Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Phan Bội Châu

docx 5 trang thungat 1750
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2014_2015_tr.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Phan Bội Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC: 2014-2015 Môn : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 180 phú Câu 1: ( 8 điểm) Trong bài Tự phê bình, đăng trên báo Nhân Dân số 176, ngày 10/4/1954, Bác Hồ có viết: “ Dao có mài mới sắc Vàng có thui mới trong Nước có lọc mới sạch Người có tự phê bình, mới tiến bộ”. Suy nghĩ của anh ( chị) về tầm quan trọng của tự phê bình. Câu 2: (12 điểm) Trong Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.” Anh / chị hiểu thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một tác phẩm văn chương đã được học trong chương trình Trung học phổ thông để làm rõ cách hiểu của mình. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 8 điểm) Trong bài Tự phê bình, đăng trên báo Nhân Dân số 176, ngày 10/4/1954, Bác Hồ có viết: “ Dao có mài mới sắc Vàng có thui mới trong Nước có lọc mới sạch Người có tự phê bình, mới tiến bộ”. Suy nghĩ của anh ( chị) về tầm quan trọng của tự phê bình. A.Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội. - Sử dụng phối hợp các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận để nêu suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của tự phê bình. - Bố cục chặt chẽ,lý lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu - Diễn đạt có cảm xúc, lập luận có sức thuyết phục, chữ rõ ràng, sạch sẽ. B. Yêu cầu về kiến thức: 1. Giải thích khái niệm : Tự phê bình là tự nhận thức, tự nhìn nhận nhận để đánh giá đúng bản thân 2. Tại sao phải tự phê bình ?: Bởi mỗi người rất khó tự kiểm soát, đánh giá đúng, hành vi và khả năng của chính mình. Thông thường, mỗi người thường bị chính “ cái tôi” cá nhân lấn át nên khó mhinf nhận đúng về chính mình. Điều đó dễ sinh ra tính tự thõa mãn, tính kiêu ngạo, bảo thủ. 3. Vai trò của tự nhận thức, tự phê bình đối với mỗi người: - Giúp cho cá nhân mỗi người nhìn nhận, đánh giá đúng bản thân . - Nhận ra được những sai lầm, hạn chế mà chúng ta mắc phải để kịp thời sửa chữa. - Tự phê bình và phê bình có mối quan hệ với nhau: Khi chúng ta chưa tự phê bình, tự nhận thức thì ta chưa thể nghe lời phê bình của người khác. Và khi chúng ta tự phê bình được chính mình thì mới có thể phê bình người khác.
  3. - Đối lập với tính tự phê bình, tự nhận thức là tính kiêu ngạo. - Muốn nhận thức được và đánh giá được khả năng của bản thân thì phải thông qua hoạt động thực tiễn “ Một con người khó có thể nhận thức được chính mình. Đó không phải là việc làm của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình lúc đó bạn lập tức hiểu được giá trị của chính mình” ( Gớt) 4. Chứng minh, bình luận : - Chứng minh: Trong cuộc sống nhiều người không biết tự phê bình, kiểm điểm, dẫn tới sai lầm ( dẫn chứng). Hậu quả sẽ khôn lường nếu không biết tự phê. Ngược lại những người biết tự phê sẽ có cơ hội để thành công. - Bình luận: Không phải ai cũng dám tự phê , tự nhận ra những sai sót của bản thân. Có người biết sai lầm nhưng vẫn vi phạm, họ bất chấp luận thường đạo lí, bất chấp pháp luật - Tự phê bình không đồng nghĩa với tự hạ thấp bản thân , cũng không có nghĩa làm cho chúng ta chỉ nhận ra những khuyết điểm để nản chí. Mà bản chất của phê bình là tiến bộ. * Rút ra bài học: - Thấy rõ sự cần thiết phải tự nhận thức, tự đánh giá đúng bản thân mình để phấn đấu hoàn thiện về nhân cách và thành công trong cuộc sống. - Luôn phát huy tinh thần phê và tự phê để trở thành một người tốt, góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ và văn minh. C. Cho điểm: - Điểm 8: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở A và B - Điểm 6: Bài làm nắm được yêu cầu: hiểu rõ ý nghĩa những câu thơ của Bác để từ đó nêu suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của tự phê bình. - Điểm 4: Bài làm đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên , còn mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ. - Điểm 2: Bài làm tỏ ra có hiểu đề, song còn sơ sài, viết lan man, lập luận chưa chặt chẽ. - Điểm 0: Bài lạc đề hoặc không viết được gì. Câu 2: (12 điểm) Trong Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”
  4. Anh / chị hiểu thế nào về ý kiến trên? Chọn phân tích một tác phẩm văn chương đã được học trong chương trình Trung học phổ thông để làm rõ cách hiểu của mình. A. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh viết bài văn có kết cấu ba phần Mở - Thân - Kết, gắn kết chặt chẽ với nhận định trong đề, thể hiện rõ kĩ năng nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một vấn đề lí luận. - Văn phong phù hợp, bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, bài viết rõ ràng, sạch sẽ, thể hiện được những cảm nhận độc đáo và sáng tạo. B. Yêu cầu về kiến thức (Cho điểm trên cơ sở kết hợp với yêu cầu về kĩ năng) 1. Giải thích ý kiến - Văn chương là tiếng nói của tình cảm. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. - Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. - Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo. 2. Phân tích tác phẩm tự chọn - Trên cơ sở nắm chắc và có sự cảm nhận sâu về một tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS hoặc THPT, học sinh phân tích được giá trị nhân đạo (lòng thương yêu con người, thương yêu muôn vật, muôn loài) của tác phẩm. - Nội dung phân tích, lí giải phải gắn liền với nhận định trong đề - Bài làm cần thể hiện được những cảm nhận của cá nhân người viết với tình cảm nhân đạo trong tác phẩm đã chọn cách cụ thể, thiết thực, chân thành, sâu sắc. C. Biểu điểm - Điểm 10-12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
  5. - Điểm 8-9: Bài làm đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu ở trên, nắm chắc vấn đề và phương pháp, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm ; văn giàu chất suy tư, xúc cảm, có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 5-7: Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, giải quyết đúng hướng, có những phân tích và phát hiện khá tốt, tuy nhiên chưa thật toàn diện. - Điểm 3-4: Bài làm tỏ ra chưa hiểu đúng yêu cầu đề, lí giải vấn đề lí luận chưa thật rõ, nghiêng về phân tích tác phẩm. - Điểm 1-2: Bài làm chưa xác định đúng yêu cầu, không đề cập đến ý kiến (vấn đề lí luận) mà chỉ phân tích tác phẩm thuần túy.