Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 cấp huyện - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 cấp huyện - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_lich_su_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_cap_huyen.doc

Nội dung text: Đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 cấp huyện - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN VĨNH TƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Lịch sử ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (2.0 điểm) Những nét cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong giai đoạn thứ nhất (1945 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỉ XX)? Lấy hai dẫn chứng cụ thể chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này? Câu 2 (1.0 điểm) Khái quát sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa? Câu 3 (2.5 điểm) Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. Câu 4 (1.5 điểm) Hãy cho biết tình hình, đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 5 (3.0 điểm) Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? Hãy trình bày và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925) ở Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: SBD:
  2. PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ IV. Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung trình bày Điểm 1 Những nét cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong giai đoạn thứ nhất (1945 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỉ XX) ? Lấy hai dẫn chứng cụ thể chỉ rõ mối quan hệ giữa cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này ? * Nội dung cơ bản - Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng nhiều nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, tiêu biểu: In-đô-nê-xi-a (17/8/1945), Việt Nam (2/9/1945), Lào (12/10/1945). - Phong trào lan sang Nam Á, Bắc Phi tiêu biểu là Ấn Độ (1946- 1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954-1962). - Năm 1960 là “Năm châu Phi” với 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. - Ngày 1/1/1959, cuộc Cách mạng nhân dân thắng lợi ở Cu Ba. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ - Kết quả là tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Năm 1967 hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km2, với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi. Đưa các dân tộc trở thành các quốc gia độc lập, góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới. * Hai sự kiện cụ thể: - Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô tiêu diệt phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho cách mạng Việt Nam: làm cho quân Nhật ở Việt Nam và tay sai của chúng hoang mang, rệu rã, suy yếu đến cực độ, kết hợp với sự chuẩn bị 15 năm. Đảng ta đã chớp thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi khai sinh nước Việt Nam DCCH ngày 2-9-1945. - Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh của các nước châu Phi chống thực dân đế quốc, noi gương Việt Nam năm 1960 có 17 nước châu Phi đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc, tuyên bố độc lập. Lịch sử gọi là “năm châu Phi”. 2 Khái quát sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ? - Sau thắng lợi của kháng chiến chống Nhật, nội chiến kéo dài (1946-1949) Quốc dân đảng thua - Chiều 1-10-1949 Mao Trạch Đông tuyên bố sự ra đời nước CHND Trung Hoa. - Ý nghĩa:
  3. + Với Trung Quốc: kết thúc ách nô dịch của ĐQ, PK bước vào kỉ nguyên độc lập tự do. + Với thế giới: tăng lực lượng cho phe XHCN và hệ thống XHCN nối liền từ châu Âu sang châu Á. Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc châu Á, đặc biệt là ĐNA. 3 Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. - Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. - Cách mạng khoa học kĩ thuật cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới. - Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao. - Cách mạng khoa học kĩ thuật đã dẫn đến sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá. - Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cũng mang lại những hậu quả tiêu cực. Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và những tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người 4 Hãy cho biết tình hình, đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? * Tình hình: - Giai cấp công nhân: ra đời ngay trước chiến tranh (trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất) và ngày càng phát triển nhanh về số lượng và chất lượng . Phần lớn công nhân tập trung ở các vùng mỏ, đồn điền cao su và các thành phố công nghiệp như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn-Chợ Lớn. * Đặc điểm: - Giai cấp công nhân VN có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế : có hệ tư tưởng riêng, có tinh thần cách mạng triệt để nhất, đại diện cho PTSX tiến bộ, điều kiện sinh sống và lao động tập trung - Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng : là con đẻ của sự du nhập QHSX TBCN; chịu 3 tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt; có quan hệ tự nhiên,
  4. gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc; có tinh thần cách mạng cao nhất, dễ tổ chức đấu tranh, có ý thức tổ chức kỉ luật cao. * Thái độ chính trị và khả năng cách mạng: - Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp yêu nước, cách mạng , là lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng nước ta. - Giai cấp công nhân nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng chỉ khi giai cấp công nhân phải thành lập được một chính đảng độc lập của mình Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930. 5 Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? Hãy trình bày và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925) ở Việt Nam. * Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào? - Những sự kiện của cách mạng thế giới + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây có sự gắn bó mật thiết. + Làn sóng cách mạng dâng cao trên thế giới, trong đó giai cấp vô sản trẻ tuổi các nước bắt đầu bước lên vũ đài chính trị. + Để lãnh đạo phong trào chung, tháng 3/1919 Quốc tế thứ ba (QTCS) được thành lập ở Mát-xcơ-va (Nga), đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới. + Từ đó phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới, dẫn tới sự ra đời của ĐCs Pháp (1920), ĐCs Trung Quốc (1921). - Những sự kiện trên có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng VN? + Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, Quốc tế cộng sản ra đời năm 1919 đã tác động mạnh mẽ tới sự lựa chọn con đường GPDT của Nguyễn Ái Quốc. + Hoàn cảnh trên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê- nin vào VN. * Trình bày và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925): - Phong trào của tư sản dân tộc: + Họ bị tư sản Pháp chèn ép, nên đã phát động đấu tranh + Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp (1923) + Một số tư sản và địa chủ ở Nam Kì thành lập ra Đảng Lập hiến
  5. khi Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì họ sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp. + Nhận xét: mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế, tư sản dân tộc đấu tranh chống sự chèn ép của tư bản nước ngoài. Điểm hạn chế là các hoạt động bộc lộ tính chất cải lương, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân. - Phong trào của tiểu tư sản trí thức: + TTS trí thức bao gồm sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà báo , vì bị áp bức, bóc lột nên họ đứng lên đấu tranh. + Họ tập hợp trong các tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt + Phong trào đấu tranh với hình thức: xuất bản các tờ báo tiến bộ ; lập các nhà xuất bản tiến bộ Tháng 6-1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện (Quảng Châu – Trung Quốc) Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926). + Nhận xét: phong trào nhằm đạt mục tiêu chống cường quyền áp bức, đòi các quyền tự do dân chủ, mang tính chất yêu nước, dân chủ rõ nét. Điểm tích cực: có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân. Điểm hạn chế: đấu tranh còn bồng bột, xốc nổi, chưa có chính đảng lãnh đạo. Những điểm lưu ý: - Trên đây là những kiến thức cơ bản của các câu hỏi yêu cầu bài làm phải có. - Chỉ cho điểm tối đa các ý khi bài làm của thí sinh trình bày chi tiết, rõ ràng, có bố cục chặt chẽ theo yêu cầu kiến thức lịch sử của HSG cấp THCS.