Đề thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THCS Trần Phú

doc 3 trang thungat 3460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_ngu_van_lop_12_truong.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THCS Trần Phú

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG Môn thi: NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm)Đọc văn bản sau KHUNG CỬA SỔ “Một cặp vợ chồng ở thành phố mới chuyển về sống tại căn nhà mới ở ngoại ô.Hàng xóm của họ là những người lao động chất phác. Người vợ luôn có thái độ kì thị với những người xung quanh, nhất là với bà hàng xóm nghèo. Một buổi sáng sau một đêm mưa, hai vợ chồng ngồi ăn sáng. Qua khung cửa sổ, họ nhìn thấy bà hàng xóm đang ngồi phơi tấm lụa, chị vợ phàn nàn: - Bà ta không biết giặt đồ hay sao mà tấm vải vẫn nhem nhem nhuốc nhuốc, đã thế còn cứ giăng trước cửa sổ nhà mình! Vào một hôm khác qua khung cửa sổ, người vợ lại thấy bà hàng xóm phơi tấm lụa: - Anh nhìn kìa hôm nay bà hàng xóm giặt đồ mới sạch sẽ làm sao, đâu như hôm trước! - Không phải vậy đâu, anh mới lau cửa sổ nhà mình. Hôm trước trời mưa làm nó bụi bặm và hoen ố ” Em hiểu văn bản trên như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của em về triết lý rút ra từ văn bản đó . Câu 2 (12 điểm) Khi đánh giá về thơ trữ tình, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh.” Anh, chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích một bài thơ thuộc giai đoạn văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX trong chương trình Ngữ Văn 12 mà anh, chị cho là giản dị, xúc động và ám ảnh ./. - - - Hết - - -
  2. HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC I. Hướng dẫn chung 1. Là kỳ thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn nên giám khảo(GK) cần nắm bắt được nội dung trình bày trong từng câu của bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm thi, cân nhắc từng trường hợp cụ thể, không đếm ý để cho điểm. 2. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và thật sự có “chất văn” . 3. Điểm toàn bài 20, hướng dẫn chấm thi chỉ quy định một số mức cơ bản, các mức điểm khác GK căn cứ thực tế vào bài làm của thí sinh để chấm và làm tròn điểm số đến 0,5. II. Đáp án và thang điểm Câu Đáp án Điể m a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, có sự vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Ưu tiên những bài viết thể hiện dẫn chứng từ trải nghiệm của bản thân b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Trên cơ sở xác định đúng vấn đề cần nghị luận là viết về một quan niệm nhân sinh mang tính hai mặt, thí sinh phải có vốn kiến thức, hiểu biết đời sống xã hội sâu rộng, nhằm thuyết phục thấu đáo những ý kiến của mình nêu ra. Sau đây là những gợi ý: Câu 1 Mở bài : Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0.5 Thân bài : 1. Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 3.0 - Câu chuyện đề cập đến vấn đề cách nhìn đối với người khác: Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn.Qua khung cửa sổ hoen ố nhà mình, người vợ chỉ thấy bà hàng xóm vụng về và tấm lụa bẩn thỉu. Khi cửa sổ được lau sạch, chị nhìn mọi việc sẽ thay đổi. - Mọi sự tùy thuộc vào cái nhìn của chúng ta. Hãy tự đáng giá phẩm chất của bản thân trước khi phê phán người khác. 2. Bình luận - Trong cuộc sống, mọi sự tùy thuôc vào cách quan sát của chúng ta : Với thế giới quan, nhân sinh quan khác nhau, ở những địa vị khác nhau chúng ta 4.0 nhìn sự việc sẽ khác nha. Cái nhìn định kiến, chủ quan đôi khi dẫn đến những sai lầm rất lớn. - Cần nhìn người khác với thái độ bao dung, độ lượng. Chỉ trích một người là việc không khó nhưng vượt lên trên sự phán xét ấy để cư xử rộng lượng mới là điều đáng tự hào. - Trước khi đáng giá người khác , cần đánh giá phẩm chất của chính bản thân mình, cần lau sạch tâm hồn và cửa sổ của mình, khi đó ta sẽ nhìn rõ sự tinh trong trong trái tim người khác. Kết luận - Tổng kết lại vấn đề, rút ra bài học nhận thức của bản thân mình về vấn đề 0.5 được bàn tới .
  3. Câu 2 a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng các kĩ năng, các thao tác nghị luận để giải thích ý kiến và phân tích bài thơ trên cơ sở định hướng của ý kiến đã cho. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về thơ, thí sinh hiểu được nội dung cơ bản ý kiến của nhà thơ Trần Đăng Khoa: đề cao vai trò các yếu tố làm nên một bài thơ hay từ đó phân tích bài thơ để chứng minh ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn Có thể thí sinh có những suy nghĩ riêng, theo nhiều cách khác nhau (giải thích xong rồi chứng minh, hoặc vừa giải thích vừa phân tích bài thơ để ch ứng minh ) song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục 1./ Giải thích ý kiến: 4.0 - Thơ giản dị là thơ không cầu kì về hình thức hoặc đã tinh lọc hình thức đến mức đơn giản, đây là một yêu cầu, cũng là một phẩm chất quan trọng của thơ - Thơ là sự thể hiện thế giới nội tâm sâu sắc nhất của nhà thơ. Những cảm xúc chân thành, mãnh liệt, sâu sắc đó sẽ tác động, sẽ làm rung động trái tim của người đọc nhiều thế hệ, nhiều thời đại Nói thơ hay là thơ xúc động là muốn nói tới sức truyền cảm chân thành, mãnh liệt trong thơ tác động đến thế giới tâm hồn của người đọc - Ám ảnh trong thơ là những ấn tượng mạnh mẽ, những dư ba đọng lại trong lòng người đọc về cái hay trong hình thức và nội dung thơ. Những ám ảnh đó không chỉ nhất thời mà còn làm thổn thức trái tim người đọc bao thế hệ 2./ Chọn và phân tích một bài thơ thuộc giai đoạn văn học sau Cách mạng 8.0 tháng Tám trong chương trình Ngữ văn 12 - Yêu cầu thí sinh phải biết chọn đúng, chọn “đắt” một tác phẩm thơ hay thật sự mà đặc biệt bài thơ đó phải là giản dị, xúc động và ám ảnh - Trong quá trình nghị luận cần làm rõ bài thơ đó giản dị, xúc động, ám ảnh trên các phương diện nội dung, nghệ thuật như thế nào