Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

doc 4 trang thungat 9970
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_12_nam.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn - Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Lớp 12 - Năm học 2014-2015 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

  1. SỞ GD& ĐT LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) CÂU 1: (8 điểm ) Suy nghĩ của anh / chị về câu nói: Hãy nhìn con chim đậu trên cành liễu: nó thấy cành sắp gãy mà vẫn vui vẻ hót vì biết rằng mình còn đôi cánh CÂU 2: (12 điểm ) Nhận xét về thơ, có ý kiến cho rằng: “ Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn, và đọng lại nhờ tấm lòng người viết” ( Hoàng Minh Châu) Bằng những hiểu biết về thơ, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  2. SỞ GD& ĐT LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM NĂM HỌC 2014 - 2015 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT Câu 1( 8 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng: - Vận dụng thuần thục kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, trong sáng - Không mắc lỗi chính ta, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: 1. Nêu được vấn đề cần nghị luận 2. Giải thích vấn đề - Chú chim đang đậu trên cành liễu, cành liễu sắp gãy nhưng chú chim không lo sợ mình bị rơi xuống đất mà vẫn vui vẻ, lạc quan vì chú chim tự tin vào đôi cánh của chính mình. - Từ hình ảnh chú chim, V. Huygô đề cập đến tinh thần lạc quan, nghị lực, ý chí và sự tư tin của con người trong cuộc sống. 3. Bàn luận vấn đề: - Trong cuộc sống đoi khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn và thử thách. Lúc ấy một điểm tựa hay sự giúp đỡ của những người xung quanh là cần thiết nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải có lòng tin ở chính mình - Để có được lòng tin và tinh thần lạc quan, chúng ta cần phải học tập, trang bị tri thức, năng lực, bản lĩnh, ý chí cho bản thân. - Có ý chí, niềm tin vào bản thân, dù những điểm tựa có mất đi hay không có sự giúp đỡ, hay phải đối mặt với khó khăn, thử thách, chúng ta vẫn có thể đứng vững và vượt qua - Phê phán những người chỉ biết dựa dẫm vào người khác, không có bản lĩnh cá nhân, không có ý chí và bản lĩnh vượt qua thử thách. 4. Bài học nhận thức và hành động: - Nghị lực, ý chí, sự tự tin là điều cần thiết để ta vượt qua thử thách và đến với thành công. - Phải cố gắng học tập, trao đổi kiến thức, rèn luyện bản thân để có được sự tự tin và nghị lực - Phải nhận thức đúng đắn năng lực, bản lĩnh của mình để sẵn sàng đối mặt và vượt qua thử thách. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh.
  3. - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. Câu 2. (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp NL VH – lí luận VH tổng hợp - Bố cục rõ ràng, thuyết phục, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: -Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng phải biết vận dụng kiến thức lí luận về đặc trưng thể loại thơ, vai trò của người nghệ sĩ trong tp và mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và người đọc để làm sáng tỏ ý kiến trên. Bài viết cần đáp ứng những yêu cầu kiến thức sau: 2.1. Giải thích: - Thơ khởi sự từ tâm hồn: mạch nguồn của thơ là sự rung cảm, xúc cảm của người viết - Thơ vượt lên bởi tầm nhìn: “ tầm nhìn” chính là cách quan sát , trải nghiệm, vốn sống, cách nhìn của người nghệ sĩ đối với cuộc sống, làm nên nét riêng của tác giả. - Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết: một tác phẩm đọng lại nơi trái tim người đọc phải là một tác phẩm chứa đựng trái tim, tấm lòng người viết. => Ý kiến của Hoàng Minh Châu là một ý kiến xác đáng, bao quát nhiều vẫn đề lí luận thơ: đặc trưng của thơ, mối quan hệ giữa cuộc sống – người nghệ sĩ – tác phẩm – người đọc. 2.2. Bàn luận a. Thơ khởi sự từ tâm hồn: - Đặc trưng của thơ: Thơ là tiếng nói của cái tôi trữ tình, cái tôi mang tầm phổ quát + Thơ là nghệ thuật trữ tình, t/c trong thơ mang yếu tố cốt lõi, nó bắt nguồn từ tâm hồn con người, thơ có ý nghĩa và giá trị đối với đời sống con người. + Thơ bắt nguồn từ tâm hồn con người nên tình cảm trong thơ chân thành, xúc cảm, nó hé mở được những nỗi niềm bí ẩn trong nội tâm con người, từ đó làm rung động trái tim người đọc. - Thơ khởi sự từ tâm hồn con người, là kết tinh cảm xúc của con người trước cuộc sống + Thơ bắt nguồn từ nỗi niềm suy tư của con người rồi trở về nâng giấc cho con người . + Thơ bồi đắp thêm cho con người những t/c đẹp đẽ, khơi dậy khát vọng, sự đồng cảm, t/y, những rung động trước cuộc sống, có khả năng thanh lọc tâm hồn người.
  4. b. Thơ vượt lên bằng tầm nhìn: - Tp VH phản ánh thế giới khách quan qua đôi mắt chủ quan của tác giả. - Vai trò của ng nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo: cuộc sống – người nghệ sĩ – tác phẩm – người đọc ; giá trị tư tưởng của tác phẩm thể hiện ở cái nhìn khám phá của người nghệ sĩ đ/v cuộc sống. Do đó người nghệ sĩ cần phải trau dồi, phải trải nghiệm cuộc sống để có tầm nhìn rộng và sâu, tạo nên giá trị cho tác phẩm. c. Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết - Vì ẩn giấu trong tác phẩm phải là những giá trị nhân sinh tốt đẹp. - Thơ đi từ tấm lòng người viết đến tấm lòng người đọc, là tiếng nói tri âm từ trái tim đến trái tim. 2. 3. Làm rõ vấn đề qua các sáng tác thơ đã học: Thí sinh sử dụng các tác phẩm thơ đã học, đã đọc để chứng minh ý kiến trên. 2.4. Đánh giá chung: - Vai trò của thơ trong đời sống. - Người đọc cần có ý thức bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi kĩ năng, tích lũy kiến thức để phát huy khả năng liên tưởng trong quá trình cảm nhận tác phẩm văn học để cso thể tri âm với tác giả. BIỂU ĐIỂM - Điểm 11-12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh. - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc. - Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi. - Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt. - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt.