Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Có đáp án)

docx 5 trang thungat 3150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh.docx

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2014-2015 - Sở GD&ĐT Lâm Đồng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2014 - 2015 (Đề thi đề nghị của trường THPT Chuyên Thăng Long) ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 - THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: Câu 1: (8 điểm) Viết bài văn ngắn trình bày quan điểm của em qua chủ đề: “Người ta lớn hơn, vì biết cúi xuống”. Câu 2: (12 điểm) Trong Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.” Anh / chị hiểu thế nào về ý kiến trên? Lựa chọn các tác phẩm văn chương trong chương trình Trung học phổ thông để làm rõ cách hiểu của mình. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1 : Ký tên: Giám thị 2 : Ký tên: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2014 - 2015 (Đáp án đề nghị của trường THPT Chuyên Thăng Long) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 – THPT Ngày thi: . (Hướng dẫn chấm gồm trang)
  2. I. Câu 1 (8 điểm) A. Yêu cầu chung Về nội dung - Hiểu được nghĩa khái quát: Câu trên thể hiện một thái độ sống rất bình thường nhưng cũng rất khó thực hiện được. Con người có thể lớn hơn bản thân mình và đồng loại bằng nhiều cách, nhưng biết sống khiêm nhường (cúi xuống) thì được tôn trọng hơn (lớn hơn). Về kĩ năng - Thí sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài và nêu suy nghĩ của bản thân. - Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục. - Hành văn gãy gọn, khúc chiết, có sức truyền cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết sạch đẹp. B. Yêu cầu cụ thể. HS nêu được các ý sau: 1. Cúi xuống không phải là hành vi mà là một cách hành xử giữa người với người; Không nên nghĩ rằng cúi xuống đồng nghĩa với sự nhẫn nhục hay luồn cúi, thấp hèn DC: Các triết gia, các lãnh tụ có nhân cách lớn đều là những người sống khiêm nhường, giản dị và khoan dung: Nê-ru, Găng- đi, Bác Hồ và luôn được tôn kính ngưỡng vọng. 2. Cúi xuống là để hiểu người hơn, là để nâng người khác lớn lên; Cúi xuống cũng là để hiểu mình hơn, để tự nâng mình lên; Câu nói trên không nhằm khuyến khích người ta chỉ biết cúi xuống mà nhằm nhắc nhở người ta biết cách ứng xử cần thiết để lớn hơn Các ý 1 & 2, mỗi ý 1 điểm, tùy theo mức độ để xem xét. 3. Liên hệ - Tham gia bàn luận về thái độ sống - Tuổi thanh niên luôn có ý thức khẳng định mình và cũng tràn đầy khát khao, ý chí. Đó là một thuộc tính tâm lý thông thường và rất đáng trân trọng. - Nhưng tuổi trẻ cũng dễ mắc những nhược điểm: tự phụ, tự mãn, hiếu thắng, đôi khi thiếu nhường nhịn, không khiêm tốn
  3. - Vì quá tự tôn nên đôi khi không chấp nhận thành công của người khác, không chịu học tập người khác. - Vì thế, thái độ khiêm nhường bao giờ cũng được mọi người coi trọng, như là một biểu hiện của văn hóa và đạo đức của mọi thời.  Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận và thể hiện khác nhau về ý kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm. 3. Biểu điểm - Điểm 7 – 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 5 – 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3 – 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sơ sài, văn chưa được mạch lạc. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề hoặc để giấy trắng. II. Câu 2 (12 điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng - Học sinh viết bài văn có kết cấu ba phần Mở - Thân - Kết, gắn kết chặt chẽ với nhận định trong đề, thể hiện rõ kĩ năng nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một vấn đề lí luận. - Văn phong phù hợp, bố cục hợp lí, diễn đạt trôi chảy, bài viết rõ ràng, sạch sẽ, thể hiện được những cảm nhận độc đáo và sáng tạo. B. Yêu cầu về kiến thức 1. Giải thích ý kiến - Văn chương là tiếng nói của tình cảm. Đối tượng phản ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật.
  4. - Nhà văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. - Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo. 2. Phân tích tác phẩm tự chọn - Trên cơ sở nắm chắc và có sự cảm nhận sâu về một tác phẩm đã được học trong chương trình THPT, học sinh phân tích được giá trị nhân đạo (lòng thương yêu con người, thương yêu muôn vật, muôn loài) của tác phẩm. - Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu. - Nội dung phân tích, lí giải phải gắn liền với nhận định trong đề - Bài làm cần thể hiện được những cảm nhận của cá nhân người viết với tình cảm nhân đạo trong tác phẩm đã chọn cách cụ thể, thiết thực, chân thành, sâu sắc.  Lưu ý: - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống nhất chung về biểu điểm cụ thể. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) phải bảo đảm không làm sai lệch điểm mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của HS và những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự. - Điểm tổng cộng làm tròn đến 0.25. C. Biểu điểm - Điểm 11 - 12:Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, khuyến khích bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 - 8: Hiểu và nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt.
  5. - Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 1 – 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc để giấy trắng. HẾT