Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 - Môn Hóa học

docx 5 trang thungat 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 - Môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_2020_mon_hoa_hoc.docx

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 - Môn Hóa học

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – 2020 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không tính thời gian phát đề. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : Cl: 35,5;H : 1; O : 16; N : 14; Cl: 35,5; Ca : 40; C: 12; Na :23; Ag :108; Br : 80; Cu: 64; Mg:24;Al: 27;Fe: 56; Zn: 65; Mn: 55; Ba: 137;S: 32. CÂU 1:. Hai kim loại thường được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy là A. Zn, Na. B. Zn, Cu. C. Mg, Na. D. Cu, Mg. CÂU 2: Cho dãy các chất: etilen, stiren, phenol, axit acrylic, etyl axetat, anilin. Số chất làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường là A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. CÂU 3: Trong phân tử isopren có bao nhiêu liên kết xích ma? A. 13B. 12C. 11D. 10 CÂU 4: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường A. glucozơ B. tinh bột C. saccarozơ D. fructozơ CÂU 5: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là: A. anilin. B. axit glutamic. C. alanin. D. metylamin. CÂU 6: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ bên : Sau một thời gian thì ở ống nghiệm chứa dung dịch Cu(NO3)2 quan sát thấy : A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. có sủi bọt khí màu vàng lục, mùi hắc. C. có xuất hiện kết tủa màu đen. D. có xuất hiện kết tủa màu trắng. CÂU 7: Chất nào sau đây không thể tạo ra C2H5OH bằng một phản ứng hóa học? A. C 6H12O6 (glucozơ) B. CH 3COOH C. CH 2=CH2 D. CH3CHO CÂU 8: Nguyên tử Y có số e là 15 và số n là 16. Số khối là A. 31. B. 15. C. 16. D. 30. CÂU 9: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai anđehit mạch hở Y và Z (là đồng đẳng kế tiếp, MY < MZ), thu được 2,5a mol CO2 và 1,5a mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong X là A. 56,86%. B. 42,86%. C. 43,14%. D. 44,62%. CÂU 10: Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe 2(SO4)3, sau phản ứng khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là A. Cu. B. Ba. C. Zn. D. Ag. CÂU 11: Tơ nilon -6,6 thuộc loại: A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp. CÂU 12 : Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu A. đỏ. B. vàng. C. trắng. D. tím.
  2. CÂU 13: Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiện nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây? A. Đạm nitrat. B. Phân lân. C. Đạm amoni. D. Phân kali. CÂU 14: Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 11,2. B. 5,6. C. 8,4. D. 16,8. CÂU 15: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. saccarozơ. B. glucozơ. C. xenlulozơ. D. tinh bột. CÂU 16: Cho các phát biểu sau: - Glixerol, glucozơ, alanin là những hợp chất đa chức. - Amino axit, amin là những hợp chất có nhóm -NH2. - Đốt cháy este no thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. - PE, PVC được dùng làm chất dẻo. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. CÂU 17: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Fe2O3 và CuO vào 70 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và hỗn hợp kim loại Z. Cho Y tác dụng hết với KOH dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,8. B. 3,6. C. 5,4. D. 4,5. CÂU 18: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. CÂU 19: Công thức phân tử của triolein là A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. D. C54H110O6. CÂU 20: Cho các chất: HCOO-CH3, CH3-COOH, CH3-COOCH=CH2, CH3-CH2-CHO. Số chất trong dãy thuộc loại este là A. 4 B. 3. C. 2. D. 1. CÂU 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được a(g) hỗn hợp muối. Giá trị của a là A. 2,845. B. 1,9625. C. 2,2975. D. 3,625. CÂU 22: Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO 2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH trong X là A. 20,72%. B. 50,00%. C. 34,33%. D. 51,11%. CÂU 23: Thủy phân hoàn toàn y gam este đơn chức, mạch hở X bằng dung dịch NaOH, thu được z gam muối. Biết X có tỉ khối hơi so với metan bằng 6,25 và y b). Hỗn hợp X gồm A. axit và este. B. hai este. C. axit và ancol. D. ancol và este.
