Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 022 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình

doc 4 trang thungat 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 022 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_022_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 022 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TỈNH NINH BÌNH CHO HỌC SINH (HỌC VIÊN) LỚP 12 THPT, BT THPT NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: Khoa học tự nhiên, Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 04 trang) Mã đề thi 022 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al =27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1: Nhôm được điều chế từ quặng boxit. Thành phần chính của quặng boxit là A. Al2O3. B. NaAlO2. C. Al(OH)3. D. Na3AlF6. Câu 2: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 3: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào cốc thủy tinh chứa 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 xM, trong quá trình phản ứng người thu được đồ thị sau: m (g) y 6,99 V dd Ba(OH) 2 (ml) 0 z t Có các nhận định sau: (1) x = 0,1 ; (2) y = 8,55 ; (3) z = 150 ; (4) t = 250. Số nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 4: Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,8M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là A. 10,56. B. 8,20. C. 6,56. D. 8,32. Câu 5: Kim loại Ca được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Điện phân dung dịch. B. Điện phân nóng chảy. C. Nhiệt luyện. D. Thủy luyện. Câu 6: PVC được trùng hợp từ monome nào sau đây? A. CH2=CH2. B. CH2=CH-COOCH3. C. CH2=CHCl. D. CH2=CH-CH3. Câu 7: Dung dịch NaHCO3 không phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. HCl. D. NaCl. Câu 8: Cho 3 gói bột là: natri axetat, natri phenolat, bari axetat. Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 3 gói bột đó? A. Dung dịch NaOH. B. CO2. C. Dung dịch H2SO4. D. Qùy tím. Câu 9: Silicagen là loại vật liệu xốp được dùng làm chất hút ẩm trong các hộp bánh kẹo Silicagen được điều chế trực tiếp từ chất nào sau đây? A. SiF4. B. H2SiO3. C. SiO2. D. Na2SiO3. Câu 10: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau: men C6H12O6  2C2H5OH 2CO2 30 350 C Để thu được 92 gam C 2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là A. 108. B. 270. C. 300. D. 360. Trang 1/4 - Mã đề thi 022
  2. Câu 11: Trong số các chất sau đây chất nào là chất điện li mạnh? A. HCl. B. HF. C. HNO2. D. HClO. Câu 12: Cho các phát biểu sau: (1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (3) Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. (4) Tơ visco được chế tạo từ xenlulozơ. (5) Gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn gạo tẻ. Số nhận xét đúng là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 13: Đốt cháy một lượng ancol A cần vừa đủ 26,88 lít O2 ở đktc, thu được 39,6 gam CO2 và 21,6 gam H2O. A có công thức phân tử là A. C2H6O. B. C3H8O2. C. C4H10O. D. C3H8O. Câu 14: Công thức phân tử của axetilen là A. C2H4. B. C4H4. C. C4H2. D. C2H2. Câu 15: Cho các phản ứng : Glyxin  NaOH X HCl,du Y Glyxin  HCl Z NaOH ,du T. Y và T lần lượt là A. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa. B. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa. C. đều là ClH3NCH2COONa. D. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa. Câu 16: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo? A. C15H31COOC3H5. B. (CH3COO)3C3H5. C. CH3COOCH2C6H5. D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 17: Cacbohiđrat có phản ứng màu với dung dịch I2 là A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ. Câu 18: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và y mol Al vào dung dịch chứa z mol AgNO 3 và t mol Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 3 muối. Mối quan hệ của x, y, z, t là A. 2x + 3y > z + 2t. B. z < 2x + 3y < 2t. C. z 2x + 3y < z + 2t. D. 2x + 3y z + 2t. Câu 19: Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là A. 29,60 gam. B. 27,44 gam. C. 29,52 gam. D. 25,20 gam. Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. (b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3. (c) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2. (d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2. (e) Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2. (f) Đun nóng dung dịch Ca(HCO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 21: Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl 2 và AlCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Y có chứa chất nào sau đây? A. Fe2O3. B. Fe2O3 và Al2O3. C. Al2O3. D. FeO. Câu 22: Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng? A. Anilin. B. Glyxin. C. Alanin. D. Valin. Câu 23: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là A. 3,0 gam. B. 7,4 gam. C. 4,6 gam. D. 6,0 gam. Câu 24: Phản ứng nào sau đây không đúng? t0 t0 A. 2NaOH + Si + H2O Na2SiO3 + 2H2. B. 4NH3 + 3O2  2N2 + 6H2O. t0 C. NaHCO3  NaOH + CO2. D. P2O5 + 3H2O  2H3PO4. Trang 2/4 - Mã đề thi 022
