Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2013-2014
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_mon_ngu_van_lop_9_ky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_nam_h.doc
Nội dung text: Đề thi môn Ngữ văn Lớp 9 - Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Năm học 2013-2014
- KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN : 150 PHÚT( Không kể thời gian giao đề) Câu 1( 4 điểm ) Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau : “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then , đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” ( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1- NXB Giáo dục , 2012- trang 140 ) Câu 2( 6 điểm ) Viết một bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng tờ giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về việc làm chủ bản thân . Câu 3( 10 điểm ) : “ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được . Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ . Tất cả tâm hồn chúng ta đọc , không phải chỉ có trí thức( )Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy” ( Tiếng nói của văn nghệ , Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn 9 Tập II- NXB Giáo dục năm 2012- Trang 15 ) Em hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy trình bày cảm nhận của em về cái hay trong bài thơ “ Đồng chí”( Chính Hữu ) Hết Họ và tên thí sinh . Số báo danh 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học : 2013-2014 Môn : Ngữ văn 9 ( Hướng dẫn này gồm có 04 trang ) I – Yêu cầu chung : Đây là đề thi tuyển chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần nắm bắt kỹ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách chính xác năng lực thực sự của học sinh , tránh đếm ý cho điểm. Đồng thời cũng cần chủ động linh hoạt vận dụng , cân nhắc từng trường hợp cụ thể . Đặc biệt khuyến khích những bài có cảm xúc và viết sáng tạo , trình bày sạch đẹp , khoa học . Sau khi cộng điểm toàn bài , làm tròn đến 0, 25 điểm. II- Đáp án và thang điểm: Câu 1: ( 4 điểm ) - Chỉ ra các phương tiện và biện pháp tu từ chủ yếu : So sánh, nhân hóa ( 1 điểm ) - Phân tích được tác dụng của các phép tu từ : ( 3 điểm ) + Biện pháp tu từ so sánh Mặt trời xuống biển ( như ) hòn lửa làm nổi bật khung cảnh thiên nhiên , vũ trụ đẹp một cách kỳ vĩ và tráng lệ qua sự liên tưởng thú vị của nhà thơ .( 1 điểm ) Bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vừa có ánh sáng rực rỡ của vũ trụ , vừa ấm áp cuộc sống của con người ( 0,5 điểm ) . + Phương tiện tu từ nhân hóa Sóng cài then – đêm sập cửa gợi hình ảnh vừa gần gũi , vừa mới mẻ : cả vũ trụ biến thành một ngôi nhà lớn với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ , những lượn sóng trắng nhấp nhô là then cửa . ( 1 điểm ) Phép tu từ nhân hóa tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên.( 0,5 điểm ) Câu 2 ( 6 điểm ) A- Yêu cầu về kỹ năng : - Biết cách triển khai bài văn nghị luận xã hội , sử dụng phối hợp các thao tác nghị luận đã học ở lớp 7 ( chứng minh , giải thích ) - Luận điểm rõ ràng , khoa học , hành văn chặt chẽ , dẫn chứng toàn diện , tiêu biểu , xác thực . - Bố cục bài văn hợp lý , diễn đạt lưu loát . không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp , chữ viết rõ ràng. B-Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau: 2
