Đề thi môn Hóa học Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát chất lượng theo định hướng thi tốt nghiêp THPT và xét tuyển Đại học 2021 lần 1 - Mã đề 132 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 4881
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Hóa học Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát chất lượng theo định hướng thi tốt nghiêp THPT và xét tuyển Đại học 2021 lần 1 - Mã đề 132 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_hoa_hoc_lop_12_ky_thi_khao_sat_chat_luong_theo_di.doc

Nội dung text: Đề thi môn Hóa học Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát chất lượng theo định hướng thi tốt nghiêp THPT và xét tuyển Đại học 2021 lần 1 - Mã đề 132 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỀ THI KSCL THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP TRƯỜNG THPT CHUYÊN THPT VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC 2021 – LẦN 1 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108. Câu 41: Cho kim loại Fe tác dụng với khí Cl2 dư (đun nóng), thu được sản phẩm là A. FeCl3. B. FeCl2. C. Fe(ClO4)3. D. Fe(ClO4)2. Câu 42: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử CO? A. Mg. B. Na. C. Al. D. Fe. Câu 43: Cho các polime: poli(vinyl clorua), nilon-6, xenlulozơ, polibutađien, amilopectin. Số polime thuộc loại polime thiên nhiên là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 44: Ở điều kiện thường, kim loại Fe không tác dụng với dung dịch chất nào sau đây? A. Cu(NO3)2. B. FeCl3. C. HNO3 đặc, nguội. D. HCl. Câu 45: Chất nào sau đây được dùng làm phân bón hóa học và chế tạo thuốc nổ? A. KNO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. KOH. Câu 46: Metylamin tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch? A. HCl. B. NaCl. C. NaNO3. D. NaOH. Câu 47: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất? A. Na. B. Ba. C. Al. D. K. Câu 48: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần? A. BaCl2. B. HCl. C. Ca(NO3)2. D. Na3PO4. Câu 49: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Al. B. Ba. C. K. D. Mg. Câu 50: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. (CH3COO)2C2H4. B. CH2=CHCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 51: Cho 1 ml dung dịch AgNO 3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 5% vào cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch chất X vào, rồi ngâm phần chứa hóa chất trong ống nghiệm vào cốc đựng nước nóng (khoảng 50 – 60 0C) trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc trắng sáng. Chất X không thể là A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. fomanđehit. Câu 52: Khi đun nóng dung dịch chất X, thu được kết tủa Y là thành phần chính của vỏ các loài sò, ốc, hến. Chất X là A. Ba(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2. C. NaHCO3. D. CaCO3. Câu 53: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Khi đun nóng bình cầu ở nhiệt độ ≥ Hỗn hợp 0 170 C thì hiện tượng xảy ra trong ống C2H5OH, nghiệm đựng dung dịch brom là H2SO4 đặc Đá bọt A. có kết tủa màu trắng xuất hiện. B. dung dịch brom bị nhạt màu. Dung dịch C. có kết tủa màu vàng nhạt xuất hiện. NaOH đặc Dung dịch D. có kết tủa màu xanh xuất hiện. brom Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 54: Cho m gam fructozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đun nóng, thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của m là A. 1,35. B. 10,80. C. 2,70. D. 5,40. Câu 55: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất phèn chua để làm trong nước. Công thức của phèn chua là A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. C. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Câu 56: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí? A. Na2CO3 và BaCl2. B. Al2O3 và HCl. C. NaHCO3 và H2SO4. D. NaHCO3 và KOH. Câu 57: Nung nóng Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn X màu đỏ nâu. Chất X là A. Fe3O4. B. FeO. C. Fe2O3. D. Fe. Câu 58: Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch Na2CO3 thì dung dịch chuyển thành A. màu hồng. B. màu vàng. C. màu đỏ. D. màu xanh. Câu 59: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng 11,76 lít O2 vừa đủ, thu được H2O, N2 và 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đều đo ở đktc). Công thức phân tử của X là A. C2H7N. B. C3H9N. C. C2H5N. D. C3H7N. Câu 60: Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl và phản ứng được với dung dịch NaOH? A. Al2O3. B. Al(NO3)3. C. Fe3O4. D. Mg(OH)2. Câu 61: Cho 2 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm sạch, sau đó nhỏ tiếp 2 ml nước brom vào, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là A. phenol. B. anđehit axetic. C. axit fomic. D. ancol etylic Câu 62: Cho các phát biểu sau: (a) Nước ép từ cây mía có chứa nhiều saccarozơ. (b) Có thể dùng giấm ăn hoặc nước chanh để khử mùi tanh của cá. (c) Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. (d) Dầu ô-liu, dầu vừng và dầu lạc có chứa nhiều chất béo không no. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 63: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây? A. CuS. B. NaNO3. C. KI. D. KMnO4. Câu 64: Thủy phân hoàn toàn 1 mol triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được 2 mol natri stearat; 1 mol natri oleat và 1 mol glixerol. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 65: Cho 1,44 gam Mg vào 75 ml dung dịch FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,52. B. 2,24. C. 1,26. D. 4,20. Câu 66: Thí nghiệm nào sau đây không thu được kết tủa sau khi kết thúc các phản ứng? A. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. B. Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. C. Cho hỗn hợp NaHCO3 và BaO vào nước dư. D. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2. Câu 67: Dùng Al dư để khử hoàn toàn 4,64 gam Fe 3O4 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là A. 3,36 gam. B. 1,12 gam. C. 2,24 gam. D. 4,48 gam. Câu 68: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học? A. Cho lá Al vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Cho hợp kim Fe – Cu vào dung dịch HCl. C. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Đốt dây thép trong bình đựng khí O2. Câu 69: Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng. B. Anilin làm mất màu nước brom. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. C. Phân tử Val-Ala-Lys có bốn nguyên tử nitơ. D. Dung dịch glyxin làm đổi màu phenolphtalein. Câu 70: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 Tạo hợp chất màu tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Tạo kết tủa Ag Y, Z Nước brom Mất màu nước brom T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu hồng X, Y, Z, T lần lượt là A. Ala-Gly-Ala, glucozơ, anilin, axit glutamic. B. Glucozơ, Ala-Gly-Ala, anilin, axit glutamic. C. Ala-Gly-Ala, anilin, glucozơ, axit glutamic. D. Axit glutamic, anilin, glucozơ, Ala-Gly-Ala. Câu 71: Cho m gam CH3CH(NH2)COOH tác dụng với 300 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và KOH 1M, thu được dung dịch Z. Giá trị của m là A. 8,90. B. 13,35. C. 22,25. D. 17,80. Câu 72: Cho các phát biểu về cacbohiđrat: (a) Cho 2 ml H2SO4 đặc vào cốc đựng một ít tinh thể đường kính thì thấy màu trắng của đường kính chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp do bị bọt khí đẩy lên. (b) Nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuối chín thì thấy mặt cắt nhuốm màu xanh tím. (c) Glucozơ có nhiều trong nước ép của quả nho chín. (d) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 73: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: t0 (a) X + 2NaOH  X1 + X2 + X3 (b) X1 + HCl X4 + NaCl (c) X2 + HCl X5 + NaCl (c) X3 + Br2 + H2O X4 + 2HBr Cho biết: X có công thức phân tử C 12H12O4 (chứa hai chức este và vòng benzen); X1, X2, X3, X4 và X5 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phát biểu nào sau đây sai? A. Công thức phân tử của X5 là C8H8O3. B. X3 có phản ứng tráng bạc. C. Dung dịch X4 nồng độ từ 2-5% gọi là giấm ăn. D. X không làm mất màu nước brom. Câu 74: Este X có công thức phân tử C8H12O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối của hai axit cacboxylic mạch hở X1, X2 đều đơn chức và một ancol X3. Biết X3 tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; X 1 không có phản ứng tráng bạc và X 2 không no, phân tử chỉ chứa một liên kết đôi (C=C), có mạch cacbon không phân nhánh. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 75: Cho các phát biểu sau: (a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2 thu được kết tủa trắng. (b) Nhỏ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2 có khí thoát ra. (c) Cho dung dịch chứa a mol NaHCO 3 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH) 2, sau khi kết thúc các phản ứng thu được a mol kết tủa trắng. (d) Cho dung dịch chứa 3,5a mol HCl vào dung dịch chứa đồng thời a mol NaOH và a mol NaAlO2, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 0,5a mol kết tủa trắng. (e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl3, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. (g) Cho 4a mol kim loại Na vào dung dịch chứa a mol AlCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa hai muối. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 76: Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y; axit cacboxylic no, ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai ancol và axit trên. Cho m gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O 2, thu được 0,37 mol CO2 và 0,36 mol H2O. Giá trị của m là A. 7,94. B. 8,84. C. 8,48. D. 8,04. Câu 77: Hiđro hóa (xúc tác Ni, nung nóng) m gam hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức, mạch hở Y và triglixerit Z bằng lượng vừa đủ khí H 2, thu được hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T bằng khí O 2, sinh ra 0,91 mol CO2 và 0,89 mol H2O. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 37,5% so với lượng ban đầu), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch M. Cô cạn dung dịch M, thu được 16,12 gam chất rắn khan. Biết trong phân tử Y có chứa 2 liên kết và trong phân tử Z có chứa 6 liên kết . Giá trị của m là A. 13,84. B. 15,40. C. 14,65. D. 14,20. Câu 78: Cho m gam hỗn hợp gồm CuO và Na 2O tác dụng n (mol) vừa đủ với axit HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí M thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian 0,35 điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc Q tại các điểm P, Q). Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ 0,2 P qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là A. 19,35. B. 14,20. 5a C. 11,10. D. 10,20. 0 2a t (giaây) Câu 79: Hỗn hợp M chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm tripeptit X; tetrapeptit Y; Z (C 5H13O2N) và T (C7H15O4N). Đun nóng 37,75 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ, thu được 0,05 mol metylamin; 0,1 mol ancol metylic và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp rắn Q gồm bốn muối khan của glyxin, alanin, valin và axit butiric (tỉ lệ mol giữa hai muối của alanin và valin lần lượt là 6 : 5). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn Q cần dùng vừa đủ 1,695 mol O 2, thu được CO2, H2O, N2 và 0,215 mol K2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 25,11. B. 16,93. C. 12,23. D. 18,35. Câu 80: Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam hỗn hợp X gồm x mol Fe, y mol Fe3O4 và 3y mol Cu trong 88,2 gam dung dịch HNO3 60%, thu được dung dịch Y (không chứa NH 4 , bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) và hỗn hợp khí Z. Cho 650 ml dung dịch KOH 1M vào Y, thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 19 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 53,8 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO 3)3 trong dung dịch Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 37,9. B. 29,2. C. 41,8. D. 32,2. HẾT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A D B C A A C D C C A B B C A C C D B A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C D A D C D A B D A B B D B B B D C A D Trang 4/4 - Mã đề thi 132