  3. Câu 25: Chất nào sau đây lưỡng tính? A. CrO3. B. K2Cr2O7. C. H2CrO4. D. Cr2O3. Câu 26: Nung bột Fe2O3 với m gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H 2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 2,7. B. 3,78. C. 2,43. D. 2,56. Câu 27: Ancol etylic không phản ứng với chất nào sau đây? A. HBr. B. NaOH. C. Na. D. CuO. Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H 2SO4 loãng dư, thu được V lít khí H 2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D. 2,24. Câu 29: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch H 2SO4 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 240. B. 160. C. 360. D. 480. Câu 30: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào? A. C + H2O CO + H2. B. C + CuO Cu + CO2. C. 3C + 4Al Al4C3. D. C + O2 CO2. Câu 31: Cho các nhận định sau: (1) Peptit chứa từ hai gốc aminoaxit trở lên thì có phản ứng màu biure (2) Ứng với công thức phân tử C3H7O2N có hai đồng phân aminoaxit (3) Ứng với công thức C4H11N có 3 đồng phân amin bậc hai (4) C6H5NH3Cl tan trong nước tốt hơn C6H5NH2 (5) Các chất HCOOH, HCOONa và HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng gương . Số nhận định đúng là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 32: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO 3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 90,40 gam muối sunfat trung hòa và 3,920 lít khí Z (đktc) gồm hai khí N 2 và H2. Biết tỉ khối của Z so với H 2 33 là . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây? 7 A. 14,15%. B. 13,4%. C. 14,1%. D. 13,8%. Câu 33: Hỗn hợp X gồm tripeptit M và tetrapeptit N đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong M và N lần lượt là 19,36% và 19,44%. Thuỷ phân 0,1 mol hỗn hợp X bằng lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol M : N trong hỗn hợp X là A. 3 : 2. B. 2 : 3. C. 7 : 3. D. 3 : 7. Câu 34: Nung nóng 19,52 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X cần dùng 600 ml dung dịch HCl 1,6M thu được 0,18 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là A. 6,88 gam. B. 8,60 gam. C. 18,56 gam. D. 10,32 gam. Câu 35: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm các peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là A. 97,0. B. 107,8. C. 102,4. D. 92,5. Câu 36: Cho hỗn hợp Na, Al, Fe, FeCO3, FeO tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa rồi chia làm 2 phần. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là A. 5. B. 7. C. 8. D. 6. Trang 3/4 - Mã đề thi 022
  4. Câu 37: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được a gam hỗn hợp muối và b gam hỗn hợp ancol. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp muối trong O 2 vừa đủ thu được hỗn hợp khí Y và 11,13 gam Na 2CO3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 34,5 gam kết tủa, đồng thời thấy khối lượng bình tăng 19,77 gam so với ban đầu. o Đun nóng b gam hỗn hợp ancol với H 2SO4 đặc ở 140 C thu được 6,51 gam hỗn hợp các ete. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là A. 25,86 gam. B. 19,35 gam. C. 17,46 gam. D. 11,64 gam. Câu 38: Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 18,56 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 24,28 gam và tại catot thoát ra 1,344 lít khí (đktc). Giá trị của a là A. 16,480. B. 17,280. C. 14,848. D. 15,464. Câu 39: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở đều thuộc hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X so với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol của 2 este). Cho X tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là A. 56,67% và 43,33%. B. 35,6% và 64,4%. C. 44,43% và 55,57%. D. 46,58% và 53,42%. Câu 40: Cho 6,72 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch NaNO 3 0,6M và H2SO4 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thêm tiếp lượng dư dung dịch Ba(OH) 2 vào bình, thu được m gam rắn không tan. (Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 , các phản ứng đều thực hiện trong điều kiện không có O2). Giá trị của m là A. 57,40 gam. B. 58,42 gam. C. 57,30 gam. D. 59,44 gam. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 022