Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2014_2015_co.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI – LỚP 9 CẤP TỈNH TỈNH NĂM HỌC: 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: (3,0 điểm) Nhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện rõ điều đó. Em hãy trình bày hiểu biết của em về vấn đề trên. Câu 2: (2,0 điểm) Cho đoạn thơ: “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế Tiếng tu hú kêu sao mà tha thiết thế! [ ]” (Bằng Việt, “Bếp lửa”) Ý nghĩa của những tiếng chim tu hú xuất hiện trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt? Câu 3: (5,0 điểm) Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? [ ] a) Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện. b) Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 4: (10,0 điểm) Đại văn hào Andersen có câu nói nổi tiếng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Và chúng ta thấy rằng tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng chính là một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, một truyện cổ tích hiện đại. Qua câu nói của Andersen và hiểu biết về tác phẩm “Chiếc lược ngà”, hãy viết bài văn phân tích và nêu lên suy nghĩ của bản thân về câu chuyện cổ tích từ hiện thực cuộc đời ấy. HẾT Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ ký của của giám thị 1
  2. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1: (3,0 điểm) 1. Về hình thức: Thí sinh có thể viết thành đoạn văn hoặc bài văn nghị luận văn học ngắn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. 2. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau: a) Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện: - Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm; để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. - Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. b) Đánh giá giá trị của chi tiết “vết thẹo” trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. 1. Giá trị nghệ thuật: - Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: + Ông Sáu trở về gia đình gặp con vì vết thẹo mà bé Thu không nhận cha. + Nhờ vết thẹo mà khi bà giải thích Thu hiểu cha và hối hận. + Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha. - Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm. 2. Giá trị nội dung: Chi tiết nhỏ nhưng góp phần thể hiện nội dung truyện. - Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình. - Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể tình cha con. - Làm rõ nét vẻ đẹp của các nhân vật: + Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh. + Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt. Câu 2: (2,0 điểm) Ý nghĩa của tiếng tu hú trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt: - Tiếng tu hú gợi không gian sống của bà và cháu (tình cảnh vằng vẻ, đơn côi, cháu và bà nương tựa nhau mà sống, ) - Tiếng tu hú gợi hoài niệm, nhớ mong (đó là nỗi nhớ của một người con với cha mẹ, nỗi nhớ của cả hai bà cháu về hạnh phúc gia đình trong chiến tranh, ) - Tiếng tu hú thể hiện tình yêu thương của cháu với bà (người cháu cảm nhận được sự ấm áp của tình cảm bà đã dành cho mình để rồi chạnh lòng thương con tu hú cô đơn “Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”, ) Câu 3: (5,0 điểm) a) HS đặt nhan đề cho mẩu chuyện: Yêu cầu toát lên được chủ đề của mẫu chuyện (ví dụ: “Cuộc sống là những va đập”, “Gian nan rèn luyện mới thành công” b) HS viết bài văn ngắn: Gợi ý:
  3. - Cuộc sống không bao giờ chỉ mang lại nổi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Nếu biết vượt qua gian khổ, thử thách là đã biết tự làm hoàn thiện chân dung mình Sẵn sàng đối đầu, chấp nhận và chiến thắng hoàn cảnh - Chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng. Sự va đập, lăn lộn làm hòn sỏi đầy mình thương tích; nhưng cũng chính hoàn cảnh ấy đã làm cho hòn sỏi láng mịn như bây giờ Cuộc hành trình của hòn sỏi đầy đớn đau nhưng cũng tràn đầy lạc quan trước những biến cố, thử thách - Tự hoàn thiện bản thân con người trước hoàn cảnh: Hãy sống tự tin, đem những yêu thương trong cuộc sống để xoa dịu và làm lành những vết thương Đó là điều có ý nghĩa nhất trong cuộc đời này * Yêu cầu: - Bố cục chặt chẽ, ý rõ ràng. - Kỹ năng diễn đạt tốt, không (hoặc ít) sai phạm lỗi chính tả, dùng từ và diễn đạt. Câu 4: (10,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học; bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, văn viết mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức HS có thể triển khai nghị luận theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nổi bật các ý sau: a) Câu nói của Andersen: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra” - Cuộc sống đã thử thách cũng như tiếp thêm, làm tăng thêm tình yêu của những con người trong chính cuộc sống ấy, đó là những tình cảm cao quý: tình phụ tử, tình mẫu tử, tình bà cháu, - Những câu chuyện “cổ tích” trong cuộc sống đẹp không phải vì có sự xuất hiện của hình ảnh ông bụt, bà tiên, phép màu nhiệm, như trong truyện cổ tích, mà nó đẹp nhờ những tình cảm thật sự giữa con người với con người, từ đó nuôi dưỡng trong tâm hồn mỗi con người ta những vẻ đẹp, những vẻ đẹp rất riêng và vô cùng thiêng liêng, cao quý. b) Tình cảm của cha con ông Sáu đẹp như bức tranh cổ tích trong sự thử thách của chiến tranh: - Chiến tranh đã chia cắt gia đình ông Sáu. Bé Thu lớn lên trong sự yêu thương của má, nhưng em chưa từng gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má. - Chiến tranh vẫn không cắt được tình phụ tử thiêng liêng: + Bé Thu rất thương ba của mình: (HS phân tích, đưa dẫn chứng chứng minh cụ thể) + Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt: (HS phân tích, đưa dẫn chứng chứng minh cụ thể) => Chiến tranh chính là hiện thực đã góp phần tạo nên và nâng cao tình phụ tử thiêng liêng, cao quý của ông Sáu và bé Thu. c) Suy nghĩ về câu chuyện cổ tích trong chiến tranh: - Câu chuyện cổ tích về tình cha con được miêu tả cảm động ở hai phía: người cha, người cán bộ cách mạng và đứa con gái nhỏ. - Đó là một tình cảm muôn thuở, có tính nhân bản và bền vững thể hiện trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh và trong cuộc sống nhiều gian khổ, hi sinh của người cán bộ cách mạng. HẾT