- 1- Dẫn dắt , nêu vấn đề cần nghị luận.( 0,5 điểm) 2-Giải thích ngắn gọn ( 1 điểm ) “ Làm chủ bản thân” là chủ động điều hành, điều khiển mọi suy nghĩ , hành vi , cách ứng xử của bản thân trước mọi tình huống của đời sống . 3- Phát biểu suy nghĩ ( 2 điểm ) - Lợi ích của tính tự chủ: trong cuộc sống, việc làm chủ bản thân là yêu cầu cần thiết, quan trọng . Bởi vì cuộc sống có muôn vàn khó khăn, thử thách, đòi hỏi con người phải có ý chí, bản lĩnh vững vàng. Người làm chủ bản thân tốt sẽ chủ động , tự tin trước mọi tình huống cuộc sống, tránh xa những cám dỗ, tiêu cự để đạt được thành công( Dẫn chứng )(1 điểm ) - Tác hại của việc không làm chủ bản thân : ngược lại ,người không biết làm chủ bản thân sẽ dễ sa ngã , dễ mắc sai lầm dẫn đến tiêu tan tương lai sự nghiệp , cuộc sống trở nên vô nghĩa ( dẫn chứng ) ( 1 điểm ) 3- Bàn luận , mở rộng vấn đề ( Bài học nhận thức- hành động ) ( 2 điểm ) - Khẳng định vai trò quan trọng của việc làm chủ bản thân: Ở thời đại nào, ở vị trí xã hội nào con người cũng cần có khả năng làm chủ bản thân để hòa nhập với cuộc sống , để hoàn thiện mình và cũng để thành công hơn. Xã hội hiện đại với rất nhiều cám dỗ lại càng cần phải biết làm chủ bản thân hơn (1 điểm ) - Làm chủ bản thân không đồng nghĩa với việc bảo thủ , tự cao , tự đại . một mực cho mình là đúng . Biết ứng xử linh hoạt , biết lắng nghe, có thái độ cầu thị cũng là biểu hiện của khả năng làm chủ bản thân.( 1 điểm ) 4- Bài học : Đối với lứa tuổi học sinh , cần có ý thức làm chủ bản thân trong học tập , trong quan hệ với bạn bè cũng như ngoài xã hội để trở thành công dân có ích .( 0,5 điểm ) Câu 3 : ( 10 điểm) A- Yêu cầu về kỹ năng: Biết viết một bài nghị luận văn học , có bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng , dẫn chứng tiêu biểu , diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi về kiến thức cơ bản, các lỗi chính tả , ngữ pháp . Trình bày sạch đẹp , viết có cảm xúc . B- Yêu cầu về kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau: 1- Dẫn dắt – nêu vấn đề cần nghị luận( Trích nguyên văn nhận định , nêu tác phẩm làm minh chứng ) ( 0,5 điểm ) 2- Giải thích nhận định : ( 1,5 điểm ) - Thơ là tiếng nói của nội tâm , là tất cả những rung động đủ các cung bậc của cảm xúc . 3
- -Thơ hay là thơ ngay từ lần đọc đầu tiên đã khiến người đọc rung cảm, nó khiến người đọc phải trăn trở suy tư, càng đọc càng khám phá ra nhiều điều mới lạ , hấp dẫn về nghệ thuật thi phẩm , về tình đời tình người .mà thi sĩ ký thác trong đó. -Người đọc sẽ cảm nhận bài thơ bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ hay nói cách khác nó sẽ chạm tới trái tim người đọc bằng chính giá trị tự thân mà bài thơ có.nó khiến “ người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng , mắt không rời trang giấy” 3- Trình bày cảm nhận về cái hay của bài thơ “ Đồng chí” (Lưu ý : Học sinh phân tích cái hay về nội dung kết hợp cái đẹp về nghệ thuật bằng hệ thống luận điểm kết hợp giữa lý lẽ, dẫn chứng và bình giảng nâng cao vấn đề – người chấm nên linh hoạt trong việc đánh giá). - Vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ ( 0,25 điểm ) - Cái hay của bài thơ đã thể hiện ngay từ mạch cảm xúc : Bài thơ đi từ việc lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí ( 7 dòng đầu ) đến những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí ( 10 dòng tiếp )vẻ đep của tình đồng chí – bức tượng đài người lính cách mạng ( ba dòng cuối ) .Mạch thơ là sự suy cảm về sức mạnh và vẻ đẹptinh thần của những người lính cách mạng trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.Sức nặng tư tưởng, cảm xúc dồn nén ở tên bài thơ và ở các dòng thơ 7. 