Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Quang Trung

doc 4 trang thungat 3070
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_ngu_van_lop_12_truong_thpt_qua.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Quang Trung

  1. TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 180 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC: Câu 1 (8.0 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) đối với vấn đề nhân sinh được đặt ra trong câu văn sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ” (Mùa lạc - Nguyễn Khải) Câu 2 (12.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Nam Cao luôn cảm nhận cuộc sống và con người bằng giọt nước mắt” Anh ( chị) hãy bình luận ý kiến trên. Hết . TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN THPT (Thời gian làm bài 180 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC: HƯỚNG DẪN CHẤM ( Hướng dẫn chấm gồm 03trang) I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cấn nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đạc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo thông tư 58/2011/TT- BGDĐT. II. Đáp án và thang điểm: Câu Nội dung Điểm Suy nghĩ của anh (chị) đối với vấn đề nhân sinh được đặt ra trong câu văn sau: 8.0 Câu 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy ” a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Luận điểm sáng rõ, lí lẽ thuyết phục, văn phong trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày
  2. theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo tính thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần làm rõ các ý chính sau: - Nêu được vấn đề nghị luận 1.0 - Sự sống ở đây: là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. 1.5 - Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ: là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ”. - Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiều. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình và vạn trạng.Ông cha ta đã từng khẳng định: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên. Không ai cấm, trên xác cây khô 2.25 kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nở. Đó chính là vì “sự sống nảy sinh từ trong cái chết”. ( Dẫn chứng trong văn học: Bài Mùa Lạc- nhân vật Đào, Vợ chồng APhủ- Nhân vật Mị, ) - Đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết – cái tàn tạ, úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống – giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó “nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghỉ, ẩn đằng sau - tận bên trong cái khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. ->Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh – hiện hình. - Trên đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới: Đứng trước những ranh giới đó con người phải biết chiến đấu, phải có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là điều cốt yếu ! Là con người, hạnh phúc và sự sống không thể chờ đợi 2.25 ai mang đến cho mình mà phải chiến đấu mà giành lấy và gìn giữ nó. ->Đứng trước những ranh giới ấy, bản lĩnh con người mới được bộc lộ và phát huy. Không bao giờ được nguôi tắt hi vọng – phải chăng phần nào Nguyễn Khải muốn nhắn gửi với chúng ta điều đó. - Khẳng định lại vấn đề. 1.0 Câu 2 Có ý kiến cho rằng: “Nam Cao luôn cảm nhận cuộc sống và con người bằng giọt nước mắt” Anh ( chị) hãy bình luận ý kiến trên. 12.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luậnvăn học. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
  3. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nam Cao và một số tác phẩm của Nam Cao, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau đây: - Nêu được vấn đề nghị luận. 1.5 - Cảm nhận cuộc sống và con người bằng “nước mắt”: là đánh giá, nhìn nhận 2.0 bằng tình thương và sự trân trọng, bằng trách nhiệm, ta có thể thấy vũ trụ này “biến hình”, nghĩa là ta có thể bắt gặp những vẻ đẹp cao quý, thánh thiện ngay trong những điều tưởng chừng như là “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi ”. Với “đôi mắt” của tình yêu thương, tin cậy, ta có thể đi sâu phát hiện bản chất đích thực của con người và cuộc đời - Bằng lòng yêu thương, gắn bó, ân tình sâu nặng đối với những người nghèo khổ, 2.0 Nam Cao đã hướng đến những số phận hẩm hiu, bị bần cùng đến mức thê thảm. - Nam Cao không chỉ nhìn thấy bi kịch của sự đói nghèo, đôi mắt nhân đạo sâu 2.0 sắc, mới mẻ của nhà văn còn giúp ông phát hiện những tấn bi kịch tinh thần đau đớn, day dứt, nhưng không kém giằng co, dữ dội trong tâm hồn những con người cùng khổ. - Nam Cao đã phát hiện ra những cái chết của các nhân vật trong các tác phẩm của mình nhưng đó là những “cái chết đòi được sống.” - Nam Cao còn phát hiện một quy luật của xã hội cũ. Đó là sự hà hiếp, áp bức, bóc lột tận cùng của giai cấp thống trị đã đẩy những người dân nhỏ bé, tội nghiệp đến sự tha hoá, đánh mất lòng tự trọng, mất lương phẩm. ->Nam Cao luôn nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc sống bằng nguyên tắc của tình thương. Nếu nhìn nhận cuộc đời bằng nước mắt – tức là con mắt của tình thương – thì “vũ trụ sẽ biến hình”, “cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Trong những con người bất hạnh vẫn âm ỉ cháy những đốm lửa nhân tính. Họ là những người “đáng kính”, bậc chí thiện, những thiên lương cao quý. Và những lúc nhân vật Nam Cao trở lại nguyên vẹn bản chất tốt đẹp, lương thiện, đúng nghĩa của hai chữ “ con người”, thì giọt nước mắt lại xuất hiện, lại lấp lánh trên những con chữ, những trang văn của ông. - Gần như truyện nào cũng có giọt nước mắt +Giọt nước mắt gắn liền với những cảnh đời bi kịch + Giọt nước mắt là biểu hiện của nhân tính 3.0 ( Chứng minh qua một số tác phẩm của Nam Cao) Có thể nói, giọt nước mắt của các nhân vật Nam Cao đều là phần nhân phẩm, nhân tính được cố giữ hay bị vùi lấp, hễ có cơ hội là trỗi dậy. Chi tiết giọt nước mắt đã thể hiện niềm tin tưởng, trân trọng của nhà văn đối với con người, thể hiện chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của ông. => Những chi tiết giọt nước mắt đã góp phần làm nên thành công của nhà văn lớn Nam Cao. Nó đã khái quát lên một chân lý nghệ thuật : nghệ thuật chân chính không những tìm thấy cái bình thường trong sự phi thường mà còn phát hiện cái
  4. phi thường trong sự bình thường, thậm chí tầm thường. Chỉ có nhà văn lớn có khối óc và trái tim lớn mới làm được điều đó. - Khẳng định lại vấn đề. 1.5 * Lưu ý: Học sinh có thể chứng minh qua bất kì tác phẩm nào của Nam Cao, điều quan trọng học sinh làm rõ được vấn đề. Hết