Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Đồng (Có ma trận và đáp án)

doc 6 trang thungat 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Đồng (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_tru.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phúc Đồng (Có ma trận và đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút - Ngày thi : / /2020 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Nắm vững những kiến thức môn Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn lớp 9 chủ yếu là học kì I và đầu HK2 để đọc hiểu văn bản. - Nắm được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản /đoạn trích ngoài SGK. - Biết cách đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học, nghị luận xã hội. - Kĩ năng làm bài tập về tiếng Việt: Tác dụng của dấu câu, 3. Thái độ - Bồi dưỡng ý thức, thái độ nghiêm túc, tự chủ khi làm bài kiểm tra. - Bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương đất nước, tình yêu tiếng việt. Nâng niu trân trọng vẻ đẹp cuộc sống và tâm hồn con người. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản nghị luận. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực cảm thụ thẩm mĩ II. HÌNH THỨC THỰC HIỆN 1. Hình thức: Tự luận. 2. Thời gian: 120 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
  2. Cấp độ Nhận Thông hiểu Vận dụng Cộng biết Tự luận Chủ đề Tự luận Thấp Cao Chủ đề 1: - Xác - Lý giải vì sao lại xác định phương thức biểu ĐỌC HIỂU định đạt như vậy. VĂN BẢN phương - Nêu những thông (Ngữ liệu là 1 điệp được tác giả gửi thức biểu gắm trong đoạn trích. đoạn trong 1 đạt - Tác dụng của dấu văn bản ngoài ( ) trong đoạn trích. - Xác định kiểu câu chương trình phân loại theo cấu tạo Ngữ văn THCS) và lí giải vì sao lại xác định như vậy. Số câu. 1/2 3,5 4 câu số điểm: 0,25 2,75 3.0 đ tỉ lệ % 2,5% 27,5 % 30 % Chủ đề 2 : Từ văn bản ở LÀM VĂN phần I và những 1. 1. Nghị luận hiểu biết xã hội, Xã hội viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về những việc cần làm của thế hệ trẻ để chuẩn bị hành trang bước vào tương lai. Số câu. 1 1 câu số điểm: 2,5 2.5 đ tỉ lệ % 25% 25 % 2. Nghị luận Viết đoạn văn văn học khoảng 15 câu - Bài thơ về tiểu theo cách lập luận đội xe không quy nạp làm rõ vẻ kính. đẹp và sức mạnh của tình đồng đội của những người lính lái xe được thể hiện trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phủ định Số câu. 1 1 câu số điểm: 4,5 4,5 đ tỉ lệ % 45 % 45 % Tổng số câu ½ 3,5 1 1 6 Số điểm 0.25 2,75 4,5 2,5 10 Tỉ lệ % 2,5% 27,5% 45% 25% 100%
  3. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI THỬ VÀO 10 THPT TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: / /2020 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thầy muốn nhắn nhủ với các em rằng: Biển học là mênh mông, trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là vùng biển gần bờ mà thôi. Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp. [ ] Trong những năm học vừa qua, rất nhiều em học sinh đã tham gia đội thanh niên tình nguyện để làm những công việc khác nhau, từ việc nhỏ đến việc lớn Chẳng hạn, họ làm vệ sinh các phòng ốc, sơn mới các bức tường, sửa chữa nhà ăn Qua đó, họ đã thu hoạch được những bài học quý giá cho mình: họ biết tìm hiểu công việc và hỗ trợ lẫn nhau, biết cải tiến kĩ năng lao động. Qua những công việc mang tính phục vụ cộng đồng như vậy, mỗi cá nhân cảm thấy gắn bó và hòa đồng với tập thể của mình hơn và thương yêu nhau hơn Thầy thấy những bài học như thế không có hoặc ít có trong các tiết học Toán, Lý, Tiếng Anh hay Sinh, Sử (Trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương phần Lễ khai giảng trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, theo VNEXPRESS, ngày 06/09/2015). Câu 1. Nêu những thông điệp được tác giả gửi gắm trong đoạn trích? Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì? Tại sao em lại xác định như vậy? Câu 3. Nêu tác dụng của dấu ba chấm được sử dụng trong đoạn văn thứ hai của văn bản? Câu 4. Xét về mặt cấu tạo, câu văn: “Nền giáo dục của chúng ta đang bắt đầu đổi mới theo xu hướng tiến bộ hơn, tích cực hơn, theo đó học sinh muốn thành đạt thì ngoài kiến thức sách vở, họ còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, họ cần phải được trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất và những đạo đức tốt đẹp.” thuộc kiểu câu gì? Tại sao? Phần II. LÀM VĂN (7 điểm): Câu 1. Từ văn bản trích bài phát biểu của thầy Văn Như Cương phần Lễ khai giảng trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội (ở phần I) và những hiểu biết xã hội, theo em để chuẩn bị hành trang bước vào tương lai, mỗi người trẻ Việt Nam ngày nay cần làm những gì? Hãy bày tỏ suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn có độ dài khoảng một trang giấy thi. Câu 2. Nằm trong chùm thơ được giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng đội của những người lính lái xe được thể hiện trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phủ định ( xác định và chú thích ). .Hết Ghi chú: Điểm phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (0,5 điểm); 3 (0,5 điểm); 4 (1,0 điểm) Điểm phần II: 1 (2,5 điểm); 2 (4,5 điểm)
