Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co.docx
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2017- 2018 THỜI GIAN : 120 PHÚT Phần 1 (8 ®iÓm). Cổ tích về sự ra đời của người mẹ. Ngày xưa, khi tạo ra người mẹ đầu tiên trên thế gian, ông Trời đã làm việc miệt mài nhiều ngày liền mà vẫn chưa xong. Thấy vậy, một vị thần bèn hỏi: - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy, đây là một tạo vật cực kỳ phức tạp và cực kỳ bền bỉ, nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra, ta định ban cho tạo vật này có thể có ba đôi mắt.” Vị thần nọ ngạc nhiên:“Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây.” Ông Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó biết rằng mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng, dù bà không hề nói ra.” Vị thần nọ sờ vào tạo vật mà ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: - Tại sao nó lại mềm mại đến thế? Ông Trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết hết. Tạo vật này rất cứng cỏi. Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.” Vị thần dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người mẹ đang được ông Trời tạo ra: “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rớt cái gì ở đây.” - Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy. - Nước mắt để làm gì, thưa ngài? Vị thần hỏi. - Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào - những thứ mà người mẹ nào cũng sẽ trải qua. (Sưu tầm) 1- Xác định phương thức biểu đạt chính . Em hiểu nội dung chính của câu chuyện như thế nào? (1 điểm) 2-Hãy nêu ít nhất một câu nghi vấn và một câu trần thuật trong lời nói của hai nhân vật.(1 điểm) 3-Em hãy cho biết biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu chuyện. (1 điểm) 4-(5.0 điểm) Viết một văn bản nghị luận ngắn khoảng 20-25 dòng giấy thi nêu suy nghĩ của em về mẩu chuyện trên. Phần 2 (12 ®iÓm). “Văn học là tình thương” .Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì 1để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
- ĐÁP ÁN Phần 1 (8®iÓm) 1- Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0,5 đ) -Nội dung : tình mẹ, sự hy sinh của mẹ dành cho con, (0,5 đ) 2- Câu nghi vấn : (0,5 đ) - Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo vật này vậy? - Tại sao nó lại mềm mại đến thế? Câu trần thuật : (0,5 đ) Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ phải chịu đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời 3- Biện pháp tu từ : ẩn dụ 4- I. Mở bài: giới thiệu về tình mẫu tử (1 đ) II. Thân bài: 1. Thế nào là tình mẫu tử: (0,5 đ) - Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con - Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con - Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc 2. Bình luận về tình mẫu tử: a. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người: (0,5 đ) - Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta, . - Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta - Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa b. Tình mẫu tử đối với mỗi người: (0,5 đ) - Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương - Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi c. Vai trò của tình mẫu tử: (0,5 đ) - Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi - Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống 3. Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử: (1 đ) - Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này - Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha - Không có những hành động thiếu tình mẫu tử
- III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử (1 đ) - Đây là một tình cảm rất thiêng liêng - Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử - Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ Câu 3: (12 điểm) I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề II. Thân bài: 1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người a. Tình cảm trong gia đình - Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái: Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời". "chín tháng cưu mang") Trong “Lão Hạc”, lão Hạc: + Cả đời gà trống nuôi con + Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con + Sống khốn khổ để dành tiền cho con + Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con =>Một lão nông thương con hết mực - Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng: + Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà + Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình => Yêu thương mẹ hết mực. - Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé: + Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh + Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình.
- => Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu. - Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn từ đó. Chị Dậu (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) là con người” + Rất mực thương chồng, con. + Không ngần ngại van xin cho chồng, cãi lý với người nhà lý trưởng để tránh đòn cho chồng, đánh nhau với cai lệ và người nhà lý trưởng để bào vệ chồng. => Hi sinh mình vì chồng b. Tình cảm xã hội - Bạn đến chơi nhà: tình cảm bạn bè cao khiết và niềm hạnh phúc khi có bạn thể hiện ở câu thơ cuối - Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, Thái y lệnh họ Phạm: + Trái lệnh vua để cứu giúp người bệnh nặng trước + Tích nhà, lương thực để giúp đỡ những người bệnh người khó => Một lương y hết lòng vì người dân - Trong “Tắt đèn”, bà lão hàng xóm cho gia đình chị Dậu một nắm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng rất ít nhưng đối với gia đình chị Dậu một nắm gạo ấy là rất quý vì cả gia đình nhịn ăn từ sáng và anh Dậu thì đang ốm nặng. - Trong “Chiếu dời đô”: Lí Công Uẩn muốn đất nước giàu mạnh, muôn dân dược no ấm, an hưởng thái bình, -Trong ca dao, tục ngữ có nhiều câu nói lên tình cảm, sự giúp đỡ lẫn nhau của những con người không cúng huyết thống, là một truyền thống lâu đời của dân tộc. 2. Văn học dân tộc phê phán những con người vô tình, độc ác. a. Sự thờ ơ với người ngoài: - Quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”: + Hộ đê bằng một ván bài tổ tôm. + Khi đê vỡ: mặc cho " kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn", hắn ta hạnh phúc, sung sướng vì thắng ván bài to. - Vợ ông giáo trong “Lão Hạc” lạnh lùng thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của lão Hạc. Thể hiện ở câu: " Lão ấy ngu thì cho lão ấy chết " - Bọn thực dân trong “Thuế máu”:
- + Độc ác tàn nhẫn của các tên quan đối với những người dân thuộc địa. + Ép đi lính + Coi người lính bản xứ như lũ lợn (sau chiến tranh) b. Trong gia đình - Mụ dì nghẻ trong “Tấm cám” đối xử tàn nhẫn, nhiều lần lập mưu hãm hại Cám, kết cục của mụ vô cùng bi thảm. - Người anh trong “Cây khế” đối xử tàn nhẫn với người em, tham lam nên phải gánh chịu hậu quả, III. Kết bài: Khẳng định vấn đề 11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng tiêu biểu, có sự kết hợp nhuần nhuyễn văn nghị luận với biểu cảm, bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt. 9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, lựa chọn được dẫn chứng khá tiêu biểu, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, diễn đạt tương đối tốt. 7 - 8 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có lập luận tương đối chặt chẽ, biết lựa chọn được dẫn chứng, có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, có thể còn một số lỗi về diễn đạt 5 - 6 điểm: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, biết cách lập luận, biết lựa chọn được dẫn chứng, tuy nhiên chưa có sự kết hợp văn nghị luận với biểu cảm, còn mắc lỗi về diễn đạt 3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lại truyện, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt 1 - 2 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc kể lể, diễn đạt trùng lặp, lủng củng. 0 điểm: Để giấy trắng. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,5 điểm (không làm tròn). GV RA ĐỀ : PHẠM THỊ HUẾ