Đề thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 6 - Năm học 2017-2018

doc 5 trang thungat 2710
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 6 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_lan_6_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Lần 6 - Năm học 2017-2018

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2-2017-2018-LẦN 6 I.TRẮC NGHIỆM : Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là động năng của một vật A. luôn không âm. B. phụ thuộc hệ quy chiếu. C. tỷ lệ với khối lượng của vật. D. tỷ lệ với vận tốc của vật. Câu 2: Theo thuyết động học phân tử các phân tử vật chất luôn chuyển động không ngừng. Thuyết này áp dụng cho:A. Chất khí. B. chất lỏng. C. chất khí và chất lỏng. D. chất khí, chất lỏng và chất rắn. Câu 3: Chọn câu đúng. Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong 1 đơn vị thể tích: A. tăng, tỉ lệ thuận với áp suất. B. không đổi. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. tăng, tỉ lệ bình phương với áp suất. Câu 4: Dùng ống bơm bơm một quả bong đang bị xẹp (không có không khí), mỗi lần bơm đẩy được 50cm3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 60 lần bơm quả bóng có dung tích 2 lít, coi quá trình bơm nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là: A. 1,25 atm. B. 1,5 atm. C. 2 atm. D. 2,5 atm. Câu 5: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất khối khí tăng thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là: A. 870C B. 3600C C. 3500C D. 3610C Câu 6: Một người đang đi xe đến đầu một dốc nghiêng xuống thì thả cho xe chạy với tốc độ 36km/h xuống dốc, sau khi chạy được 4m thì tốc độ của xe bằng 43,2km/h. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,2; g = 10m/s2. Góc nghiêng của dốc so với phương ngang bằng: A. 340 B. 440 C. 540 D. chưa đủ dữ kiện để tính Câu 7: Một vật đang chuyển động với vận tốc ban đầu v0 = 8m/s thì lên dốc cao 0,8m không ma sát rồi tiếp tục chạy trên mặt phẳng ngang như hình vẽ, mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,6. Lấy g = 10m/s2, Hỏi nó chuyển động được bao xa trên 0,8m mặt phẳng ngang thì dừng, coi chiều dài dốc không đáng kể so với quãng đường v0 nó chuyển động được ở mặt phẳng ngang: A. 2m B. 4m C. 6m D. 8m Câu 8. Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào A. khối lượng của vật B. vị trí đặt vật C. vận tốc của vật D. gia tốc trọng trường Câu 9. Một ô tô có khối lượng 900kg đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì chịu tác dụng của lực cản F, sau khi đi tiếp 30m thì tốc độ xe còn lại 10m/s. Lực cản trung bình F là: A. 4500N B. 114390N C. 2000N D. 4000N Câu 10. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng? A. Độ lớn lực căng bề mặt tỉ lệ với độ dài đường giới hạn mặt thoáng của chất lỏng. B. Hệ số căng bề mặt của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. C. Hệ số căng bề mặt không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng. D. Lực căng bề mặt có phương tiếp tuyến với mặt thoáng của chất lỏng và vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng. Câu 11 Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động đi lên của vật thì A. thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.B. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm. C.thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm. D. thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương. Câu 12. Lò xo có độ cứng k=500N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 10cm thì thế năng đàn hồi của hệ bằng A. 25 kJ. B. 2,5 J. C. 5 J. D. 50 J. Câu 13. Một vật được thả không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có chiều dài 2m, nghiêng một góc 300 so với phương ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,4, lấy g=10m/s 2. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng gần với giá trị nào sau đây?
  2. A. 5,8 m/s. B. 4,5 m/s. C. 2,5 m/s. D. 3,5 m/s. Câu 14. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. C. Chuyển động không ngừng. D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 15 Trong quá trình nén đẳng nhiệt của một khối khí lý tưởng, áp suất của khối khí thay đổi 3atm thì thể tích của nó thay đổi 1,2 lần. Áp suất ban đầu của khối khí bằng: A. 15atm. B. 3,6atm. C. 12atm. D. 6atm. Câu 16. Một bình kín chứa khí ở nhiệt độ 330C dưới áp suất 300kPa. Tăng nhiệt độ cho bình đến nhiệt độ 370C đẳng tích thì độ tăng áp suất của khí trong bình là: A. 3,92kPa B. 3,24kPa C. 5,64kPa D. 4,32kPa Câu 17. Tăng nhiệt độ đẳng áp một khối khí từ 170C đến 5970C thì thể tích tăng một lượng ΔV=9 lít. Thể tích ban đầu của khí đó là 3 lít. B. 4,5 lít. C. 0,3 lít. D. 0,1 lít. Câu 18. Đường đẳng áp trong hệ trục tọa độ OPV là? A. Một đường thẳng song song với trục OV. B. Một đường hypebol. C. Một đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ. D. Một đường thẳng song song với trục OP. Câu 19. Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phần tử cấu tạo lên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 20. Một động cơ nhiệt làm việc sau một thời gian thì tác nhân đã nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 6 6 Q1=2,5.10 J, truyền cho nguồn lạnh nhiệt lượng Q2=1,25.10 J. Hiệu suất thực của động cơ nhiệt là A. 50%. B. 35%. C. 20%. D. 30%. Câu 21. Một thanh kim loại có chiều dài 40cm khi ở nhiệt độ 40C. Hệ số nở dài của kim loại đó là 17,2.10-6K. Khi nhiệt độ của thanh kim loại là 200C thì chiều dài của nó là A. 40,0110cm. B. 40,0165cm. C. 40,0138cm. D. 40,0124cm. II.TỰ LUẬN Bài 1 . Hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lý tưởng trong hệ tọa độ p,V. a. Mô tả các quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí đó. 5 2 0 b. Biết ở trạng thái 1 có: p1=2.10 N/m , V1=10 lít, t1=27 C; trạng 5 2 thái 3 có: p3=4.10 N/m , V3=15 lít.Tính nhiệt độ T3 của khí ở trạng thái 3. Bài 2: Một vật khối lượng 0,1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng AB không ma sát như hình vẽ . Cho AH = 1 m, g = 10 m/s2. Chọn mặt phẳng ngang qua BC làm mốc thế năng a) -Tính cơ năng của vật tại đỉnh A A -Tính tốc độ của vật tại B b) Tính tốc độ của vật tại M trên mặt phẳng nghiêng , biết MB = 1m , AB = 2 m (câu b độc lập với câu c) H c) Sau đó vật tiếp tục chuyển động trên mặt ngang BC = 10 m và B C dừng lại tại C. Tính công lực ma sát trên BC, và tính hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang.