Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 5 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 5 trang thungat 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 5 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_5_mon_lich_su_lop_12_ma_de_209.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 5 môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 209 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 5 NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Đề thi gồm có 05 trang) MÔN: LỊCH SỬ 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) Mã đề thi 209 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: Câu 1: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. B. Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng, lũng đoạn C. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận. D. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa. Câu 2: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. B. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế. C. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước. D. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế. Câu 3: Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam? A. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lê – nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920). B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai ( 18 - 6 - 1919). C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12 - 1920). D. Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925. Câu 4: Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là "năm châu Phi'? A. Châu Phi là châu có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất. B. Có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. C. Có nhiều nước ở châu Phi được trao trả độc lập. D. Châu Phi bắt đầu được gọi là "Lục địa mới trỗi dậy". Câu 5: Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh nào ?. A. Thực dân Pháp đang gặp nhiều khó khăn, trong khi cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn quyết định. B. Kinh tế ổn định nhưng chính trị bất ổn. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi cải thiện điều kiện sống của công nhân và nhân dân lao động Pháp lên cao. C. Pháp đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử - "khủng hoảng thừa". D. Chiến tranh đã để lại hậu quả rất nặng nề, nền kinh tế Pháp đang gặp khó khăn ; Pháp trở thành con nợ lớn của Mĩ. Câu 6: Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại là gì? A. Tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế thế giới B. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp ở các nước C. Làm gia tăng mâu thuẫn giữa các nước trên thế giới D. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh Trang 1/5 - Mã đề thi 209
  2. Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn thành quá trình đấu tranh từ tự phát sang tự giác? A. Đấu tranh của công nhân Ba Son. B. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. C. Phong trào vô sản hóa. D. Thành lập Công hội. Câu 8: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930? A. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. B. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công – nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ vào phe vô sản giai cấp”. C. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác Lênin. D. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 9: Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta là một cuộc dụng đầu lịch sử ? A. Vì đây là một cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đứng về phía Mĩ - một đại diện cho chủ nghĩa đế quốc. B. Vì đây là một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thực hiện giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đầu tiên giành thắng lợi. C. Vì đây là cuộc đấu tranh của một dân tộc nhược tiểu chống lại một đế quốc số 1 thế giới. D. Vì đây là một cuộc chiến phản ánh tập trung những mâu thuẫn cơ bản của thời đại. Câu 10: Cách mạng hoa học - kĩ thuật đã làm thay đổi kết cấu lao động ở các nước tư bản phát triển như thế nào ? A. Lao động trong nông nghiệp tăng lên. B. Lao động trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp tăng lên. C. Lao động trong các ngành dịch vụ, phi sản xuất vật chất tăng lên. D. Lao động trong ngành công nghiệp tăng lên. Câu 11: Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. B. Chiến dịch Biên giới 1950. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 12: Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển? A. Truyền thống văn hoá tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động. B. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. C. Nhờ cải cách ruộng đất. D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới. Câu 13: Một trong những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông - Tây là A. Xô - Mĩ đều nhận thức được những khó khăn do chạy đua vũ trang trong gần 4 thập niên. B. các cuộc chiến tranh cục bộ đã lắng xuống. C. Xô - Mĩ đã có những cuộc gặp gỡ, thương lượng về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm. D. các nước thực dân chấp nhận trao trả độc lập cho nhiều thuộc địa ở Á - Phi - Mĩ Latinh. Câu 14: Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận "Điện Biên Phủ trên không" là gì? A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc. B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia. D. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Câu 15: Ngày 15/08/1945 diễn ra sự kiện nào dưới đây? A. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc C. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản D. Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật Câu 16: Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần thứ nhất? A. Bị thiệt hại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc cuối 1968. B. Bị nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới lên án. Trang 2/5 - Mã đề thi 209
