Đề thi minh họa thi tốt nghiệm THPT năm 2018 môn Ngữ văn Lớp 12

doc 4 trang thungat 3980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa thi tốt nghiệm THPT năm 2018 môn Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_minh_hoa_thi_tot_nghiem_thpt_nam_2018_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề thi minh họa thi tốt nghiệm THPT năm 2018 môn Ngữ văn Lớp 12

  1. ĐỀ MINH HỌA THI TỐT NGHIỆP THPT 2018 Môn: Ngữ văn lớp 12. Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN MỘT: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ( .)1. Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc, những thiếu thốn và buồn đau, lại chẳng phải là hãy kiếm nhiều tiền hơn đi, hãy quyền lực hơn nữa đi, hãy tự bảo vệ mình bằng những lớp lang dày đặc hơn nữa đi mà là hãy cứ bình tĩnh mà sống thật tử tế đi, hãy bình tĩnh mà làm điều mình cho là đúng, bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, bình tĩnh an hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở quanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc sống Khi nghĩ đến đây, chúng tôi nhận ra: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài. ( )2. Cũng đừng nghĩ "Bình tĩnh sống" không hợp với tinh thần nhanh nhạy và sôi động của người trẻ. Giữa guồng quay hối hả của những niềm vui, những cơ hội mới, những thành công của người khác làm ta hoài nghi về chính mình, người trẻ cần sự bình tĩnh trong tâm hồn, để kiên định với giấc mơ và gắn bó với con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra. "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống". ( Theo Tri thức trẻ, Bình tĩnh sống, một thái độ khác giữa cuộc sống hiện đại đầy vội vã, ngày 27-11- 2017) Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, “Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc, những thiếu thốn và buồn đau” là gì? Câu 3 (1,0 điểm): Anh chị hiểu thế nào về ý kiến: "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống". Câu 4 (0,5 điểm): Anh/chị có đồng ý với quan niệm: “ "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.” không? Vì sao? ” PHẦN HAI: LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của thái độ sống bình tĩnh. Câu 2 (5,0 điểm): “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.” (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau để nhận xét về khát vọng trong tình yêu, trong cuộc sống của nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà thơ Xuân Diệu. Ta muốn ôm Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Và non nước, và cây, và cỏ rạng Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Cho no nê thanh sắc của thời tươi.” (Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, tr.23, NXB GD)
  2. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN KHỐI 12 PHẦN MỘT: ĐỌC HIỂU Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, “Con đường đơn giản nhất để ta có thể sống bình an giữa những bất trắc, những thiếu thốn và buồn đau” là: hãy cứ bình tĩnh mà sống thật tử tế đi, hãy bình tĩnh mà làm điều mình cho là đúng, bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, bình tĩnh an hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở quanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc sống. Câu 3 (1,0 điểm): : "Không sao đâu, cứ bình tĩnh sống". là một lời khuyên: hãy cứ bình tĩnh mà sống thật tử tế đi, hãy bình tĩnh mà làm điều mình cho là đúng, bình tĩnh theo đuổi giấc mơ, bình tĩnh an hưởng những vẻ đẹp tốt lành đang nảy nở quanh ta như một món quà rực rỡ của cuộc sống; Người trẻ cần sự bình tĩnh trong tâm hồn, bởi vì điều đó giúp họ kiên định với giấc mơ và gắn bó với con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra. Câu 4 (0,5 điểm): Học sinh trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến: - Nếu lập luận theo hướng khẳng định ý kiến trên là đúng, học sinh cần nhấn mạnh: "Bình tĩnh sống" chính là cái thái độ sống để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài; để kiên định với giấc mơ và gắn bó với con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra - Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên, cần nhấn mạnh: cuộc sống hối hả nếu bình tĩnh sống sẽ tụt lùi, thụt hậu; thế nên, cần năng động, mạnh mẽ . - Nếu lập luận cả theo hướng vừa khẳng định vừa phủ định ý kiến thì cần kết hợp cả hai nội dung trên. PHẦN HAI: LÀM VĂN Câu 1 (2 điểm): Câu 1 1. Hình thức: - Trình bày đúng hình thức một đoạn văn (đầu đoạn viết lùi vào, viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang trình bày hình thức bài văn). - Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ (khoảng 1 – 1,5 trang giấy thi). - Đảm bảo bố cục: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. - HS nên trình bày đoạn văn theo hình thức diễn dịch: câu chủ đề nằm ngay đầu đoạn văn để làm nổi bật chủ đề được nói tới. 2. nội dung: *Mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vài trò của thái độ sống bình tĩnh *Thân đoạn: - Giải thích: bình tĩnh sống - Bày tỏ ý kiến: Bình tĩnh sống có vai đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người vì: + Giúp con người tỉnh tso để đón nhận và giả quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống
  3. + Kiên trì theo đuổi mục tiêu + + Thiếu trải nghiệm cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống. + Lấy dẫn chứng về những người có thái độ sống bình tĩnh để chứng minh - Bàn mở rộng: + Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần có thái dộ sống bình tĩnh để để khám phá cuộc sống và chính mình. - Thực tế, nhiều bạn trẻ có thái độ sống vội vàng, hấp tấp nên dễ bi quan, chán nản trước những thử thách, chông gai - Nêu bài học nhận thức và hành động: Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của thái độ sống bình tĩnh để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. *Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của sự thái độ sống bình tĩnh đối với cuộc sống của mỗi con người. 2 Cho điểm: - 1,5 – 2.0 điểm: Đảm bảo các yêu cầu trên. Trình bày mạch lạc, chặt chẽ, thuyết phục, cảm xúc. - 1,0 – 1,5 điểm: Tương đối đảm bảo các yêu cầu trên. Phần chứng minh, bình luận có thể chưa thật sự chặt chẽ. Có thể mắc 2- 3 lỗi chính tả. - 0,5 điểm: Xác định được vấn đề. Ý c có thể còn sơ sài. Có thể mắc từ 05 lỗi chính tả. - 0,0 điểm: Lạc đề hoặc để giấy trắng. Câu 2 (5 điểm): 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự độc đáo, hấp dẫn của tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 3. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3 điểm): Giới thiệu chung: – Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. – Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ Mới 1932 – 1945. Ông được đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới” bởi những cách tân cả về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám, được coi là tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.
  4. – Cả 2 đoạn thơ trên đều là đoạn kết của hai tác phẩm, thể hiện những khát vọng mãnh liệt. 2. Thân bài: a. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: – Đoạn thơ thể hiện khát vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ bé-con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn- “trăm con sóng” giữa biển cả mênh mông. Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống, tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử. – Thể thơ năm chữ với hình tượng “sóng”vừa ẩn dụ vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính. b. Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người. Đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt. – Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ thẻ hiện khát vọng mãnh liệt trong tình yêu và cuộc sống. – Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính, xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi” của thời gian, Xuân Diệu chọn cách sống gấp gáp, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành bất tử 4. Sáng tạo (0,5 điểm). - Điểm 0,5 : Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm, ); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện sự tinh tế, khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.