Đề thi thử lần 3 THPT Quốc gia năm 2019 môn Hóa học - Mã đề 132 - Trường THPT Hàn Thuyên

doc 5 trang thungat 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 3 THPT Quốc gia năm 2019 môn Hóa học - Mã đề 132 - Trường THPT Hàn Thuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_3_thpt_quoc_gia_nam_2019_mon_hoa_hoc_ma_de_13.doc

Nội dung text: Đề thi thử lần 3 THPT Quốc gia năm 2019 môn Hóa học - Mã đề 132 - Trường THPT Hàn Thuyên

  1. SỞ GD  ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ LẦN 3 THPT QUỐC GIA NĂM 2019 TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC (Đề thi có 40 câu / 5 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Cho biết: H =1; C=12; O=16; N=14; S= 32; Cl=35,5; Br= 80; Na=23; Mg=24; Mã đề thi 132 Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Zn=65; Cu=64; Ag= 108; Ba=137. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: Câu 1: Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thí nghiệm trên dùng để xác định oxi có trong hợp chất hữu cơ. B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch KOH. D. Bột CuO được sử dụng để oxi hoá chất hữu cơ trong thí nghiệm trên. Câu 2: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là A. Ca(OH)2 B. HCl C. NaCl D. NaHSO4 Câu 3: Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau đây: Thí nghiệm trên được dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây? A. Natri axetat và etanol. B. Etyl axetat và nước cất. C. Axit axetic và etanol. D. Anilin và HCl. Câu 4: Nhôm bền trong môi trường khí và nước do: A. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước B. Có mạng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ C. Nhôm là kim loại kém hoạt động D. Nhôm là kim loại lưỡng tính Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm Fe 2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu dược kết tủa A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2. D. Fe(OH)2 và Zn(OH)2. Câu 6: Phân biệt 3 dung dịch : H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là : A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. Natri kim loại D. Quì tím Trang 1/5 - Mã đề thi 132
  2. Câu 7: Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 12,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4. Câu 8: Đồng phân của glucozơ là: A. Xenlulozơ B. Sobitol C. Saccarozơ D. Fructozơ Câu 9: Thành phần chính của quặng Manhetit là: A. FeS2 B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeCO3 Câu 10: Natri cacbonat còn có tên gọi khác là sođa. Công thức của natri cacbonat là A. Na2SO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaCl. Câu 11: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong trong các máy lọc nước, khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc. Chất X là A. cacbon oxit. B. lưu huỳnh. C. than hoạt tính. D. thạch cao. Câu 12: Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là A. Cr B. Al C. Fe D. K Câu 13: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Al. B. Ca. C. Na. D. Fe. Câu 14: Tìm phát biểu sai? A. Tơ tằm là tơ thiên nhiên B. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp C. Tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp D. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ xenlulozơ Câu 15: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là: A. etanol B. Metylamin C. glyxin D. anilin Câu 16: Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong alanin là: A. 15,73% B. 18,67% C. 15,05% D. 17,98% Câu 17: Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 8 Câu 18: Chất nào dưới đây là etyl axetat ? A. CH3COOCH2CH3 B. CH3CH2COOCH3 C. CH3COOCH3 D. CH3COOH Câu 19: Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HNO3 loãng sinh ra khí NO là A. Ca(OH)2. B. CuO. C. Cu. D. CaCO3. Câu 20: Cho dãy các chất: Al,Al2O3,AlCl3,Al(OH)3 . Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 21: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO 3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được - với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 ). A. 4,48 gam. B. 3,36 gam. C. 5,60 gam. D. 6,72 gam. ` Câu 22: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là A. FeCl2, AlCl3. B. FeCl2, FeCl3. C. CuCl2, FeCl3. D. CuCl2, FeCl2. Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 8,72 gam hỗn hợp gồm K, Na, Ca và Ba trong nước dư thu được 2,464 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Trung hòa X bằng HCl vừa đủ rồi cô cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là: A. 18,02 B. 15,84 C. 17,92 D. 16,53 Trang 2/5 - Mã đề thi 132
