Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học - Mã đề 108 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thiệu Hóa

doc 4 trang thungat 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học - Mã đề 108 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_ma_de_108_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia lần 2 môn Hóa học - Mã đề 108 - Năm học 2017-2018 - Trường THPT Thiệu Hóa

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẤN 2 TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN THI: HÓA HỌC (Đề thi gồm có 04 trang, 40 câu) Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề thi 108 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím. B. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure. C. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm. D. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit. Câu 2: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là: A. CH3COOCH=CH2 B. CH3COOCH2-CH3 C. CH2=CH-COOCH3 D. CH3COOCH3 Câu 3: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X, thu được 16,8 lít CO 2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là A. C3H7N. B. C4H9N. C. C3H9N. D. C2H7N. Câu 5: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ? A. Đều tác dụng với dung AgNO 3/NH3 tạo kết tủa Ag. B. Đều tham gia phản ứng thủy phân. C. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. D. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch. Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây thuộc loại đipeptit ? A. H2N CH2 CH2 CO CH2 COOH B. H2N CH2 CO NH CH2 CO NH CH2 COOH C. H2N CH2 CH2 CO NH CH2 CH2 COOH D. H2N CH2 CO NH CH(CH3 ) COOH Câu 7: Cho các chất Glixerol, etylen glicol, gly-ala-gly, glucozơ, axit axetic, saccarozơ, anđehit fomic, anilin. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 (ở điều kiện thích hợp) là A. 7. B. 5 C. 8. D. 6 . Câu 8: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là: A. 2,0. B. 8,5. C. 2,2. D. 0. men Câu 9: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau: C6H12O6  2C2H5OH 2CO2 30 350 C Để thu được 92 gam C 2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là: A. 270. B. 360. C. 108. D. 300. Câu 10: Cho các chất sau: saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 11: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ? A. HCOONH4 B. H2NCH2-CH2- COOH C. CH3COOC2H5 D. C2H5NH2 Câu 12: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp Trang 1/4 - Mã đề thi 108
  2. xe, dù, quần áo, tất, Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là: A. (-CH2-CH=CH-CH2)n B. (-NH-[CH2]5-CO-)n C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n D. (-NH-[CH2]6-CO-)n Câu 13: Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH 3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số đieste là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 14: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là: A. 18,6. B. 20,8. C. 16,8. D. 22,6. Câu 15: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O tạo dung dịch bazơ là: A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 16: Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là: A. CH3[CH2]16(COOH)3 B. CH3[CH2]16COOH C. CH3[CH2]16(COONa)3 D. CH3[CH2]16COONa Câu 17: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và andehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H 2. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 18: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là: A. CH3NH2 B. CH3COOH C. NH3 D. H2N-CH2-COOH Câu 19: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hóa khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin X là: A. đimetylamin. B. Benzylamin. C. Metylamin. D. Anilin. Câu 20: Dung dịch phenol (C6H5OH ) không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Br2 B. NaCl. C. NaOH. D. Na. Câu 21: Chất nào sau đây là muối trung hòa? A. NaHCO3 B. Fe2(SO4)3 C. NaH2PO4 D. KHSO4 Câu 22: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do : A. Phản ứng thủy phân của protein. B. Phản ứng màu của protein. C. Sự đông tụ của lipit. D. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ. Câu 23: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H 2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ: Oxit X là: A. CuO. B. K2O. C. MgO. D. Al2O3 Câu 24: Polime X có công thức (CH2 – CHCl )n . Tên của X là A. poli vinyl clorua. B. poli etilen. C. poli (vinyl clorua). D. poli cloetan. Câu 25: Axit nào sau đây là axit béo? A. Axit Acetic. B. Axit Ađipic. C. Axit Stearic. D. Axit Glutamic. Câu 26: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag.Gía trị của m là : A. 16,2. B. 21,6. C. 5,4. D. 10,8. Trang 2/4 - Mã đề thi 108
  3. Câu 27: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là: A. Saccarozơ. B. Amilopectin. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ. Câu 28: Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. gía trị của m là: A. 3,28. B. 8,56. C. 8,20. D. 10,40. Câu 29: Hỗn hợp khí X gồm C2H6 , C3H6 vàC4H6 . Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)dư.2 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 9,85. B. 7,88. C. 13,79.D. 5,91. Câu 30: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở đều thuộc hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X so với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol của 2 este). Cho X tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là: A. 46,58% và 53,42% B. 56,67% và 43,33% C. 55,43% và 55,57% D. 35,6% và 64,4% Câu 31: Từ m gam α-aminoaxit X (có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2) điều chế được m 1 gam đipeptit Y. Cũng từ m gam X điều chế được m 2 gam tetrapeptit Z. Đốt cháy m1 gam Y được 3,24 gam H2O. Đốt cháy m2 gam Z được 2,97 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 3,56. B. 5,34. C. 4,5. D. 3,0. Câu 32: Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO 3)2 và 0,2 mol H2SO4 (loãng), thấy thoát ra khí NO (đktc) và sau phản ứng thu được 6,4 gam kết tủa. ( giả thiết NO là sản phẩm khử duy nhất của - NO3 ). Giá trị của m là A. 12,0 gam.B. 11,2 gam.C. 14,0 gam.D. 16,8 gam. Câu 33: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là A. 7.B. 5.C. 6.D. 8. Câu 34: Cho 2,16 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,02 mol KOH và 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc còn lại 3,94 gam chất rắn khan. Công thức của X là A. CH3-CH2-COOH. B. CH2=CH-COOH. C. CHC-COOH. D. CH3-COOH. Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 30,24. B. 21,60.C. 15,12. D. 25,92 Câu 36: Trộn 40ml dung dịch H 2SO4 0,25M với 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị pH của dung dịch thu được sau khi trộn là A. pH=14. B. pH=13. C. pH=12. D. pH=9. Câu 37: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 30,24. B. 86,94. C. 60,48. D. 43,47. Câu 38: Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là A. 15,680 lít. B. 20,160 lít. C. 17,472 lít. D. 16,128 lít. Câu 39: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe 2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO 3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa . Giá trị của V và m lần lượt là: A. 290 và 83,23 B. 260 và 102,7 C. 290 và 104,83 D. 260 và 74,62 Câu 40: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C 3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là A. 10,375 gam. B. 13,15 gam. C. 9,95 gam. D. 10,35 gam. HẾT Trang 3/4 - Mã đề thi 108
  4. Câu Mã đề 108 Câu Mã đề 108 1 A 21 B 2 A 22 D 3 B 23 A 4 C 24 C 5 C 25 C 6 D 26 D 7 A 27 C 8 A 28 A 9 D 29 C 10 B 30 A 11 B 31 B 12 B 32 C 13 B 33 A 14 B 34 B 15 C 35 D 16 D 36 B 17 A 37 C 18 D 38 C 19 D 39 B 20 B 40 B Trang 4/4 - Mã đề thi 108