  4. UBND QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG VÀO 10 THPT -MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: / /2020- Thời gian: 120 phút Phần I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm): Câu NỘI DUNG Điểm Câu 1 HS nêu được những thông điệp được tác giả gửi gắm trong đoạn trích: 1,0 điểm - Ngoài kiến thức sách vở, chúng ta còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ 0,5 năng sống. - Cần gắn bó, hòa đồng với tập thể của mình hơn và thương yêu nhau hơn. 0,5 Câu 2 - Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận 0,25 0,5 điểm - Vì: + Nó được viết ra nhằm xác lập cho người đọc một tư tưởng, quan điểm 0,25 (ngoài kiến thức sách vở, con người còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện). + Để làm rõ quan điểm đó, tác giả có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. (HS thiếu một trong hai nguyên nhân, GV không cho điểm) Câu 3 Tác dụng của dấu ba chấm được sử dụng trong đoạn văn thứ hai của văn bản: 0,5 0,5 điểm tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. Câu 4 - Xét về mặt cấu tạo, câu văn trên là câu ghép. 0,5 1,0 điểm - Vì: + Nó có hai cụm C – V, không bao chứa nhau. 0,25 + Mỗi cụm C - V của câu này có dạng một câu đơn và được gọi chung là 0,25 một vế của câu ghép. Phần II. Làm văn (7 điểm): Câu NỘI DUNG Điểm Câu 1 - Nội dung: HS có thể trình bày ý kiến khác nhau. Sau đây là gợi ý: 2,0 2,5 điểm +Dẫn dắt và nêu vấn đề; đánh giá của bản thân về vấn đề. 0,25 +Giải thích: “hành trang”: đồ dùng, các thứ trang bị cần mang theo khi đi xa. 0,25 Ở đây dùng với nghĩa là chuẩn bị tri thức, kĩ năng, phẩm chất, cho những năm tháng phía trước cuộc đời mỗi con người và tương lai đất nước. +Những việc người trẻ cần chuẩn bị: 1,0 →Về thể chất: luyện tập thể dục thể thao; ăn uống điều độ, hợp lý để có sức khỏe tốt. →Về tri thức: ▪Nắm chắc kiến thức cơ bản các môn trong SGK. tiếp thu, tích lũy vốn kiến thức toàn diện; không ngừng cập nhật những kiến thức về khoa học kĩ thuật, công nghệ tiến bộ trên thế giới. → Về phẩm chất: ▪ Phát huy điểm mạnh của người Việt Nam: thông minh, cần cù, chăm chỉ, đoàn kết, ; chấm dứt những hạn chế: tính đố kị, kì thị; sùng ngoại; nặng lý thuyết, sách vở; thiếu tỉ mỉ trong công việc; hành động theo cảm tính, không có kế hoạch cụ thể, ▪ Có tính kỷ luật trong học tập và công việc. ▪ Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; kiên cường không ngại khó, ngại khổ, → Về kĩ năng:thành thạo kĩ năng xã hội, kĩ năng sống:
  5. ▪ Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, phương pháp thực hiện mục tiêu một cách cụ thể. ▪ Kĩ năng học tập: phát huy tính sáng tạo trong học tập, rèn luyện; tránh học chay, học vẹt, học lệch; trau dồi, nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. 0,5 ▪ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử: tự tin, mạnh dạn, chủ động thuyết trình, giao tiếp, 0,5 xử lí tình huống đa dạng, ▪ Các kĩ năng khác: hoạt động nhóm, phản xạ, +Liên hệ bản thân - Hình thức: đảm bảo dung lượng một trang giấy thi, đúng yêu cầu về hình thức của đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt lưu loát, sắp xếp ý mạch lạc, các ý lo gic. Câu 2 - Nội dung: biết bám sát ngữ liệu và khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật 2,5 4,5 điểm (từ ngữ, hình ảnh, nhịp thơ, biện pháp tu từ, ) để làm rõ vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng đội: +Vẻ đẹp của tình đồng đội: 1,5 →Hoàn cảnh nảy sinh tình đồng đội: từ trong bom rơi, đạn nổ, tiểu đội xe không kính đã gắn bó, chia sẻ với nhau mọi khó khăn, gian khổ của cuộc chiến đấu. →Biểu hiện của tình đồng đội: qua những cái bắt tay vội vàng mà tếu táo, tinh nghịch nhưng ấm tình đồng đội trên đường hành quân qua ô cửa kính vỡ; qua những lúc dừng chân ngắn ngủi, quây quần bên bếp Hoàng Cầm, bên mâm cơm hội ngộ thân mật, chỉ cần “chung bát đũa” mà như trở thành ruột thịt 1,0 trong gia đình. +Sức mạnh của tình đồng đội: → Chính tình đồng đội đã tiếp thêm sức mạnh cho đoàn xe tiếp tục lăn bánh dù phía trước còn nhiều khó khăn. → Chính tình đồng đội khiến các anh phơi phới niềm tin và niềm lạc quan. *Nếu HS chỉ diễn xuôi lại khổ thơ mà không chú ý khai thác các tín hiệu nghệ 2,0 thuật, GV không cho quá 1,0 điểm. 0,5 - Hình thức: +Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi 0,5 chính tả, ngữ pháp. 0,5 +Đúng đoạn văn theo lập luận quy nạp 0,5 +Sử dụng đúng và gạch chân lời dẫn trực tiếp + Sử dụng đúng và gạch chân câu phủ định BAN GIÁM HIỆU TM. NHÓM VĂN 9 Tổ/Nhóm trưởng Nguyễn Thị Bích Hồng Nguyễn Thị Thắm