.75 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” . Cách sử dụng từ : Cậy, chịu . Hành động : Lạy, thưa -> Hoàn cảnh đặc biệt khác thường + Lí lẽ trao duyên của Kiều 0.75 . Mối duyên Kim – Kiều dở dang do hoàn cảnh . Kiều vừa có ý mong muốn, vừa ép buộc em thay mình nối duyên cùng Kim Trọng + Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều: 0.75 . Vân còn trẻ . Vì tình chị em ruột thịt . Được vậy thì Kiều có chết cùng mãn nguyện -> Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình + Nghệ thuật : Cách sử dụng từ ngữ, cách miêu tả nội tâm nhân vật 0.75 + Liên hệ với chữ hiếu của thời nay 1,0 * Kết bài: Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân 0,5 * Đây chỉ là những gợi ý cho đề theo hướng mở, HS có thể đề xuất những ý kiến khác miễn sao lập luận thuyết phục. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những cảm nhận riêng mà thuyết phục thì vẫn chấp nhận. -HẾT-