Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 3420
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_12_ky_thi_khao_sat_kien_thuc_thpt_lan.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 12 - Kỳ thi khảo sát kiến thức THPT lần 2 năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 2 NĂM HỌC 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN HDC gồm: 04 trang A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ I. ĐỌC HIỂU Câu Nội dung Điểm 1 - Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn bản là: thuyết minh, tự sự. 0.5 - Tác dụng: việc sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt khiến cho thông tin được trình bày trong đoạn văn rõ ràng, hấp dẫn, khách quan, thuyết phục. Cụ thể: 0.5 + Phương thức thuyết minh cung cấp những tri thức khoa học liên quan đến chứng ái kỉ. + Phương thức tự sự tái hiện về một trường hợp điển hình của chứng ái kỉ. (Nếu HS chỉ trả lời được ý khái quát chung tác dụng của các PTBĐ thì cho 0,25 điểm). 2 Nội dung chính của văn bản: sự nguy hiểm của bệnh ái kỉ và nguy cơ bùng phát chứng 0.5 bệnh này trong thời kì bùng nổ công nghệ thông tin, nhất là ảnh hưởng của mạng xã hội như hiện nay. 3 Lí do chuyên gia đưa ra cảnh báo về “đại dịch ái kỉ”: - Công nghệ thông tin phát triển, nhất là sức hấp dẫn của mạng xã hội thu hút sự quan tâm, 0.5 chú ý của nhiều người. Họ có xu hướng thu mình vào thế giới ảo, thích thể hiện trong thế giới đó hơn là chia sẻ, hòa nhập với mọi người trong cuộc sống thực tế. - Công nghệ thông tin có sức lan tỏa lớn nên mọi hiện tượng đều có thể trở thành trào lưu. 0.5 Bệnh ái kỉ vì vậy có thể bùng phát nhanh chóng. 4 Bài học rút ra sau khi đọc đoạn văn bản: Học sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau tùy theo cách suy nghĩ, nhìn nhận riêng, miễn sao những bài học đó đảm bảo tính tư tưởng (tích cực và hợp lý). Sau đây là một số gợi ý phương án trả lời: - Chứng ái kỉ là một căn bệnh nguy hiểm, một vấn đề nghiêm trọng của xã hội hiện đại, cần có ý thức phòng tránh. - Không sống tự cao, cách biệt với mọi người xung quanh, ảo tưởng về mình. 0.5 - Bên cạnh việc học tập, cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để trực tiếp chia sẻ, quan tâm đến mọi người xung quanh - Không nên sa đà vào thế giới ảo, quá ham mê mạng xã hội, v.v II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn nghị luận, độ dài khoảng 200 chữ (không đúng hình thức đoạn văn trừ 0.5đ). 1
  2. - Xác định đúng vấn đề nghị luận. Trình bày hệ thống ý trong đoạn văn: rõ ràng, mạch lạc, hợp lý; lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. - Không sai chính tả, cách dùng từ, viết câu. * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể cấu trúc đoạn theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: Ý Nội dung Điểm 1 Gải thích 0.5 - Chứng ái kỉ (bệnh tự yêu mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu 0.25 hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. - Đề bài đặt ra vấn đề về một hiện tượng có tính chất xã hội: Tâm lý tự yêu mình, ảo 0.25 tưởng về bản thân là một căn bệnh nguy hiểm với con người trong xã hội hiện đại. 2 Bàn luận 1.0 - Biểu hiện của chứng ái kỉ ở con người trong xã hội hiện đại: Lối sống thu mình vào thế 0.25 giới ảo, không có niềm tin vào người khác; tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn; thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh - Nguyên nhân của chứng ái kỉ ở con người trong xã hội hiện đại: Xuất phát từ tâm lý 0.5 thích hưởng thụ, tự phụ vào bản thân; thờ ơ với các giá trị đạo đức truyền thống; sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất là sự lớn mạnh của các trang mạng xã hội khiến cho mọi biểu hiện, hành vi ở mỗi cá nhân đều có thể trở thành những trào lưu trong cộng đồng - Hậu quả của chứng ái kỉ: Khiến con người trở nên ích kỉ, thậm chí vô cảm trước cuộc 0.25 sống; khiến mối quan hệ giữa con người và con người trở nên lỏng lẻo, làm suy giảm tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong xã hội 3 Bài học nhận thức và hành động 0.5 - Có ý thức phòng tránh bệnh ái kỉ bằng cách không quá sa đà vào mạng xã hội, biết trân 0.25 trọng những giá trị đích thực của cuộc sống. - Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, sẵn sàng giúp đỡ những người ái kỉ hòa nhập với cộng 0.25 đồng Câu 2 (5.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: - Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận (bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết luận). Xác định hệ thống luận điểm phù hợp. - Lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, rõ ý. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; đánh giá khái quát vấn đề nghị luận: * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện trong hai đoạn thơ đó. Có thể trình bày bài viết theo nhiều cách (tách riêng hoặc đan xen đối với hai phương diện nội dung và nghệ thuật), song cần đạt được các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận 0.5 2