17. 20 (0,75 điểm ) - Cội nguồn của tình đồng chí thiêng liêng mà gần gũi thân thiết bắt đầu từ một chữ “ đồng” : đồng cảm giai cấp , cùng cảnh ngộ khó nghèo , chung nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi để rồi từ đó họ trở thành những người bạn tri kỉ - hiểu bạn như hiểu mình.(1 điểm ) + Hai tiếng “Đồng chí! ” là kết tinh cao nhất của tình bạn , tình người , tình cảm thiêng liêng của những người bạn chiến đấu vào sinh ra tử có nhau.( 0,5 điểm ) *Nghệ thuật: Những cặp hình ảnh sóng đôi , chất liệu dân gian( thành ngữ ) giúp biểu đạt chân thực , sinh động hình ảnh những người lính nông dân trong những năm đầu chống Pháp.( 0,5 điểm ) - Những biểu hiện cụ thể , cảm động của tình đồng chí : + Khi đã trở thành những người đồng đội thân thiết họ sẵn sàng chia sẻ những tâm sự , những nỗi niềm sâu kín nhất: đó là tình yêu , là nỗi nhớ quê hương “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”( 0,5 điểm ) +Hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp chân chất bình dị mà không kém phần cao cả . Họ là những người lính nông dân , gắn bó sâu nặng với quê hương ruộng đồng ,nhưng sẵn sàng từ bỏ tất cả để lên đường giết 4
- giặc “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày - Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”( 0,5 điểm ) + Họ cùng nhau chia sẻ những gian lao . thiếu thốn của đời lính “ Áo anh rách vai- Quần tôi có vài mảnh vá- .Chân không giày” Và cả những cơn sốt rét rừng hành hạ “ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”( 0,5 điểm ) *Nghệ thuật: Vẫn tiếp tục những hình ảnh mộc mạc có tính đối xứng – sóng đôi và nghệ thuật nhân hóa có tác dụng làm cho tình đồng đội của những người lính cách mạng trở nên gắn bó bề chặt sâu sắc cảm động hơn.( 0 ,5 điểm ) - Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện ở tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh gian khổ “Miệng cười buốt giá” ở tình đồng đội thân thiết ấm áp yêu thương “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.( 0,5 điểm ) - Những câu kết bài thơ là biểu tượng đẹp của tình đồng chí ,kết tinh lắng đọng giữa gần và xa , giữa hiện thực và lãng mạn, thực tại và mơ mộng , chiến sĩ và thi sĩ .( 1 điểm ) “ Đầu súng , trăng treo” là một hình ảnh đẹp tạo nên một biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí , về cuộc đời người lính vệ quốc – anh bộ đội cụ Hồ, một vẻ đẹp bình dị mà cao cả( 0,25 điểm ) *Nghệ thuật : Hình ảnh thơ đẹp nhờ ngôn ngữ cô đọng , hàm súc , giàu sức gợi và mang tính tạo hình.( 0,25 điểm ) Liên hệ mở rộng : Hình ảnh người lính nông dân mộc mạc chân chất trong bài thơ “ Đồng chí” là sự bổ sung tuyệt vời cho hình ảnh những người lính hào hùng , hào hoa mang vẻ đẹp lãng mạn trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng; anh vệ quốc quân trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu ( 0,5 điểm) Đánh giá chung: Bài thơ là một thành công sớm của thơ ca chống Pháp trong việc khai thác chất thơ , vẻ đẹp của người lính trong cái giản dị đời thường bằng bút pháp tả thực không cường điệu , không tô vẽ , không nhấn mạnh cái phi thường . Thể thơ tự do , ngôn ngữ thơ rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày , mang hơi thở và vị mồ hôi mặn chát của những người lính nông dân trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tất cả những thành công đó đã làm nên một “ Đồng chí” có sức hấp dẫn kỳ lạ và có sức sống lâu bền trong lòng người đọc bao thế hệ.( 0,5 điểm ) 5