Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_hoc_sinh_gioi_tinh_lan_1_mon_ngu_van_lop_12_nam_h.doc
Nội dung text: Đề thi thử học sinh giỏi tỉnh lần 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lý Thái Tổ (Có đáp án)
- SỞ GD – ĐT BẮC NINH KÌ THI THỬ HỌC SINH GIỎI TỈNH LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 12 Ngày thi 9/12/2016 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng) và đoạn trích “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) đều xuất hiện rất nhiều tên địa danh. Anh / chị có nhận xét gì về cách sử dụng tên địa danh trong hai văn bản? Câu 2 (6,0 điểm) Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. ( ) Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này (Trần Nhuận Minh, “Dặn con”, rút từ tập thơ Nhà thơ và hoa cỏ, 1993) Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề được gợi ra từ ý thơ của Trần Nhuận Minh. Câu 3 (10,0 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008) Qua bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Hết (Đề thi có 01 trang)
- SỞ GD – ĐT BẮC NINH KỲ THI THỬ HỌC SINH GIỎI LỚP 12 LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ NĂM HỌC 2016-2017 Ngày 9/12/2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN A/ Lưu ý chung 1. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm. 2. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ. B/ Hướng dẫn cụ thể và thang điểm Câu 1 Về tên địa danh trong hai bài thơ “Tây Tiến” và “Đất Nước” (4,0 điểm) Trên cơ sở những hiểu biết về hai văn bản “Tây Tiến”(Quang Dũng) và đoạn trích “Đất Nước”(Nguyễn Khoa Điềm), học sinh có thể làm rõ các nội dung sau: - Nêu những tên địa danh trong từng văn bản (1,0điểm) - Nêu ý nghĩa những tên địa danh đó trong việc làm rõ cảm (3,0 điểm) hứng chủ đạo của từng tác phẩm + Địa danh trong “Tây Tiến” làm sống lại con đường hành quân của người lính Tây Tiến, mỗi tên địa danh xa lạ vừa làm hiện lên không gian núi rừng xa xôi vừa như một nốt nhạc của bản nhạc tình thương nỗi nhớ về một thời binh lửa. + Địa danh trong “Đất Nước” lại gắn với những trầm tích văn hoá dân tộc, mỗi địa danh trước hết là một danh thắng của Tổ Quốc đồng thời là một huyền thoại về con người, về vẻ đẹp của địa lí, văn hoá, lịch sử dân tộc. + Đưa tên địa danh vào văn bản là sáng tạo riêng của từng nhà thơ nhằm bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước. Câu 2 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần (6,0 điểm) ngắn gọn và đảm bảo các ý cơ bản sau: A. Yêu cầu chung: - Về hình thức: Viết bài văn nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lí, diễn đạt lưu loát; chữ viết, cách trình bày sạch đẹp. - Về nội dung: Từ hiểu biết nội dung của khổ thơ, học sinh bày tỏ suy nghĩ của mình về tình người trong cuộc đời.
- B. Yêu cầu cụ thể: (0,5 điểm) Dẫn dắt - Nêu vấn đề: Lòng tốt trong cuộc đời 1. Nội dung của đoạn thơ: (1,0 điểm) Đoạn thơ là lời của người cha nói với con, dặn con: Cuộc sống hiện tại của ta cũng tạm gọi là no ấm, đầy đủ hơn nhiều người. Nhưng ai có thể biết trước được cuộc sống trong tương lai của mình giàu sang phú quý hay cơ cực bần hàn. Vậy con hãy đem lòng tốt của mình đến với mọi người, biết đâu sau này nếu có “sa cơ lỡ vận” mọi người lại sẵn lòng giúp đỡ con. 2. Ý nghĩa của lời người cha dặn con: (1,0 điểm) Con người ta sống phải biết yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau. Sống phải biết cho và lúc cần sẽ được nhận lại. 3. Học sinh nêu suy nghĩ của mình về về lời dặn con của (1,0 điểm) người cha: - Yêu thương, đùm bọc, chở che, giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam: “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là cái gốc đạo đức của mỗi con người, là nền tảng của luân lí xã hội, tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng. - Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu mỗi con người biết “Sống là (1,0 điểm) cho đâu chỉ nhận riêng mình”. - Chúng ta cần phải xác định rõ ý thức trách nhiệm của mình đối (1,0 điểm) với mọi người: Mình vì mọi người -Khái quát chung (0,5 điểm) Câu 3 Bàn về ngôn ngữ trong thơ qua ý kiến của Nguyễn Đình Thi 10 điểm I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu yêu cầu của đề, trên cơ sở những kiến thức về lý luận văn học và tác phẩm, biết cách làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học. Biết cách giải thích, chứng minh, đánh giá, khái quát làm rõ ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ phân tích bài thơ theo yêu cầu. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cấu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau
- 1. Nêu vấn đề cần nghị luận 0,5 điểm 2. Hiểu ý kiến của Nguyễn Đình Thi 1,5 điểm - Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi). - Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy. => Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi. 3. Chứng minh 7,0 điểm Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể: - Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ. - Về nghĩa: + Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới lòng sâu ) + Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc ): những cung bậc tâm trạng người con gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân. => Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ. => Ngôn ngữ thơ có nhiều đổi mới, giàu tượng trưng thiên về gợi, không coi trọng tả thực, mỗi từ ngữ, hình ảnh, câu thơ đều có độ mở cho phép tiếp nhận dân chủ, sáng tạo. Sức gợi của ngôn ngữ thơ tạo ra mạch ngầm đa nghĩa cho tác phẩm. 4. Đánh giá chung 1,0 điểm - Về ý nghĩa của vấn đề: ý kiến của Nguyễn Đình Thi về một trong những đặc trưng bản chất của thơ không chỉ có tác dụng nhất thời mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn.
- + Đối với người sáng tác: định hướng cho sự sáng tạo, làm thơ phải biết lựa chọn ngôn ngữ hàm súc, giàu sức gợi, có sức hấp dẫn, lôi cuốn + Đối với người thưởng thức: định hướng tiếp nhận, đọc thơ không chỉ hiểu nghĩa câu chữ mà phải dựng dậy lớp nghĩa được gợi ra từ câu chữ. - Về bài thơ Sóng