Đề thi thử lần II môn Ngữ văn - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 - Trường THPT Thái Ninh (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần II môn Ngữ văn - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 - Trường THPT Thái Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_ii_mon_ngu_van_ky_thi_thpt_quoc_gia_nam_2018.doc

Nội dung text: Đề thi thử lần II môn Ngữ văn - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 - Trường THPT Thái Ninh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT THÁI NINH KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2018 ĐỀ THI THỬ LẦN II Bài thi: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Nhiều người vẫn thường tự hỏi tại sao mình lại bị ám ảnh trước tiền tài, địa vị, danh vọng và nhiều ham muốn khác đến vậy? Câu trả lời là do họ không biết trân trọng những gì họ đang có. Khi những gì ta có xuất phát từ niềm khát khao mong mỏi thực sự, tâm trí ta sẽ không vướng bận vào những suy nghĩ quẩn quanh, ta sẽ sống thực với cảm xúc của mình hơn. Đó cũng là khi ta không phải đương đầu với cảm giác hoang mang lo lắng; không cảm thấy khiên cưỡng như khi buộc bản thân làm những điều đáng chán. Tiền tài và địa vị không thể khỏa lấp sự trống rỗng trong tâm hồn. Vì thế, trước khi làm một việc gì, hãy tự hỏi: "Ta đang muốn làm gì?". Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản thân, nếu không bạn sẽ lãng phí cuộc đời mình một cách vô nghĩa. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình. Tiền tài, địa vị tựa như một thứ chất kích thích. Nó làm nảy sinh trong mỗi người ham muốn sở hữu để xoa dịu những khát khao mà họ chưa giành được hoặc để thỏa mãn sự tò mò trong họ. Không nên để bản thân rơi vào cạm bẫy đó. Sống thực với chính mình tựa như tấm khiên vững chắc giúp bạn không bị biến thành nạn nhân của sự ảo tưởng. Trước đây, tôi từng sai lầm khi mải mê tìm kiếm mình trong cái nhìn của người khác để rồi lạc lối trong mê cung của họ. Nhưng giờ đây, tôi hiểu rằng người ta chỉ có thể tìm thấy mình trong chính những suy nghĩ và hành xử của bản thân. Con đường ấy, không ai khác mà chính ta phải làm chủ lấy nó. (Theo Quên hôm qua sống cho ngày mai, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.68 - 69) Câu 1. (0,5 điểm) Anh/chị hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. (0,75 điểm) Tại sao tác giả cho rằng: “Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào những mặt mạnh của bản thân.” Câu 3. (0,75 điểm) Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của tác giả: “Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất – đó là con người thật của mình.” Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa khi sống thật với chính mình. 1
  2. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.” (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.110, 111). Từ đó liên hệ đến đoạn thơ sau để nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu. “Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ ” (Từ ấy - Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr 44) Hết 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN II MÔN: NGỮ VĂN (Gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/ nghị luận. 0,50 2 Tác giả cho rằng: “Hãy sống thật với chính mình và tự tin vào 0,75 những mặt mạnh của bản thân.” Vì: -Nếu không bạn sẽ lãng phí cuộc đời mình một cách vô nghĩa. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, bạn sẽ đánh mất điều quan trọng nhất - đó là con người thật của mình. -Sống thực với chính mình giống như tấm khiên vững chắc giúp bạn không bị biến thành nạn nhân của sự ảo tưởng. (Đúng 1 ý cho 0,5 điểm) I 3 Câu văn có thể hiểu là: Trong cuộc sống nếu bạn chỉ biết cố làm 0,75 hài lòng hoặc sống theo người khác định sẵn thì bạn sẽ đánh mất đi bản thân mình, đánh mất cá tính, nét riêng hay sự khác biệt của mình với người khác, 4 Học sinh có thể đưa ra những thông điệp khác nhau tùy theo 1,0 cách suy nghĩ, nhìn nhận riêng, miễn sao những thông điệp đó đảm bảo tính tư tưởng (tích cực và hợp lý) và lí giải được vì sao thông điệp đó lại có ý nghĩa. Sau đây là một số gợi ý phương án trả lời: -Hãy sống là chính mình thay vì ép bản thân sống theo ý muốn của người khác. -Cần tránh xa cạm bẫy của tiền tài, danh vọng, LÀM VĂN 1 2,0 a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn 0,25 Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa khi sống thật với chính 0,25 mình. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao 1,0 tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết II đoạn văn theo định hướng sau: -Ý nghĩa khi sống thật với chính mình: +Khi sống thật với chính mình, ta đã để những suy nghĩ, cách hành xử của bản thân được tự do bộc lộ ra ngoài, không bị chi phối bởi tác động của người xung quanh. +Sống thật với chính mình, con người sẽ làm chủ cuộc đời, nhận ra mặt mạnh của bản thân để phát huy, mặt yếu để rút kinh nghiệm. +Nhờ có sống thật với chính mình, ta sẽ trở nên lạc quan, tự tin vào bản thân. Từ có, ta sẽ có động lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua những cám dỗ của tiến tài, địa vị, đồng thời ta sẽ được 3
