Đề kiểm tra số 10 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 10 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_10_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 10 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. “ Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng ” (Ngữ văn 6,tập 2) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? A. Lượm B. Đêm nay Bác không ngủ C. Mưa D. Lòng yêu nước Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ đã tìm được ở câu 1? A. Minh Huệ B. Tố Hữu C. Trần Đăng Khoa D. Hồ Chí Minh Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai? A. Anh đội viên B. Đoàn dân công C. Anh đội viên và Bác D. Bác Câu 4: Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Nhân hóa, Ẩn dụ B. So sánh, Ẩn dụ C. Hoán dụ, So sánh D. Ẩn dụ, Hoán dụ Câu 5: Hình ảnh Bác Hồ qua cảm nghĩ của anh đội viên? A. Giản dị mà vĩ đại B. Gần gũi mà đáng kính, chân thực mà lớn lao
  2. C. Có tình yêu thương mênh mông với nhân dân và chiến sĩ D. Tất cả những đáp án trên Câu 6: Theo em câu thơ “ Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm”, tác giả sử dụng kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 7: Tác dụng của hình ảnh so sánh : “ Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”? A. Là một hình ảnh rất chân thực nhưng cũng hết sức lãng mạn, bay bổng B. Nhằm thể hiện sự lớn lao, bao trùm lên cả không gian, ngang tầm trời đất để tôn vinh sự vĩ đại của Bác C. Ngầm chỉ tình yêu thương của Bác dành cho các anh bộ đội ấm áp, mạnh mẽ hơn ngọn lửa hồng. D. Cả 3 phương án trên II. Tự luận: (6,5 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Thế nào là biện pháp tu từ so sánh? Chỉ ra những hình ảnh so sánh có trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu. Câu 2: (1,5 điểm) Em hãy chép lại chính xác đoạn thơ kết của bài thơ :“ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ? Giải thích vì sao đoạn kết bài thơ tác giả lại viết như vậy? Câu 3: (3,5 điểm) Hãy tả lại một người mà em yêu quý. - Hết –
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A C B D C D Phần II: Tự luận: Câu 1(1.5 điểm) Câu 1 - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, 0.5đ (1.5đ) sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Hình ảnh so sánh trong bài thơ Lượm: 1đ + Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích + Má đỏ bồ quân Câu 2: (1,5 điểm) Câu 2 * Chép lại đoạn thơ: 0.5đ (1,5 điểm) Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh * Giải thích lí do: Khổ thơ cuối đã nâng ý nghĩa bài thơ lên một tầm khái quát lớn làm cho người đọc thấu hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao: - Lẽ thường tình là điều trở thành phổ biến, thành tất 0.25đ nhiên, thành chân lí - Đêm nay Bác không ngủ là một lẽ thường tình bởi vì 0.5đ đây chỉ là một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác. Bác không ngủ vì lo việc nước, thương bộ đội, thương dân công và lo cho chiến dịch đi đến thắng lợi. - Qua đó, ta thấy lòng yêu nước và đức hi sinh quên 0.25đ mình của Bác. Câu 3: (3,5 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết xây dựng một văn bản miêu tả rõ ràng, hợp lí. Chọn điểm nhìn và trật tự miêu tả phù hợp, lời văn tự nhiên, sinh động.
  4. * Yêu cầu về hình thức: một bài văn có đầy đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. * Yêu cầu về nội dung: Đề bài yêu cầu tả về một người mà em yêu quý, HS có thể chọn bất kì ai ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, thầy cô, bạn bè, ) Nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau. Câu 3 *Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng định tả 0.5đ (3.5 đ) - Người mà em yêu quý là ai? - Người đó có quan hệ gần gũi, thân thiết với em như thế nào? * Thân bài: Chú ý lựa chọn những chi tiết để miêu tả về ngoại hình, tính tình - Về ngoại hình: Tả những chi tiết nổi bật, ấn tượng 1đ nhất với em : + Tuổi tác + Tầm vóc ( cao, thấp ), dáng người (đậm, chắc hay mảnh mai, ) + Gương mặt ( mắt, mũi, miệng, ), mái tóc ( dài, ngắn, tóc đen hay tóc bạc ) + Màu da (trắng, đen, đồi mồi, bánh mật, ) - Về tính tình: Cần cù, chịu khó, giản dị, giàu tình 0.5đ yêu thương, nghị lực ( thể hiện qua hành động và lời nói gì? ) - Những kỉ niệm của em, những bài học bổ ích em 0.5đ nhận được : tại sao em lại dành tình cảm yêu quý cho người này? - Tình cảm của em. 0.5đ * Kết bài: 0.5đ Nêu cảm nghĩ của em về đối tượng miêu tả