Đè thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn - Năm học 2020-2021

docx 5 trang thungat 6533
Bạn đang xem tài liệu "Đè thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đè thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN. THỜI GIAN: 120 phút (không kể phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm ) Đọc đoạn thơ sau : Con ơi trước khi nhắm mắt Cha con dặn con suốt đời Phải làm một người chân thật. - Mẹ ơi, chân thật là gì? Mẹ tôi hôn lên đôi mắt Con ơi một người chân thật Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao doạ giết Cũng không nói ghét thành yêu (Lời mẹ dặn- Phùng Quán). Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong 4 dòng thơ: “Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu.” (0,75 điểm) Câu 3: Em hiểu thế nào về cụm từ “Ngon ngọt nuông chiều” trong câu thơ “Dù ai ngon ngọt nuông chiều ” ? (0,75 điểm) Câu 4: Thông điệp rút ra từ đoạn thơ trên. Vì sao em lựa chọn thông điệp đó ? (1 điểm) II.LÀM VĂN: (7 điểm ) Câu 1: (2 điểm) Từ nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ ) bàn về giá trị của Sống chân thật. Câu 2 (5,0 điểm): Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần. Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa,
  2. hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay ", rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục VN) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài gởi gắm trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. HẾT. Họ và tên: SBD: .
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm linh hoạt; tránh đếm ý cho điểm; trân trọng những bài viết sáng tạo. Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Tự do. 0,5 - Biện pháp nghệ thuật: + Điệp cấu trúc: Dù cũng không + Liệt kê: Yêu, ghét, nuông chiều. - Hiệu quả: 2 0,75 - Làm cho hình ảnh thơ sinh động, gợi cảm; tạo nhịp điệu, âm hưởng; nhấn mạnh một cách cụ thể những lời dạy bảo của mẹ về lối sống chân thật. - Nêu đúng một biện pháp 0,25 điểm; Hiệu quả: 0,5 điểm. - Cách hiểu cụm từ: ” Ngon ngọt nuông chiều ” trong câu thơ ” Dù ai ngon ngọt nuông chiều ” là: Dùng những lời đường mật, những 3 hứa hẹn, nịnh nọt để dụ dỗ, lôi kéo người khác. 0,75. - * Học sinh có cách diễn đạt khác nhau những đảm bảo được ý cơ bản trên vẫn cho điểm tối đa. Học sinh rút ra thông điệp mà mình tâm đắc nhất qua bài thơ, lí giải lí do chọn thông điệp thông qua suy nghĩ cá nhân, không vi phạm chuẩn mực pháp luật và đạo đức. Sau đây là những gợi ý : 4 1,00 - Sống chân thật là cái gốc của đạo đức. - Trong ứng xử, hãy biết yêu ghét rõ ràng. Nêu được thông điệp: 0,5; Lí giải hợp lý: 0,5 điểm. II LÀM VĂN Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn 1 văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giá trị của Sống chân thật. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy 0,25 nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giá trị của Sống chân thật 0,25 c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ quan niệm sống 1,00 làm người chân thật trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
  4. Giải thích: Sống chân thật là sống ngay thẳng, thật thà, chân thành, không dối trá, không sống hai mặt. *Bàn: + Đối với bản thân, sống chân thật giúp ta đánh bại được sự dối trá, thói lọc lừa để hoàn thiện nhân cách, nhận được sự tin yêu của mọi người. + Đối với xã hội, lối sống chân thật, trung thực sẽ tạo ra một xã hội văn minh với những giá trị thật. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. (Dẫn chứng: trong tình yêu, tình bạn, trong học tập, làm ăn kinh doanh ) + Người có đức tính chân thật, trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải; luôn được sự yêu mến, kính trọng của người khác. * Luận: + Sự chân thật như đóa hoa ngát hương luôn lan tỏa yêu thương và lòng tử tế tạo ra một xã hội tốt đẹp, văn minh hạnh phúc. Ngược lại sự dối trá, sống giả tạo sẽ chỉ nhận lại là nỗi bất an, lo lắng. *Rút ra bài học cho bản thân và nêu cảm nhận của riêng em về giá trị của Sống chân thật d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,25 mới mẻ về vấn đề nghị luận Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích . Từ đó, bình luận ngắn 2 gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ 5,0 chồng A Phủ. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; 0,25 Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định vấn đề cần nghị luận Nhân vật Mị trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô 0,5 Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật Mị 0,5 ,đoạn trích . Thân bài: * Cảm nhận về nhân vật Mị: 2,0 -Khái quát về nhân vật Mị: Hoàn cảnh, phẩm chất, số phận
  5. - - Nhân vật Mị trong đoạn trích: +Sự áp bức, đày đoạ, giam hãm của bọn thực dân, chúa đất đã làm cho Mị trở nên chai lì, vô cảm. + Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã hồi sinh từ sự tác động của dòng nước mắt của A Phủ. . + Mị đã giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. - + Nghệ thuật xây dựng nhân vật (miêu tả tâm lí nhân vật, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc ) * Bình luận ý kiến - Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ o - Thương cảm, xót xa trước những thân phận người dân Tây Bắc bị bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ. -Tố cáo bọn thực dân, chúa đất đã vùi dập con người. o - Nâng niu, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của 0,5 con người và đồng cảm với những khát vọng chính đáng của họ. -Chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài là ở chỗ nhà văn tin vào khả năng cải tạo hoàn cảnh của con người và mở ra cho họ một con đường sống mới. - > Tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài đã góp phần làm sâu sắc thêm chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Kết bài: Đánh giá khái quát 0,5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần 0,5 nghị luận. TỔNG ĐIỂM: s 10,0