Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tân Yên số 1 (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 2050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tân Yên số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Tân Yên số 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 LẦN 1 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Ngày thi 23/11/2018 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực”. (Trích từ cuốn Học vấp ngã để từng bước thành công – John C.Maxwell) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ? (0,5 điểm) Câu 2. Nêu chủ đề chính của đoạn trích ? (0,5 điểm) Câu 3. Tác giả khuyên chúng ta cần có thái độ ra sao trước thất bại ? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”. Câu 2 (5,0 điểm) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi (Trích Tây Tiến- Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.88) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó, anh / chị có nhận xét gì về ngôn ngữ thơ ca của nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến? Hết
  2. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG HDC THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN 12 LẦN 1 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Ngày thi 23/11/2018 Phần Câu Nội dung Điểm I. Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận 0.5 2 Chủ đề chính của đoạn trích là nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong 0.5 cuộc sống của con người. 3 Tác giả khuyên “đừng sa vào vũng bùn bi quan”; “hãy thất bại một cách tích cực”. 1.0 Học sinh viết một đoạn văn ngắn, được tự do bày tỏ quan điểm của mình và lí giải 4 1.0 vì sao lại có quan điểm trên. II.Làm văn 7.0 Viết đoạn văn ngắn( 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Người thành công 2.0 luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi 1 cơ hội. a. Về kĩ năng 0.25 - Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. - Văn phong trong sáng, có quan điểm riêng, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, b. Về nội dung Có thể diễn đạt theo nhiều cách, dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài: * Giải thích: 0.5 - Người thành công là người đạt được mục đích mà mình đặt ra sau một quá trình nỗ lực, cố gắng. - Kẻ thất bại là người không thực hiện được những mong muốn, dự định đã đặt ra. - Cơ hội: hoàn cảnh thuận tiện gặp được để làm việc gì mình mong ước. => Câu nói khẳng định sự thành bại của mỗi người phụ thuộc vào cách người ấy đón nhận và xử thế trước những vấn đề của đời sống. * Bàn luận: 1.0 - Thành và bại luôn song hành như một thực thể khách quan. Không ai không từng gặp thất bại, ngay cả những người thành công. . - Sự thành bại của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào tài năng hay cơ hội mà còn ở thái độ của người đó trước những khó khăn trong cuộc sống: + Với những người giàu nghị lực, mỗi khó khăn là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, kiểm chứng năng lực của bản thân. Và như thế, họ sẽ luôn tìm thấy cơ hội trong mỗi
  3. khó khăn để thành công . + Với những người bi quan, lười biếng khi gặp khó khăn thử thách vội chán nản, tự tìm thấy lí do để thoái thác công việc, từ bỏ ước mơ. Không vượt qua khó khăn càng khiến họ mất hết niềm tin để rồi chỉ thấy khó khăn, không nhận ra cơ hội. Và như thế họ sẽ luôn thất bại. - Cuộc sống rất khắc nghiệt nhưng cũng luôn ẩn giấu nhiều cơ hội mà mọi người cần nắm bắt. - Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước mọi thành bại để đạt được những điều mình mong ước. Thành công chỉ có được sau quá trình học tập, tích lũy, nỗ lực, rèn luyện lâu dài. – Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin sau những lần thất bại. * Bài học nhận thức và hành động: 0.25 – Cần phải có niềm tin, nghị lực lớn để vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống, để luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. – Không ngại đối mặt với khó khăn. Coi khó khăn, thử thách như một phần tất yếu của cuộc sống. Cảm nhận đoạn thơ trong bài Tây Tiến và nhận xét về ngôn ngữ thơ ca của 2 5.0 Quang Dũng trong tác phẩm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai 0.25 được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận đoạn thơ đầu trong bài Tây Tiến và 0.25 nhận xét về ngôn ngữ thơ ca của Quang Dũng trong bài. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm * Cảm nhận đoạn thơ 3.0 Thí sinh có thể cảm nhận đoạn thơ theo nhiều cách, nhiều góc tiếp cận song cần làm nổi bật được một số khía cạnh sau: - Về nội dung: + Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ chơi vơi, tha thiết, khắc khoải của nhân vật trữ tình về Tây Tiến, Tây Bắc, về đồng đội và một thời đã qua. + Theo dòng nhớ của tác giả, chặng đường hành binh Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở, hoang vu, xa ngái, vừa thơ mộng, trữ tình, huyền ảo, lãng mạn; đồng thời chất chứa biết bao thử thách, hiểm nguy, gian khổ, nhọc nhằn như cản từng bước hành quân của người lính. + Hình ảnh người lính Tây Tiến trên đường hành quân vừa hào hùng, kiêu dũng, vừa hào hoa, lãng mạn, dù trải qua vất vả, gian nan vẫn giữ tâm hồn tinh tế, rung động sâu sắc trước vẻ đẹp của thiên nhiên. - Về nghệ thuật: + Thể thơ thất ngôn trường thiên (thể hành) được sử dụng rất thành công với cách ngắt nhịp, gieo vần, phối thanh độc đáo. + Bút pháp lãng mạn, khai thác triệt để hiệu quả của thủ pháp tương phản, đối lập
  4. kết hợp với chất liệu từ hiện thực của cuộc hành binh Tây Tiến trên chiến trường. + Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu sức gợi và giàu tính nhạc, đặc biệt là các từ láy tượng hình, phép điệp, phép đối, biện pháp chuyển đổi cảm giác được sử dụng linh hoạt, đem đến hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. * Nhận xét về ngôn ngữ thơ ca của nhà thơ Quang Dũng trong Tây Tiến 1.0 Thí sinh cần đưa ra nhận xét cụ thể, căn cứ vào văn bản bài thơ, lập luận chặt chẽ và hợp lý. Dưới đây là một vài gợi mở: - Ngôn ngữ sáng tạo, đặc biệt là về mặt từ ngữ với những sự kết hợp từ mới mẻ, đặc sắc, tác động mạnh mẽ vào cảm xúc và cảm giác của người đọc. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi hình, biểu cảm, giàu chất tạo hình và tính nhạc đặc biệt trong cách hiệp vần, phối thanh, sử dụng từ láy - Tây Tiến sử dụng kết hợp ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, ít nhiều mang tính khẩu ngữ, đậm chất lính tráng với ngôn ngữ trang trọng, cổ kính, tinh tế, chuẩn xác. - Sự kết hợp nhiều ngôn ngữ, thủ pháp linh hoạt của văn học, âm nhạc, tạo hình, hội họa d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng tiếp nhận 0.25 văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu, 0.25 Tổng điểm 10.0 Hết