Đề thi môn Ngữ văn Lớp 7 - Kỳ thi khảo sát học sinh giỏi - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 3 trang thungat 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 7 - Kỳ thi khảo sát học sinh giỏi - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_lop_7_ky_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_nam_h.doc

Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 7 - Kỳ thi khảo sát học sinh giỏi - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 7 Họ và tên: NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm). Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Câu 2 (2 điểm). Suy nghĩ của em về bức thông điệp mà em được nhận từ câu chuyện dưới đây: Cơn gió và cây sồi Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức,cơn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận giữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. ( Quang Kiệt- theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh). Câu 3 (5 điểm). Có ý kiến đã nhận xét rằng: "Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta." Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2019- 2020 Môn: Ngữ văn lớp 7 Câu 1 (3 điểm) a/ Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. (0,5đ) b/ Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. (0,5đ) c/ Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). (1,0đ) - Tác dụng: 1,0đ) + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Câu 2 (2điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: (0,5đ) - Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội, dạng nghị luận mở. - Bài viết có bố cục 3 phần. - Hệ thống ý (luận diểm) rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng cụ thể. - Biết vận dụng tổng hợp các phương pháp lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận - Có kĩ năng vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào bài văn nghị luận. * Yêu cầu về nội dung: (1,5đ) - Có thể trình bày bài viết của mình theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng sau: 1. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: (0,5đ) - Cơn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. - Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh với niềm tin chiến thắng. - Ý nghĩa của câu chuyện: Trong cuộc sống, con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 2. Bức thông điệp từ câu chuyện: (0,5đ) Học sinh tự cảm nhận tìm ra điều tác giả muốn nhắn gửi theo cách hiểu của mình, miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý: - Trong cuộc sống, luôn tiềm ẩn những khó khăn, trở ngại, những nghịch cảnh khó lường và chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không có lòng dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn, trở ngại thì khó hoặc không thể vượt qua được. - Lòng dũng cảm, nghị lực và bản lĩnh vững vàng sẽ tiếp thêm sức mạnh giúp con người tự tin trước khó khăn, trở ngại, những nghịch cảnh của cuộc đời. - Dũng cảm dám đối mặt với thử thách, không gục ngã trước hoàn cảnh là chìa khóa của thành công. Lưu ý: Trong quá trình lập luận nên có những dẫn chứng về những tấm gương dũng cảm, không gục ngã trước hoàn cảnh để cách lập luận thêm thuyết phục. 3. Bài học cho bản thân: (0,5đ) - Rèn luyện bản lĩnh, nghị lực vững vàng trước mọi hoàn cảnh. - Bình tĩnh tìm ra giải pháp cần thiết để từng bước vượt qua khó khăn, trở ngại. - Nuôi dưỡng niềm tin chiến thắng. Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản, gục ngã trước hoàn cảnh. - Phê phán thái độ, hành động buông xuôi, thiếu ý chí, nghị lực, niềm tin. Câu 3 (5 điểm) a) Hình thức: (1đ) Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao) (0,5đ) Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cữ, luận chứng. (0,25đ) Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy (0,25đ)
  3. b) Nội dung (4đ) - Mở bài: (0,5 đ) Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lý Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. - Thân bài: Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao ; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể: "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ). (0,25đ) Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ của người lao động (0,25đ) Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta": Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng) (0,25đ) Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương một giàn; Nhiễu điều phủ lấy nhau cùng; máu chảy ruột mềm. Môi hở răng lạnh ) (0,25đ) Tình cảm gia đình (0,25đ) Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ có nguồn; Ngó lên nuột lạt bấy nhiêu; ) Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công nhà như là đạo con; Ơn cha cưu mang; Chiều chiều ra đứng chín chiều; Mẹ già như đường mía lau ) Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân đỡ đần; Anh thuận em hòa là nhà có phúc; Chị ngã em nâng ) Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua càng hơn vua; Thuận vợ thuận cạn). Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ nhớ trời; Cái cò cái vạc giăng ca; ) (0,25đ) Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc lấy thầy ) (0,25đ) Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình bấy nhiêu; Yêu nhau cởi gió bay; Gần nhà mà làm cầu; Ước gì sông sang chơi ) (0,25đ) - Kết bài: (0,5đ) Đánh giá khái quát lại vấn đề Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.