Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Kỳ thi Olympic năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2430
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Kỳ thi Olympic năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_6_ky_thi_olympic_nam_hoc_2016_2017_ph.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Kỳ thi Olympic năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN KỲ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016-2017 Đề chính thức Môn: Ngữ Văn 6 ( Đề có 01 trang) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống đất( ). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”. ( Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang) a. Xác định các cụm danh từ có trong đoạn văn trên. b. Chỉ ra thành phần chính của câu: “Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”. c. Xác định và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ có trong những câu văn sau: “Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ”. Câu 2 (4,0 điểm): Nhà thơ Minh Huệ từng nói: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Qua bài thơ, em hãy : a. Chép theo trí nhớ của em những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa. b. Cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua những câu thơ đó. Câu 3 (12,0 điểm): Kết thúc truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” có đoạn viết : “ Về đến nhà, ông lão sửng sốt, lâu đài, cung điện biến đâu mất; trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. ( Trích: Ông lão đánh cá và con cá vàng – Ngữ Văn 6, tập 1) Em hãy tưởng tượng về cuộc trò chuyện tiếp theo của vợ chồng ông lão và kể lại. Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh:
  2. PHÒNG GD&ĐT NGHĨA ĐÀN ĐÁP ÁN KỲ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016-2017 chính thức Môn: Ngữ Văn 6 ( Đề có 01 trang) Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 : a. (1đ) Các cụm danh từ có trong đoạn văn trên : mưa mùa xuân, những hạt mưa nhỏ bé, hạt nọ, hạt kia, cái sức sống ứ đầy, các nhánh lá mầm non, những giọt mưa ấm áp, cả mùa hoa thơm trái ngọt ( học sinh chỉ cần xác định đúng 4 cụm, mỗi cụm từ được 0,25đ) b. (1đ) Thành phần chính của câu : (Và) cây //trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. CN VN c. Xác định đúng biện pháp tu từ Nhân hóa : kiệt sức, thức dậy, âu yếm, cần mẫn (1,0 đ) - Tác dụng (1,0 đ) : Đất được nhân hóa thành một con người có thể xác và đời sống tâm hồn, sống hết mình cho cây, đem lại sức sống cho cây.
  3. Câu 2 : a (1đ). Học sinh nghi lại những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa (mỗi câu đúng cho 0,25đ; nếu học sinh ghi cả những câu trước hoặc sau câu có hình ảnh ngọn lửa thì vẫn cho điểm tối đa) - Lặng yên bên bếp lửa - Đốt lửa cho anh nằm - Ấm hơn ngọn lửa hồng - Bác nhìn ngọn lửa hồng. b.(3đ) Hình ảnh Bác Hồ hiện lên thật giản dị, gần gũi mà hết sức lớn lao. Bác chăm lo ân cần chu đáo, dành tấm lòng yêu thương ấm áp đối với chiến sĩ và đồng bào. Câu 3 : Yêu cầu về kĩ năng : - Học sinh biết xây dựng một câu chuyện có bố cục đầy đủ, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lí. - Chon ngôi kể phù hợp( ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). Lời kể tự nhiên,sinh động. Yêu cầu về nội dung : - Phải tưởng tượng ra câu chuyện giữa hai vợ chồng ông lão dựa trên tình huống đã cho ở đề bài. - Đề bài tương đối tự do,tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của học sinh được phát huy, tuy nhiên học sinh phải biết xây dựng nhân vật , cốt truyện bám vào nội dung câu chuyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã học. - Bài viết có thể có những sáng tạo riêng, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Mở bài : Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh xẩy ra câu chuyện (1đ) - Trên đường từ biển vầ nhà ông lão buồn bã; lo sợ vì cá vàng không cho vợ lão làm Long Vương. - Về đến nơi, ông sửng sốt khi thấy lâu đài, cung điện biến mất, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ. Thân bài : Kể lại cuộc trò chuyện của hai nhân vật (10đ)
  4. - Miêu tả thái độ của ông lão khi nhìn thấy vợ (1đ) - Dáng vẻ, nét mặt, trang phục và nhất là thái độ của mụ khi nhìn thấy ông lão về .(1đ) - Cuộc trò chuyện của vợ chồng ông lão (8đ): có thể tưởng tượng nhiều diễn biến khác nhau nhưng phải: + có hình thức ngôn ngữ đối thoại + có thái độ từng người + có thể có hành động, cử chỉ kèm theo + các chi tiết phù hợp tính cách, tâm lý nhân vật, và phải để nhân vật rút ra được bài học cuộc sống. Kết bài (1đ) : Hai vợ chồng ông lão sống cuộc sống bình dị, ông lão ngày ngày đi kéo lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Ông bà cùng nhận thức và tâm niệm sẽ sống nhân hậu, lương thiện. ( Hoặc có thể HS sẽ tưởng tượng một cái kết khác miễn là hợp lý)