  3. Câu 24: Sobitol là một chất kích thích tiêu hóa, dùng tốt cho trẻ biếng ăn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh. Sobitol được điều chế bằng các hidro hóa glucozo. Tính khối lượng glucozo để điều chế được 100kg sobitol thành phẩm (hiệu suất phản ứng là 85%, trong quá trình điều chế thì có 3% sobitol bị thất thoát) A. 116,4 kg B. 120,0 kg C. 111,4 kg D. 112,9 kg Câu 25: Cho các thí nghiệm sau: (1) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ. (2) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (3) Cho FeS vào dung dịch HCl. (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3. (5) Đun nóng hỗn hợp rắn gồm C và Fe 3O4. (6) Đun sôi nước cứng tạm thời. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là A. 5. B. 4. C. 2. D. 6. Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là : A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 27: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C 6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc. X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxyl Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường; khi o đun Y với H2SO4 đặc ở 170 C không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng A. Phân tử chất Z có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi. B. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc. C. Chất X có mạch cacbon phân nhánh. D. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic. Câu 28: Cho 19,4 gam 2 axít đơn chức kế tiếp nhau trong cùng đồng đẳng tác dụng vừa đủ với NaHCO 3 thu được 6,72 lít CO2 (ở đktc). Vậy phần trăm khối lượng của axít có khối lượng nhỏ trong hỗn hợp là A. 66,68% B. 40% C. 61,86% D. 38,14% Câu 29: Các đồng phân ứng với công thức phân tử C 8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 30: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là X, Y, Z, T, R. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch X Y Z T R pH 5,25 11,53 3,01 1,25 11,00 Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém Các dung dịch X, Y, Z, T, R lần lượt là A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3 C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH Câu 31: Điện phân 10 ml dung dịch AgNO 3 0,4M (điện cực trơ) trong thời gian 10 phút 30 giây với dòng điện có cường độ I = 2A, thu được m gam Ag. Giả sử hiệu suất phản ứng điện phân đạt 100%. Giá trị của m là: A. 2,16 gam. B. 1,544 gam. C. 0,432 gam. D. 1,41 gam. Trang 3/5 - Mã đề thi 132
  4. Câu 32: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng t0 theo sơ đồ phản ứng sau: X + 2NaOH  Y + Z + H 2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Y có công thức phân tử là C 2O4Na2. o B. Đun nóng Z với H 2SO4 đặc ở 170 C thu được anken. C. X chứa hai nhóm –OH. D. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH 2-COOH. Câu 33: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H 2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH. B. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất. C. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng. D. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. Câu 34: X, Y là 2 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức; X, Y khác chức hóa học (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như Y đều thu được x mol CO 2 và y mol H2O với x = y + a. Lấy 0,25 mol hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với AgNO 3/NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 0,25 mol E với dung dịch NaOH dư thì sản phẩm thu được chứa 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ no, đơn chức và 7,6 gam một ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 14,25 gam X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là A. 21,0 lít. B. 26,88. C. 25,2 lít. D. 23,52 lít. Câu 35: Cho 23,88 gam hỗn hợp X gồm Mg,MgO,Mg(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa KHSO4 và 1,12 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và hỗn hợp 5,152 lít khí Z gồm H2, N2 và NO có tỷ lệ mol tương ứng là 20 : 1 : 2. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 1,72 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 24,36 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 104,26 B. 98,83 C. 110,68 D. 104,24 Câu 36: Hỗn hợp X chứa một ancol đơn chức và một este (đều no, hở). Đốt cháy hoàn toàn 11,52 gam X bằng lượng O 2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol CO 2 và H2O là 0,81 mol. Mặt khác, 11,52 gam X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol KOH thu được muối và hai ancol. Cho Na dư vào lượng ancol trên thấy 0,095 mol H2 bay ra. Phần trăm khối lượng của ancol trong X là: A. 8,33% B. 17,32% C. 6,33% D. 8,28% Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 chất béo triglixerit cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là: A. 7,612 gam B. 7,512 gam C. 7,412 gam D. 7,312 gam Câu 38: Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, FeCl 2 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lít khí NO (đktc). Cho từ từ AgNO 3 vào dung dịch Y đến khi thấy các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì lượng AgNO 3 phản ứng là 99,96 gam, sau phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa; 0,448 lít khí NO2 (đktc) thoát ra và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 44 B. 41 C. 43 D. 42 Trang 4/5 - Mã đề thi 132
  5. Câu 39: Dung dịch X chứa x mol NaOH và y mol Na2ZnO2, dung dịch Y chứa z mol Ba(OH)2 và t mol Ba(AlO2)2 ( trong đó x < 2z). Tiến hành hai thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch X - Thí nghiệm 2: nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Y Kết quả hai thí nghiệm trên được biểu diễn trên đồ thị sau: - Giá trị của y và t lần lượt là: A. 0,15 và 0,10 B. 0,075 và 0,10 C. 0,075 và 0,05 D. 0,15 và 0,05 Câu 40: X, Y, Z là ba hiđrocacbon mạch hở (M X < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Cho 15,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z (có cùng số mol) tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 1,2. B. 0,6. C. 0,8. D. 0,9. HẾT Trang 5/5 - Mã đề thi 132