  3. CÂU 25: Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là A. 20,95 gam. B. 16,76 gam. C. 12,57 gam. D. 8,38 gam. CÂU 26: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron. CÂU 27: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr. (b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư. (c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. CÂU 28: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (3) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo phức màu xanh lam. (4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag. (6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. CÂU 29: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 2,16 gam. B. 1,62 gam. C. 2,7 gam. D. 1,89 gam. CÂU 30: Cho hỗn hợp X gồm 0,5 mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH dẫn qua H2SO4 đặc nóng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các ete và anken. Cho Y vào dung dịch brom dư thì thấy có 1 mol Br2 đã tham gia phản ứng. Giá trị của m là: A. 44,3. B. 47. C. 43,4. D. 45,2. CÂU 31: Cho các phát biểu sau: - Các chất C2H5OH, CH3OH, C2H6, CH3CHO đều tạo ra trực tiếp CH3COOH bằng một phản ứng. - Anilin, phenol, toluen đều tác dụng với dung dịch brom. - Anđehit fomic, axetilen, glucozơ đều tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. - Các peptit đều tham gia phản ứng với Cu(OH)2. - Tất cả các dung dịch amin bậc I làm quỳ tím ngả sang màu xanh. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. CÂU 32: Cho các phương trình phản ứng: to (1) KMnO4 + HCl đặc  (2) Hg + S → to (3) F2 + H2O → (4) NH4Cl + NaNO2  to (5) Ca + H2O → (6) H2S + O2 dư  (7) SO2 + dung dịch Br2 → (8) Mg + dung dịch HCl → Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là
  4. A. 6. B. 4 . C. 7. D. 5. CÂU 33: Hỗn hợp X gồm 3 chất hữu cơ có cùng số mol, đều đơn chức (chứa 3 loại nhóm chức khác nhau), mạch hở và có công thức phân tử là CH 2O2, C2H4O2, C3H2O. Số mol AgNO3 phản ứng tối đa với 0,3 mol X trong dung dịch NH3 là A. 0,7. B. 0,6. C. 0,4. D. 0,5. CÂU 34: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch AlCl3. (b) Điện phân dung dịch CuSO4. (c) Điện phân nóng chảy NaCl (d) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng. (e) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (f) Nung nóng hỗn hợp chứa CuO, Ca và Fe(OH)3 (g) Cho luồng khí NH3 qua CuO nung nóng. (h) Nung nóng hỗn hợp bột Cr và Al2O3. Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là: A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. CÂU 35: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO 4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu và V lít hỗn hợp khí Z (đktc). Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của V là? A. 7,840. B. 6,272. C. 5,600. D. 6,720. CÂU 36: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa 0,05 mol Y và 0,12 mol este Z (CmH2mO2) trong oxi dư, thu được N 2 và 51,18 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,02 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 59,10. B. 23,64. C. 35,46. D. 47,28. CÂU 37: Hoà tan hết 8,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS 2 và FexOy vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,32 gam hỗn hợp khí NO và NO 2 +5 (là các sản phẩm khử duy nhất của N ) và dung dịch Y chỉ gồm các muối và HNO 3 còn dư. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,52 gam muối. Mặt khác, khi cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch Y, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 21,98 gam chất rắn. Dung dịch Y hoà tan được tối đa t mol Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của t là: A. 0,0575 B. 0,0675 C. 0,0475 D. 0,0745 CÂU 38: Hỗn hợp A gồm ankan X, anken Y, amin no hai chức mạch hở Z. Tỉ khối của A so với H2 bằng 385/29. Đốt cháy hoàn toàn 6,496 lít A thu được 9,632 lít CO 2 và 0,896 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Phần trăm khối lượng của anken có trong A gần nhất với: A. 21,4% B. 27,3% C. 24,6% D. 18,8% CÂU 39: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al 4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, khi hết V lít hoặc 2V lít thì đều thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 13,26. B. 14,04. C. 15,60. D. 14,82. CÂU 40: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic đơn chức X, axit cacboxylic hai chức Y (X và Y đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức Z, T thuộc cùng dãy đồng đẳng, liên tiếp (MZ < MT). Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 1,3 mol CO2 và 1,5 mol H2O. Mặt khác, thực
  5. hiện phản ứng este hóa m gam E (giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%), thu được 33,6 gam sản phẩm hữu cơ chỉ chứa este. Phần trăm khối lượng của T trong hỗn hợp E gần giá trị nào nhất sau đây? A. 12%. B. 10%. C. 21%. D. 26%. HẾT