  3. C. Bị thất bại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. D. Bị thất bại trong "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam. Câu 17: Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã làm gì? A. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội. B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới. C. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để. D. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp. Câu 18: Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng? A. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh. B. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. C. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh. D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng. Câu 19: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng gì? A. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở trên khắp toàn cầu. B. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở Mĩ Latinh, châu Á - Thái Bình Dương. C. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Âu. D. Xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ ở châu Mĩ. Câu 20: Sự kiện nào chứng tỏ rằng đã đến lúc "chiến tranh lạnh" bao trùm cả thế giới ? A. Mĩ thông qua "Kế hoạch Mác-san B. Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. C. Sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va. D. "Kế hoạch Mác-san" và sự ra đời của khối quân sự NATO. Câu 21: Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu. B. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. C. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực. D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Câu 22: Yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện nay? A. Yêu cầu của sự văn minh nhân lọai. B. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất C. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số. D. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội. Câu 23: Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác? A. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài. B. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biên và dưới đáy biên. C. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật. D. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. Câu 24: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng việt Nam? A. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. B. Giữa công nhân và tư sản. C. Giữa nông dân và địa chủ. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 25: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ B. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ. C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 26: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam" ? A. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức, lãnh đạo. Trang 3/5 - Mã đề thi 209
  4. B. Là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị cho giai cấp mình. C. Là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam. D. Vì đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 27: Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là: A. Hội nghị mở ra một thời kì đấu tranh mới cho cách mạng Việt Nam: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, giành chính quyền từng phần tiến tới giành chính quyền trên phạm vi cả nước. B. Hội nghị đã đánh dấu quá trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam. C. Hội nghị đã đánh dấu sự mở đầu cho việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng. D. Hội nghị đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam - từ đây cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc được đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 28: Từ sau thất bại ở chiến trường Việt Bắc năm 1947, Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ điều gì? A. Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương. B. Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. C. Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược. D. Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương. Câu 29: Sự kiền nào dưới đây đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành về cơ bản quá trình xâm lược Việt Nam ? A. Pháp chiếm được cửa biển Thuận An B. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại C. Hiệp ước Hác măng va Pa tơ nốt được kí kết D. Pháp dập tắt hoàn toàn phong trào Cần Vương Câu 30: Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng tình hình chung củạ khu vực Đồng Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX ? A. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều nằm trong tình trạng kinh tế thấp kém, chính trị bất ổn định. B. Các nước Đông Bắc Á tập trung tiến hành cuốc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. C. Các nước ở khu vực Đông Bắc Á bắt tay xây dựng và phát triển nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu quan trọng, bộ mặt đất nước được đổi mới. D. Trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác đều lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn. Câu 31: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì? A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền. C. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. D. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang. Câu 32: Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào? A. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế. B. Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia. C. Quan hệ đối thoại. D. Quan hệ hợp tác song phương. Câu 33: Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Nguyễn Ái Quốc: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường ” A. Cách mạng tư sản. B. Cách mạng thuộc địa. C. Cách mạng vô sản. D. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Câu 34: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) là gì? A. Thoả thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. Trang 4/5 - Mã đề thi 209
  5. B. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện. C. Các nước thắng trận thoả thuận viêc phân chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức. D. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận. Câu 35: Nước nào dưới đây tuyên bố độc lập và thành lập chế độ cộng hoà sớm nhất ở Đông Nam Á ? A. Inđônêxia. B. Miến Điện. C. Việt Nam D. Malaixia. Câu 36: . Sau chiến tranh thế giới thứ nhất quốc gia nào dưới đây phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất? A. Liên Xô B. Nhật Bản C. Đức D. Áo – Hung Câu 37: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN. B. Các nước châu Á đã giành độc lập. C. Đều là thành viên của Liên hợp quốc D. Các nước châu Á đã trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Câu 38: Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa. B. Các nước tư bản thắng trận đang xác lập vai trò lãnh đạo thế giới, nổ dịch các nước bại trận. C. Diễn ra sự đối đẩu quyết liệt giữa các đế quốc lớn nhằm tranh giành thị trường và phạm vị ảnh hưởng. D. Có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Câu 39: Tập trung lực luợng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến luợc mà địch tương đối yếu, nham tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó Đó là phương hướng chiến lược của ta trong: A. Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Chiến dịch Tây Bắc. C. Đông-Xuân 1953-1954. D. Phá sản kế hoạch Na-va. Câu 40: Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952). B. Thắng lợi của phong trào cách mạng Angiêri (1962). C. Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi (1956). D. Cách mạng Libi bùng nổ (1952). HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 209