Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội

doc 6 trang thungat 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_bai_tap_lam_van_so_1_nghi_luan_xa.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Bài tập làm văn số 1: Nghị luận xã hội

  1. Ngày soạn: Làm văn: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 – Ngày dạy: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Tiết: 6 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1.Kiểm tra: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học đầu năm - học kì 1, môn Ngữ văn lớp 12, bài viết văn số 1. - Thời gian: 45 phút - Đối tượng: Học sinh lớp 12 - Hình thức tổ chức: Hình thức: Tự luận; Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm ở lớp 2.Yêu cầu ra đề đảm bảo: - Kiến thức: + Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12, học kì 1. + Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra phù hợp. - Kỹ năng: + Nắm vững thao tác lập luận. + Phân tích được những khía cạnh của vấn đề. + Bình luận mở rộng vấn đề về hiểu biết xã hội. + Rèn kĩ năng kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được vào việc tạo lập văn bản, kĩ năng làm việc cá nhân. - Về thái độ, phẩm chất: Về thái độ:
  2. - Coi trọng việc đọc hiểu các loại văn bản để tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Hs có cái nhìn khách quan về sự vận động, phát triển của vhvn, có thái độ yêu mến văn học nước nhà truyền thống văn hóa của dân tộc từ đó chủ động, tích cực học tập, sáng tạo. Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Định hướng góp phần hình thành năng lực - Năng lực chung: Phát huy năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ - Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. II. THIẾT LẬP MA TRẬN - Xác định khung ma trận. MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 1 - LỚP 12 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề 1. Đọc Qua đoạn trích Qua đoạn trích bài hiểu. bài viết của viết của Nguyễn Nguyễn Thị Thị Kiều Sương- Kiều Sương- học học sinh trường sinh trường THPT Việt Đức, THPT Việt Đức, Hà Nội thông hiểu Hà Nội xác định được kết cấu và được kết cấu cần chủ đề của đoạn có của một đoạn văn văn viết theo kiểu diễn dịch
  3. Số câu 1 2 3 Số điểm 1,0 2,0 3,0 Tỉ lệ 10% 20% 30% 2. Làm - Hình thành văn được các luận điểm cần triển Kiểu bài khai trong bài NLXH viết. - Học sinh viết đựơc bài văn theo đúng đặc trưng thể loại. Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng số 1 2 1 4 câu 1,0 2,0 7,0 10 Số điểm 10% 20% 70% 100% Tỉ lệ III. THIẾT LẬP ĐỀ THI. SỞ GD&ĐT TỈNH NINH BÌNH ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NĂM HỌC 2018 – 2019 NHẬM Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 45 phút) (Đề thi có 01 trang) Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
  4. Tất cả những điều văn học đem lại cho con người, giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại xã hội như một sự hưởng thụ. Hưởng thụ vì tiếp nhận những gì cao đẹp, trong sáng nhất. Hưởng thụ đem đến cho người đọc cảm giác về cái đẹp - khoái cảm thẩm mĩ. Văn học giúp đỡ và“dạy khôn” (Mác) con người nhiều lắm. Nhưng những điều nó mang đến cho ta lại hết sức nhẹ nhàng và những điều ấy cứ từ từ, ăn sâu và bền vững trong tâm hồn ta. Vì thế, những điều văn chương dạy ta trở nên có tác dụng rất lớn. (Nguyễn Thị Kiều Sương - học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội) 1/.Hãy cho biết chủ đề của đoạn văn là gì? 2/. Câu văn nào chứa đựng ý tưởng - chủ đề trong đoạn văn? 3/. Hãy tách đoạn văn làm 3 phần: Mở đoạn - Thân đoạn - Kết đoạn. 4/. Để triển khai ý tưởng trong đoạn văn, người viết đã sử dụng kiểu kết cấu nào? (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, so sánh, ) Phần 2: Làm văn (7.0 điểm) Anh chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”. Hết IV. HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GD&ĐT TỈNH NINH BÌNH HDC BÀI VIẾT SỐ 1 TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NĂM HỌC 2018 – 2019 NHẬM Môn: Ngữ Văn – Lớp 12 (HDC gồm 02 trang) Phần I: Ý Nội dung Điểm 1. - Văn học giúp con người hiểu biết, khám phá và sáng tạo thực tại 1.0 xã hội 2. 0.5
  5. 3. - Câu 1 (Câu chứa đựng ý tưởng, chủ đề) 1.0 4. - Mở đoạn câu 1; Thân đoạn 4 câu tiếp theo; Kết đoạn câu cuối. 0.5 - Kiểu kết cấu: Tổng phân hợp. Phần 2: Anh chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về câu nói của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”. 1. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu 7,0 loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: * Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 0,5 * Giải thích thế nào là sống đẹp. 1,0 Sống có mục đích, lí tưởng, lành mạnh, tích cực, * Phân tích, chứng minh: các khía cạnh của sống đẹp, nêu những tấm 2,0 gương sống đẹp, có thể lấy dẫn chứng từ thực tế hoặc trong thơ văn. + Bàn luận cách thức để sống đẹp: thường xuyên học tập, rèn 0,5 luyện + Phê phán lối sống không đẹp: Thiếu ý chí, nghị lực, ích kỉ, vô 1,0 trách nhiệm + Bài học rút ra cho bản thân: sống đẹp để trau dồi, rèn luyện nhân 1,0
  6. cách, - Khẳng định lại vấn đề 1,0 * Lưu ý: - HS có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng vẫn đáp ứng những yêu cầu cơ bản như hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm quy định. - Ngoài những nội dung đã nêu trong hướng dẫn chấm, bài viết đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức; có kiến thức sâu rộng, thì có thể cho điểm tối đa. * Thu bài. * Dặn dò: - Chuẩn bị bài tiếp theo: - Học bài cũ, làm bài luyện tập. *. Đánh giá - Rút kinh nghiệm: