Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2570
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: Lớp: Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2 Số phách Điểm Giám khảo 1 Giám khảo 2 Số phách Câu 1: ( 2 điểm). Xác định các kiểu câu và kiểu hành động nói của các câu trong phần ngữ liệu sau. “ sao cụ lo xa quá thế?(1) Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ !(2) Cụ cứ để tiền ấy mà ăn lúc chết hãy hay !(1) Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ? (4) ( Trích Lão Hạc, Nam cao) Câu 2: ( 3 điểm). “ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang. ? a. Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào ? Tác giarlaf ai ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. b. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cách dùng từ “sang” trong câu thơ trên. Câu 3: (5 điểm). Trang tin báo nhân dân điện tử ( Địa chỉ WWW.nhandan.com.vn) đưa tin: “ Theo số liệu điều tra của Viện xã hội học thì, hơn 68% người chơi game dới 20 tuổi ; 26% là những nhóm từ 10 -15 tuổi; tỉ lệ người chơi game đang đi học chiếm tỉ lệ hai phần ba (71,7%)”. Rõ ràng, trò chơi điện tử đang là môn tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn vi phạm nhiều những sai lầm khác. Hãy viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của me về hiện tượng đó. Bài làm
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Câu Nội dung Điểm Câu Kiểu câu Kiểu hành động nói 2.0đ 1 Câu nghi vấn Hành động hỏi 0.5 Câu 0.5 1 2 Câu trần thuật Hành động trình bày 3 Câu cầu khiến Hành động điều khiển 0.5 4 Câu nghi vấn Hành động điều khiển 0.5 * Trong trường hợp học sinh chỉ nêu được kiểu câu mà không nêu được kiểu hành động nói chỉ cho 0.25 điểm và ngược lại. a. 1.0 đ - Bài thơ: "Tức cảnh Pác Bó" 0,25 - Tác giả: Hồ Chí Minh 0,25 - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào tháng 2.1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước, Người sống và 0,5 làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong Hang Pác Bó, một hang nhỏ sát biên giới Việt – Trung (Thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); bữa ăn thường chỉ có cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang. b. 2.0 đ * Về hình thức: - HS trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Câu 0.5 - Dùng từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp. 2 - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. * Về nội dung: 1.5 - “Sang”: có nghĩa là sang trọng, giàu có. 0,25 - Từ "sang" trong bài thơ có ý nghĩa là: + Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của cuộc đời làm cách mạng lấy lí 0,5 tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục. + Cái sang trọng giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp, tự tin, 0.25 thư thái cùng với thiên nhiên đất nước. + Cái sang trọng, giàu có của người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên mọi 0,25 khó khăn, gian khổ, khắc nghiệt. - Qua đó thể hiện một lối sống, một quan điểm nhân sinh thật đẹp, một tinh 0,25 thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Bác. * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết được bài văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
  3. - Biết kết hợp các yếu tố: biểu cảm, tự sự, miêu tả và vận dụng thực tế cuộc sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau: 1. Mở bài: - Nước ta bước vào thời kì hội nhập. Cùng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì ngành công nghệ thông tin cũng phát triển vượt bậc. Bên cạnh những tiện ích thì Internet cũng có những mặt trái của nó. - Đặc biệt, là trò chơi điện tử - món tiêu khiển hấp dẫn đã khiến nhiều bạn vì 0.5 đ mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Chúng ta suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này? 2. Thân bài: 4,0 đ Câu a/ Giải thích: Trò chơi điện tử là gì? 3 - Một nhà tâm lý Mỹ đã đưa ra định nghĩa: “Trò chơi điện tử là trò chơi mà 0,75 hành động trong đó cần công nghệ thông tin điều khiển”. - Hiểu một cách đơn giản, trò chơi điện tử là những trò chơi được chơi trên thiết bị điện tử (thường được gọi là game). b/ Biểu hiện: 0,75 - Ta có thể thấy ở bất kì đâu trên khắp nẻo đường, từ thành thị đên nông thôn những quán internet mọc lên như nấm. - Món tiêu khiển hấp dẫn này đã thu hút nhiều đối tượng, trong đó nhiều nhất là học sinh. -Học sinh có thể ngồi hàng ngày, hàng giờ trước màn hình vi tính, mê man với những trò chơi như: đế chế, võ lâm truyền kì, liên minh huyền thoại, nông trại, thời trang, nấu ăn, đảo rồng quên cả thời gian, quên ăn, quên học. c/ Nguyên nhân: 0,75 - Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập. - Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con. - Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục - Do buồn chán hoặc bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, không tự chủ được bản thân d/ Tác hại: 1,0 - Ảnh hưởng tới sức khỏe như: mắt bị mỏi, nặng hơn là bị cận thị, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. - Tốn tiền của gia đình một ích vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách của con người (nói dối, trộm cắp, lừa lọc, thậm chí còn giết người). - Học sinh sẽ xao nhãng việc học, bỏ học, trốn học, không làm bài tập dẫn đến học tập sút kém. - Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô. e/ Biện pháp: 0.75 - Học sinh phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu
  4. dưỡng đạo đức, nhân cách, không lãng phí thời gian vào trò chơi vô bổ, thậm chí có hại, biết chế ngự, kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó. - Cần có sự quan tâm thường xuyên của gia đình, sự quản lý của nhà trường và xã hội, để giúp cho con em mình tránh xa những đam mê tai hại đó. - Nhà trường cần giáo dục, phối hợp thế hệ trẻ tạo ra những sân chơi bổ ích có trí tuệ để tất cả các bạn đều tham gia. 3. Kết bài: - Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại 0.5 đ của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác. - Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó. Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.