  4. được người khác tôn trọng. -Đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,25 mới mẻ về vấn đề. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. 2 5,0 1/ Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 2/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc sau đó liên hệ với đoạn thơ trong bài thơ Từ ấy để nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 3/ Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích với thao tác lập luận khác như: so sánh, bình luận, a. Giới thiệu chung: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn 0,50 đề cần nghị luận. b. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc 1,5 -Về nội dung: + Nỗi nhớ của người đi (người cán bộ cách mạng về xuôi) về hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong kháng chiến: đó là một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, hữu tình với những nét rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc; một thiên nhiên đa dạng được cảm nhận ở những thời gian, không gian khác nhau Tất cả đã trở thành nỗi nhớ khắc sâu trong lòng người kháng chiến. Thiên nhiên còn có sự gắn bó với những sinh hoạt của con người kháng chiến. Điều đó đã làm mất đi vẻ thâm u, trầm lặng của núi rừng mà thay vào đó một không khí ấm áp, vui tươi. Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, vì thế, thật giàu sức sống. + Nỗi nhớ của người đi (người cán bộ cách mạng về xuôi)) về hình ảnh những con người Việt Bắc: đó là những con người gần gũi, thân thương; là những con người gắn bó sâu nặng nghĩa tình với kháng chiến, có tình cảm yêu thương, đùm bọc, chia ngọt sẻ bùi, cùng vượt qua nhưng khó khăn, thử thách vì nhiệm vụ chung của Cách mạng. Qua nỗi nhớ, đoạn thơ đã tái hiện vẻ đẹp của những người dân Việt Bắc bình dị, thân thiết mà nghĩa tình, thủy chung. -Về nghệ thuật: thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc phù hợp với việc thể hiện nỗi nhớ và những tình cảm ngọt ngào da diết; kết cấu theo lối đối đáp của ca dao giao duyên khiến cho những tình cảm vốn mang màu sắc chính trị trở nên trữ tình sâu lắng dễ đi vào lòng người; ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi, quen thuộc, đậm màu sắc dân tộc đã khiến đoạn thơ tựa như một khúc hát thiết tha mang nỗi nhớ người thương, nhớ quê hương cách mạng. 4
  5. c/ Liên hệ với đoạn thơ trong bài “Từ ấy”: */ Tóm lược về nội dung và nghệ thuật: 0,5 -Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện hận thức mới về lẽ sống của nhà thơ: sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của cộng đồng. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ: tác giả tự đặt mình vào mối quan hệ ruột thịt, gần gũi trong đại gia đình quần chúng lao khổ, để cùng họ sống và tranh đấu cho tự do, cho đất nước. -Về nghệ thuật: hình ảnh ẩn dụ; những động từ miêu tả trạng thái cảm xúc; điệp từ; lặp cấu trúc ngữ pháp; ngôn ngữ mang tính chất trữ tình điệu nói; cách nói trực tiếp, âm điệu giản dị như những lời tâm tình thủ thỉ, chân thành */ Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu thể hiện 1,0 qua hai đoạn thơ -Về nội dung: + Hai đoạn thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu. Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. Với ông, làm thơ là một hoạt động cách mạng, nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho sự thắng lợi của lí tưởng cách mạng. + Hai đoạn thơ cũng cho thấy thơ Tố Hữu không đi sâu vào những tình cảm riêng tư của cá nhân mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của dân tộc (tình yêu lí tưởng trong Từ ấy, tình cảm đồng bào trong Việt Bắc). -Về nghệ thuật: + Ở cả hai đoạn thơ chúng ta đều dễ nhận thấy giọng thơ Tố Hữu mang tính chất tâm tình ngọt ngào tha thiết, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Đó là tiếng nói của tình thương mến, khi thì như một lời giãi bày, trò chuyện (Từ ấy), lúc lại như một lời nhắn nhủ tâm tình thiết tha (Việt Bắc) + Về thể thơ, Tố Hữu đặc biệt thành công khi vân dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: thể lục bát uyển chuyển, trữ tình (Việt Bắc); thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, hơi thở rất liền mạch, tự nhiên (Từ ấy). 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu 0,50 sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận, hành văn trong sáng. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. Tổng điểm 10.0 HẾT 5