  3. - Tác giả Tố Hữu, tác phẩm Từ ấy, Việt Bắc 0.25 - Về hai đoạn thơ: 0.25 + Đoạn thơ thứ nhất: là hai khổ cuối của bài thơ “Từ ấy” - Tố Hữu. Đó là những lời tâm niệm chân thành của người thanh niên vừa giác ngộ lí tưởng cách mạng, từ nhận thức mới về lẽ sống dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ. + Đoạn thơ thứ hai: nằm ở phần đầu bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Qua bức tranh thiên nhiên, con người Việt Bắc, tác giả thể hiện nỗi nhớ tha thiết và nghĩa tình sâu nặng với mảnh đất một thời là chiến khu Cách mạng. => Hai đoạn thơ đã thể hiện sự thống nhất trong phong cách nghệ thuật độc đáo của Tố Hữu. 2 Cảm nhận hai đoạn thơ 3.0 a. Đoạn trích trong bài “Từ ấy”: - Về nội dung: + Nhận thức mới về lẽ sống của nhà thơ: sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với 0.5 “cái ta” chung của cộng đồng. Giác ngộ lý tưởng cộng sản, theo Tố Hữu, trước hết phải giác ngộ về chỗ đứng trong hàng ngũ quần chúng nhân dân. Đó là lời hứa thiêng liêng, tự nguyện, chủ động gắn bó tình cảm, tâm hồn, lí tưởng của mình với nhân dân lao khổ, tạo khối đoàn kết làm nên sức mạnh trong đấu tranh: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người .Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” + Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ: tác giả tự đặt mình vào mối quan 0.5 hệ ruột thịt, gần gũi trong đại gia đình quần chúng lao khổ (là con, là em, là anh ) để cùng họ sống và tranh đấu cho tự do, cho đất nước. - Về nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ; những động từ miêu tả trạng thái cảm xúc; điệp từ; lặp 0.5 cấu trúc ngữ pháp; ngôn ngữ mang tính chất trữ tình điệu nói; cách nói trực tiếp, âm điệu giản dị như những lời tâm tình thủ thỉ, chân thành b. Đoạn trích trong bài “Việt Bắc”: - Về nội dung: + Nỗi nhớ của người đi (người cán bộ cách mạng về xuôi) về hình ảnh thiên nhiên Việt 0.5 Bắc trong kháng chiến: đó là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, hữu tình với những nét rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc; một thiên nhiên đa dạng được cảm nhận ở những thời gian, không gian khác nhau tất cả đã trở thành nỗi nhớ khắc sâu trong lòng người kháng chiến. Thiên nhiên còn có sự gắn bó với những sinh hoạt của con người kháng chiến. Điều đó đã làm mất đi vẻ thâm u, trầm lặng của núi rừng mà thay vào đó một không khí ấm áp, vui tươi. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, vì thế, thật giàu sức sống. + Nỗi nhớ của người đi (người cán bộ cách mạng về xuôi)) về hình ảnh những con người 0.5 Việt Bắc: đó là những con người gần gũi, thân thương (người yêu, người thương, mình, ta ); là những con người gắn bó sâu nặng nghĩa tình với kháng chiến, có tình cảm yêu thương, đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, cùng vượt qua nhưng khó khăn, thử thách vì nhiệm vụ chung của Cách mạng (Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi/ Thương nhau chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng). Qua nỗi nhớ, đoạn thơ đã tái hiện vẻ đẹp của những người dân Việt Bắc bình dị, thân thiết mà nghĩa tình, thủy chung. - Về nghệ thuật: thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc phù hợp với việc thể hiện nỗi nhớ và 0.5 những tình cảm ngọt ngào da diết; kết cấu theo lối đối đáp của ca dao giao duyên khiến cho những tình cảm vốn mang màu sắc chính trị trở nên trữ tình sâu lắng dễ đi vào lòng người; ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi, quen thuộc, đậm màu sắc dân tộc đã khiến 3
  4. đoạn thơ tựa như một khúc hát thiết tha mang nỗi nhớ người thương, nhớ quê hương cách mạng. 3 Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện qua hai đoạn thơ 1.0 - Về nội dung: 0.5 + Hai đoạn thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu. Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. Với ông, làm thơ là một hoạt động cách mạng, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lí tưởng cách mạng. + Hai đoạn thơ cũng cho thấy thơ Tố Hữu không đi sâu vào những tình cảm riêng tư của cá nhân mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của dân tộc (tình yêu lí tưởng trong Từ ấy, tình cảm đồng bào trong Việt Bắc). - Về nghệ thuật: + Ở cả hai đoạn thơ chúng ta đều dễ nhận thấy giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình ngọt ngào tha thiết, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Đó là tiếng nói của tình thương mến, khi thì như một lời giãi bày, trò chuyện (Từ ấy), lúc lại như một lời nhắn nhủ tâm tình thiết tha (Việt Bắc) + Về thể thơ, Tố Hữu đặc biệt thành công khi vân dụng những thể thơ truyền thống của 0.5 dân tộc: thể lục bát uyển chuyển, trữ tình (Việt Bắc); thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, hơi thở rất liền mạch, tự nhiên (Từ ấy). Sáng tạo 0.5 Hết 4