Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 9 trang thungat 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_co_ma_t.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc- Hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài kiểm tra trong thời gian: 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7 (Tập 2). - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận.
  2. KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC 2017 - 2018 Mức độ Vận dụng Cộng Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn bản - Nhớ và chép lại được một trong - Hiểu và giải thích được - Văn học dân các câu tục ngữ đã học. Nêu được vai trò, ý nghĩa của tục gian nội dung câu tục ngữ đó. ngữ đối với cuộc sống - Nhận diện được văn bản, nêu con người. - Văn bản nghị được nội dung, ý nghĩa của câu văn luận trong văn bản. Số câu Số câu: 1,5 Số câu: 0,5 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 3,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 30 % 2. Tiếng việt - Nhận diện câu rút gọn, câu đặc - Hiểu được tác dụng của - Câu rút gọn biệt và nêu được công dụng của việc tách trạng ngữ thành - Câu đặc biệt các kiểu câu đó. câu riêng. - Trạng ngữ Số câu Số câu: 0,5 Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 2,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% 3. Tập làm - Nhận biết đúng yêu cầu về thể - Hiểu và vận dụng đúng - Biết vận dụng những kiến thức đã - HS nghị luận đầy đủ, rõ văn loại cũng như vấn đề cần nghị phương pháp và những học về đặc điểm của thể loại văn nghị ràng, có hệ thống lí lẽ, - Nghị luận luận. Viết viết đúng thể loại văn yêu cầu về thể loại. Hiểu luận để tạo lập một văn bản hoàn dẫn chứng, lập luận chặt nghị luận chứng minh đủ bố cục và nắm vững các nội chỉnh. Nắm được các vấn đề có liên chẽ thuyết phục. Hành ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. dung cần nghị luận trong quan đến luận điểm để làm sáng tỏ văn trong sáng, trình bày bài làm. nội dung cần nghị luận. khoa học, sáng tạo Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 5,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 50% TS câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 4 TS điểm Số điểm: 4,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 4,0% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 100%
  3. PHÒNG GD& ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy chép lại một câu tục ngữ đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kỳ II. Nêu nội dung của câu tục ngữ đó. Giải thích tại sao tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân dân ta? Câu 2. (1,0 điểm) Đọc câu văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau của các đối tượng được kể đến. Từ đó cho biết ý nghĩa của câu văn. Câu 3. (2,0 điểm) a) Hãy xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong các câu in đậm sau, cho biết tác dụng của mỗi câu đó? (1) Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên. (2) Nước gì đang xối xả vào mái hiên thế? - Mưa. b) Em hiểu dụng ý của tác giả khi tách bộ phận câu in đậm thành câu riêng trong đoạn văn dưới đây như thế nào? “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó”. (Đặng Thai Mai) Câu 4. (5,0 điểm) Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên. HẾT
  4. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 7 NĂM HỌC 2017 - 2018 (Gồm 02 trang) Câu Ý Nội dung Thang (điểm) điểm - HS chép lại đúng, chính xác một câu tục ngữ đã học trong 0,5 đ chương trình Ngữ văn học kỳ II của lớp 7; - Nêu đầy đủ, chính xác nội dung của câu tục ngữ. 0,5đ Câu 1 - Giải thích: (2,0 đ) Tục được coi là “túi khôn” của nhân dân ta vì: + Nội dung của tục ngữ chứa đựng kinh nghiệm của nhân 0,5 đ dân về đời sống và xã hội + Những đúc rút kinh nghiệm trong tục ngữ giúp con người trở nên “thông thái” hơn, hiểu rõ và lí giải được những vấn 0,5đ đề của cuộc sống - Câu văn nằm trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân 0,25đ dân ta. - Những điểm giống và khác biệt giữa các đối tượng được Câu 2 kể đến trong đoạn văn: (1,0 đ) + Giống nhau: Đều là đồng bào ta ở khắp mọi miền đất 0,25đ nước, ai ai cũng đều một lòng yêu nước sâu sắc + Khác nhau: Về tuổi tác, về hoàn cảnh sống. 0,25đ - Ý nghĩa: Khẳng định sự đồng nhất về lòng yêu nước của nhân dân ta 0,25đ - Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt: + Mưa (1): Là câu đặc biệt có tác dụng thông báo về sự 0,5đ a tồn tại của hiện tượng mưa. + Mưa (2): Là câu rút gọn có tác dụng làm cho câu gọn hơn, Câu 3 thông tin nhanh về sự xuất hiện của hiện tượng mưa 0,5đ (2,0 đ) Dụng ý của tác giả khi tách bộ phận câu in đậm thành câu riêng: b - Câu in đậm là thành phần trạng ngữ được tách thành câu riêng; 0,5đ - Nhấn mạnh thái độ tin tưởng, niềm tự hào của tác giả và của mọi người về tương lai của tiếng Việt 0,5đ
  5. Câu 4 MB - Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực (5,0 đ) trong cuộc sống - Dẫn câu tục ngữ “Có chí thì nên” 0,5đ - Ý kiến nhận xét, đánh giá HS viết phần thân bài dựa trên các ý cơ bản như sau: * Giải thích câu tục ngữ: “Có chí thì nên”: 0,75 đ - "Chí" là ý chí, nghị lực, chí hướng, kiên trì, quyết tâm của con người ; - "Nên" là thành công, thành quả, kết quả tốt đẹp => Nghĩa của cả câu: Ý chí làm nên thành quả. Lời khuyên ở đây là: Muốn thành công thì phải có nghị lực và kiên trì * Chứng minh câu tục ngữ: TB 2,0 đ - "Có chí thì nên" là bởi: + "Chí" là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng là những tấm gương sáng trong học tập, lao động sáng tạo, kinh doanh, thể thao ). + Những người có "chí" đều thành công vì ý chí tiếp cho ta thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công (nêu dẫn chứng) - Nếu không có "chí"thì: 0,75 đ + Không có "chí" thì con người không làm được gì , không đạt được thành công (dẫn chứng) + Không khẳng định được bản thân mình trong cuộc sống - Rèn luyện như thế nào để trở thành người có "chí": 0,5đ + Tu dưỡng ý chí bắt đầu từ những việc nhỏ nhất + Khi gặp thất bại không được nản chí , khắc phục bản thân để đạt được thành công KB - Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có chí thì nên” - Liên hệ bản thân (Hoặc mở rộng vấn đề) 0,5đ * Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. Hết